Cần có quy phạm của Lễ


Câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”phố biến ở hầu hết các cơ sở giáo dục nước ta,từ mẫu giáo (chưa dạy chữ) đến cấp tiểu học, trung học và đại học cho thấy tầm quan trọng của việc học lễ. Thế nhưng,tương phản với việc “học văn” vốn có nội dung phong phú, cụ thể về mặt ý nghĩa, thì “học lễ”hầu như bị rỗng ruột. “Học lễ” không chỉ thiếu một cách trầm trọng, mà còn chưa khu biệt, thậm chí bị nhập nhằng với những môn học có liên quan, như Đạo đức, Quân sự, Giáo dục Công dân…Vào thời kỳ phong kiến, lễ đứng đầu trong sáu môn học bắt buộc gọi là lục nghệ, bao gồm: lễ, nhạc, xạ,ngự, thư, số. Theo đó, lễ bao gồm những quy phạm trong hành vi ứng xử giữa người với người. Trong xã hội có phân chia đẳng cấp, lễ chỉ ra tính khác biệt giữa các thành phần, thân phận. Mỗi người tùy thân phận,đẳng cấp của mình mà vận dụng những nguyên tắc mang tính quy phạm vào hoạt động ứng xử, phục vụ nhu cầu giao tiếp. Ngày nay, nội dung “học lễ”đã bị rút ruột và chỉ còn sót lại vỏ khái niệm tồn tại dưới dạng“biểu ngữ”. Học sinh có khi bị coi là vô lễ nếu làm trái ý người lớn, thầy cô. Trên thực tế, lễ đã không được bảo

lưu với đầy đủ ý nghĩa, nội dung, quy phạm và kỹ năng đi kèm. Việc quy kết cá nhân vào hành vi “vô lễ” hoàntoàn dựa trên phán xét chủ quan hoặc thiếu nội hàm lấy làm căn cứ. Chính vì lý do đó, câu khẩu hiệu “Tiênhọc lễ, hậu học văn” xuất hiện ở các trường học trởt hành biểu ngữ nhằm mục đích trang sức hơn là tiêuchí hay tôn chỉ định hướng cho việc dạy và học.Cũng vào triều đại phong kiến, Nội các Chính phủ có thiết lập Bộ Lễ. Trong Bộ Lễ lại có chức quan Phụng Lễ lang chuyên chủ trì, chỉ đạo, tổ chức thực hiện cáchoạt động, sự kiện cấp quốc gia. Ngày nay, mỗi dịp tổ chức sự kiện, chúng ta thường giao phó cho hoạt động dịch vụ hoặc tổ chức nào đó đứng ra đăng cai, thực hiện dựa trên kịch bản được thiết kế, soạn sẵn với trình độ đạt tới cấp độ tùy tiện. Tâm điểm của một quốc gia mệnh danh bốn ngàn năm văn hiến nằm ở nền vănhóa trọng Lễ. Song, cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thì chúng ta hoàn toàn chưa thiết lập được quy phạm cho những chuẩn mựct rong quan hệ ứng xử. Nhiều nội dung về Lễ chủ yếu dùng vào việc uốn nắn hành vi cho trẻ nhỏ chứ chưa trở thành hệ giá trị chung cho toàn thể cộng đồng,đồng thời có khả năng tham gia vào hành vi ứng xử suốt cuộc đời. Chẳng hạn như đi hỏi, về chào, gọi dạ,bảo vâng, hay ăn trông nồi, ngồi trông hướng, nhường nhịn, hiếu thảo… mỗi người tùy cảnh huống, cũng như kiến văn của mình mà ứng xử. Đứng ở góc độ coi lễ như những hành vi ứng xử tối thiểu trong giao tiếp,kỹ năng trên đã hoàn tất ở cấp mẫu giáo. Còn hiểu việc học lễ một cách rộng lớn, có khả năng đối trọng với học văn thì đa số học sinh, kể cả thầy cô đều có nguy cơ “mất dạy” ngay tại nhà trường.Ăn vốn là một nhu cầu cơ bản. Xưa nay chúng ta được dạy:“ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Trên thực tế,cái nồi đã tách ra khỏi bàn ăn trong gia đình của cư dân đô thị. Vì thế, nội hàm câu nói trên đã bị tước mất giá trị hiện hữu. Đi kèm với ăn bao gồm hàng loạt lễ thức, nghi thức, hành vi quy định phẩm chất từng tộc người cũng không được duy trì. Trong nhiều ngày lễ truyền thống,như Nguyên đán, Nguyên tiêu, Thanh minh, Đoan ngọ,Vu-lan, Trung thu, Trừ tịch… ngoại trừ hoạt động diễn ra tại cơ sở tín ngưỡng, còn nơi bá tánh chủ yếu bảo lưu tập tục ăn, uống nhân ngày lễ. Trên thị trường, các quán ăn tiếp tục biến đổi chỉ quan tâm tới ăn gì, chứ nội dung ăn như thế nào đã trở nên mơ hồ và đẩy dạng thức văn hóa này đến chỗ tù mù, không có chuẩn mực.Quy phạm nội dung học lễ thông qua chuẩn mực hành vi ứng xử là một con đường dài đã bị đứt gãy trên thực tế. Nhiều doanh nghiệp đứng trước nhu cầu hợp tác kinh tế với đối tác nước ngoài đã đem văn hóa ứng xử ngoại lai vào nước ta, từ công nghệ hiện đại cho đến chuẩn tắc ứng xử, đặc biệt ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản. Qua đó mới thấy nước ta thiếu đến tội nghiệp những biểu hiện văn hóa trong quan hệ ứng xử. Ngay như việc chào hỏi, ta cũng chẳng biết người Việt Nam phải thể hiện như thế nào? Vì nộidung này chưa từng được dạy, huấn luyện, thực hànhvà thường xuyên biểu hiện trên đời sống. Trước nhu cầu giao lưu, ta càng nhận thấy mình khiếm khuyết,thiếu thốn những giá trị làm nên sự khác biệt. Công cuộc cải cách thủ tục hành chính hầu như chỉ dừng lại ở thay đổi về nhận thức, thái độ, tác phong, quy trình thủ tục… mà chưa tiến tới xác lập chuẩn mực mang giá trị văn hóa làm cơ sở cho việc triển khai tác phong công sở. Với vị thế “La-hán” của giới công chức, lẽ ra bộ phận này phải tham gia vào chuỗi giá trị làm nên tính khác biệt, sự ưu việt có khả năng cảm hóa, biến đổi văn hóa đại chúng, tạo hình mẫu đại diện cho thời đại, có sức lan tỏa, ảnh hưởng tới xã hội. Thế nhưng, đây lại là nơi chậm đổi mới, trì trệ đến mức bị quy hoạch vào vùng phải tiến hành cải cách.Trong quá trình biến đổi xã hội, nhiều giá trị mới được tiếp nhận, cũng có những nội dung đã chuyển hóa cần định dạng lại, học lễ là một trong những dạng thức như thế. Để xứng tầm của một quốc gia văn hiến,cũng như tôn chỉ mà chúng ta khao khát được biểu hiện, học lễ cần được những nhà làm giáo dục, thiết kế chương trình nghiêm túc nhìn nhận lại, coi đâynhư một nội dung tiên quyết (Tiên học lễ) đang còn khiếm khuyết và ảnh hưởng đến những nội dung khác.Quá trình suy thoái đạo đức có những nhân tố lịch sử,nhưng cội rễ khởi đầu từ giáo dục và kết thúc ở văn hóa. Môn đạo đức phải được lồng ghép, tham gia vàonội dung học lễ, làm cho những chuẩn mực ứng xử đồng hiện cùng cuộc sống. Quá trình phai mờ những giá trị đạo đức theo thời gian không được định dạng lại sẽ nhường chỗ cho những khái niệm đã mất nội dung khiến cho bài học đạo đức xa rời ý nghĩa, mục đích học làm người. Trước sự du nhập các trào lưu văn hóa ngoại lai thông qua giao lưu trực tiếp hoặc gián tiếpcho ta thấy những ứng xử bất nhất, ngô nghê, thiếu nhất quán trong cách thể hiện làm cho bản sắc văn hóa người Việt mờ nhạt. Báo chí, truyền hình, internet là những kênh chủ đạo đặt ta vào bối cảnh đối sánh để nhìn lại mình. Chúng đã phá tan giấc mộng hồn nhiên để đưa đất nước lên cán cân so sánh với các nền văn hóa khác. Nguy cơ hòa tan không nằm ở chỗ kẻ khác mạnh hơn, mà chính ở khoảng trống hư vô, nghèo nàn về những giá trị làm nên tính khác biệt. Từ chỗ không tạo ra những giá trị riêng biệt đó, ta dễ rơi vào cảnh huống bị đồng hóa hoặc hòa tan vào lòng thế giới đang giãn nở theo chiều biến hóa của mình.

Lê Hải Đăng

(Theo tạp chí VHPGVN)