Ăn chay để giảm đi sự nóng lên toàn cầu


Giảm tiêu thụ thịt và ăn nhiều rau củ quả sẽ giúp thế giới giảm được hàng triệu cái chết mỗi năm (tính đến năm 2050), giúp hạ giảm các khí và chất thải gây ra sự nóng dần lên của trái đất và giúp tiết kiệm hàng tỷ đô la cho chi phí chăm sóc sức khỏe và những phá hủy gây ra do biến đổi khí hậu. Đây là khẳng định của các nhà nghiên cứu.

Một nghiên cứu gần đây đăng trên ấn phẩm của Viện Khoa học Quốc gia Anh quốc đã đưa ra dự báo về tác động tích cực của chế độ ăn ít thịt hoặc kiêng thịt hoàn toàn, ăn nhiều rau củ quả đối với sức khỏe con người và biến đổi khí hậu.

ăn chay de giảm đi sự nóng lên tòa cầuĂn chay bảo hộ tự thân và toàn cầu

“Chúng tôi không kỳ vọng ai ai cũng ăn chay nhưng nếu ăn chay, bạn sẽ sống thọ hơn và giúp giảm thiểu diễn tiến của biến đổi khí hậu”, theo tác giả nghiên cứu Marco Springmann – Đại học Oxford. “Những gì chúng ta ăn mỗi ngày đều có ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nhân mình và ‘sức khỏe’ của môi trường trên toàn thế giới này.”

Nghiên cứu phát họa kịch bản về tác động của các chế độ ăn khác nhau lên sức khỏe và tác động của biến đổi khí hậu. Ăn chay theo Hướng dẫn Quốc tế về Ăn chay có thể làm giảm được 5,1 triệu cái chết mỗi năm (tính đến năm 2050) nếu ăn thịt ở mức giới hạn, giảm được 8,1 triệu ca tử vong nếu ăn chay hoàn toàn, không trứng và không sữa.

Đối với khí quyển, khi ăn chay sẽ giảm được sự thải xuất các loại khí và chất thải có liên quan đến thực phẩm (chăn nuôi, chế biến,…) khoảng 29%, 63% và 70% tùy vào chế độ ăn kiêng hay ăn chay hoàn toàn.

Theo nghiên cứu này, sự chuyển dịch trong chế độ ăn giúp tiết kiệm khoảng 700 tỷ đến 1 triệu tỷ đô la mỗi năm cho chi phí chăm sóc sức khỏe, cho viện phí không được chi trả và những ngày nghỉ bệnh. Song song đó, lợi ích kinh tế cũng được tiết kiệm khoảng 570 tỷ đô la cho chi phí xử lý các khí thải, chất thải gây hiệu ứng nhà kính.

Theo đó, 3/4 các lợi ích này có thể đạt được ở các quốc gia đang phát triển mặc dù tác động của từng cá nhân sẽ là cực đại ở các nước đã phát triển do tỷ lệ tiêu thụ thịt cao và do béo phì ở các quốc gia này.

Các nhà nghiên cứu còn cho biết thiêm rằng giá trị kinh tế của việc cải thiện sức khỏe cũng đáng kể và thậm chí sẽ lớn hơn giá trị đạt được từ ngăn chặn sự phá hủy của biến đổi khí hậu.

Nghiên cứu tiếp cận và xem xét sự khác biệt của các vùng trên thế giới nhằm xác định sự can thiệp thích hợp nhất đối với việc sản xuất và tiêu thụ thực phẩm, Springmann cho biết thêm.

Ví dụ, hạ giảm tiêu thụ thịt đỏ sẽ mang lại lợi ích cao nhất cho vùng Đông Á, phương Tây và vùng Châu Mỹ Latin; trong khi đó, tăng cường hấp thu rau củ quả sẽ là nhân tố lớn nhất giúp giảm tử vong ở Nam Á và tiểu vùng Sahara Châu Phi.

Lượng calori hấp thu giảm xuống giúp giảm tỷ lệ người thừa cân. Điều này đóng vai trò quan trọng trong cải thiện sức khỏe cho người dân vùng Đông Địa Trung Hải, Châu Mỹ Latin và các quốc gia phương Tây – cũng theo nghiên cứu này.

Tuy nhiên, sự dịch chuyển và thay đổi này không dễ thực hiện. Theo hướng dẫn thì cần tăng lên 25% lượng rau củ quả hấp thu toàn cầu và cắt giảm 56% hấp thu thịt đỏ thì mới đạt được kết quả sức khỏe và giảm diễn tiến của biến đổi khí hậu như mong muốn.

Nhìn chung, con người cần giảm 15% calori hấp thu vào cơ thể.

Trần Trọng Hiếu

Theo Reuters