Con cháu có hưởng được PHÚ QUÝ, GIÀU SANG hay không do ÂM ĐỨC của tổ tiên


“Một lần, trời đổ mưa rất lâu, nước lũ dâng cao, thế nước cuồn cuộn tràn xuống, các nhà dân đều bị lũ cuốn trôi, nhiều người bị chết đuối theo dòng nước lũ mà trôi dạt xuống hạ lưu. Những người lái đò khác đều đi vớt của cải trôi nổi trên mặt nước, riêng ông cố và ông nội của Thiếu sư một lòng đi cứu vớt nạn nhân bị nước cuốn tới, còn tài vật thì không hề động đến một món, dân làng đều cười thầm họ là đồ ngốc.

 

Đến khi cha của Thiếu sư chào đời, gia đình cũng dần dần sung túc hẳn lên. Có một vị Thần tiên hóa thành một vị Đạo sĩ đến nói với cha của Thiếu sư rằng: “Ông nội và cha của cậu đều đã tích được rất nhiều âm đức, hết thảy con cháu đều sẽ được làm quan lớn, phát đại tài. Cậu nên an táng cha của cậu tại nơi đó nơi đó.” Cha của Thiếu sư nghe xong, liền theo lời chỉ dẫn của vị Đạo sĩ mà chôn cất ông nội và cha ở tại vị trí ấy. Ngôi mộ này chính là mộ Bách Thố mà ngày nay mọi người đều biết đến.

Về sau Thiếu sư chào đời, 20 tuổi thi đỗ tiến sĩ, rồi liên tục làm quan, làm đến chức Tam công, Hoàng đế còn truy phong chức quan tương tự cho ông cố, ông nội và cha của Thiếu sư. Hơn nữa, con cháu đời sau của Thiếu sư đều vô cùng hưng vượng, mãi đến tận bây giờ vẫn còn có rất nhiều người hiền tài.”

Trong “Kinh Dịch” có giảng: “Những nhà tích thiện, ắt có phúc dư; những nhà không tích thiện, ắt có họa dư”. Gia đình chỉ cần tích âm đức, đời sau con cháu nhất định sẽ hưng vượng giàu sang. Gia đình làm chuyện đại ác, nhất định mang họa cho con cháu. Đây là thiên lý thiện ác hữu báo cho con người.

“Âm đức” là tinh hoa của văn hóa truyền thống, là thể hiện tâm tín Phật hướng thiện, kính sợ Thần linh, tin vào “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”.

Người phương Đông quan niệm, nếu tích lũy nhiều âm đức vừa bù đắp được những thất đức của mình cùng các đời trước lỡ tạo ra trong quá khứ, còn lại cho con cháu hưởng thu. Ngôn ngữ dân gian cũng phát biểu nôm na: “Trồng cây đức để con ăn”…

Âm đức là làm việc tốt mà không để cho người khác biết, hay lặng lẽ đi làm, đây gọi là âm đức. Âm đức thì quả báo dày. Những việc làm như chăm sóc người gặp nạn, che chở người bị truy đổi hãm hại, cứu giúp kẻ khó khăn, đóng góp xây cầu,… đều được xem là những việc làm tích luỹ âm đức.