Buông” là một loại trí tuệ, biết “buông” mới sống được vui vẻ hạnh phúc!
Trong lòng không thiếu thốn thì gọi là “phú”, được người khác cần đến, thì gọi là “quý”. Vui mừng sảng khoái không phải là một loại tính cách mà là một loại năng lượng. Cách tháo gỡ phiền muộn tốt nhất chính là quên phiền muộn.
không loạn, không bị vây khốn bởi tình, không sợ tương lai, không nhớ nhung quá khứ. Đây là cách sống của bậc trí giả.
Đời người phải biết điểm dừng mới vui. Vui không thể vui hết mức bởi vì người xưa có câu: “Vui quá hóa buồn”. Ham muốn không thể phóng túng bởi vì phóng túng sẽ tạo thành tai họa.
Làm người không nên quá khắt khe, làm việc không cần quá cầu hoàn mỹ, niềm vui không thể hưởng hết, đối nhân xử thế nên hiểu được chừng mực. Khoan dung đối với người khác chính là cho bản thân mình một phần linh động, một đường lùi.
Con người sở dĩ sống không vui, không hạnh phúc là có nguyên nhân bởi vì 3 thói quen chủ yếu sau đây:
1. Quen phóng đại hạnh phúc của người khác.
2. Quen phóng đại nỗi khổ của bản thân mình.
3. Quen mang nỗi khổ của bản thân mình ra so sánh với nỗi khổ của những người khác, đem khuyết điểm của mình ra so sánh với ưu điểm của người khác.
Điều đáng sợ nhất trên thế gian chính là đánh mất đi lý trí của bản thân, vì khi đánh mất lý trí thì hậu quả khôn lường.
Gương mặt khó coi nhất chính là gương mặt khi tức giận, bởi vì ai cũng không thoải mái khi nhìn thấy bộ mặt như vậy. Điều khiến người khác chán ghét nhất cũng chính là gương mặt khó coi, nó còn khiến người khác khó chịu hơn là một lời trách mắng.
Người ta có thể “buông” là bởi vì người ta nhìn thấy bản thân cao hơn sự tình, cho nên quyết định “buông” sự tình đó. Người xưa nói rằng: “Người hiểu được ‘buông’ ấy chính là bậc trí giả, còn người chỉ biết ‘buông tha’ thì chính là kẻ ngốc!”.
Vũ Dũng S.T