Đây là 10 điều tiếc nuối của 1000 người trước khi chết
Không làm việc mình yêu thích
“Cuộc đời này quá ngắn ngủi!” – Đó chính là lời cảm thán mà người ta hay nói nhất vào những phút cuối cùng của đời mình.
Trên đường đời có rất nhiều ngã rẽ, mà cuộc sống lại quá ngắn ngủ. Vì vậy, đừng ngần ngại tìm lối đi cho riêng mình, cũng đừng vì quan điểm của người khác mà ép bản thân phải đi lại con đường của họ.
Muốn yêu ai, hãy lấy hết can đảm theo đuổi người đó; muốn học chuyên ngành gì, đừng ngần ngại viết tên ngành đó lên giấy đăng ký nguyện vọng; muốn đi tới một chân trời mới, đừng lo sợ trước những rào cản về địa lý, văn hóa, kinh tế…
Cuộc đời giống như một chuyến du dành, bạn đã và đang tham gia vào chuyến hành trình ấy, không đi tới tận cùng chẳng phải là điều rất đáng tiếc hay sao?
Chờ thời điểm “hoàn hảo”
“Thời điểm hoàn hảo” là một điều viễn vông! Đó không phải là lý do để biện minh cho những lúc bạn không hành động ngay lập tức – như việc chờ đợi để đi du lịch thế giới trong khi bạn còn đang nợ nần chồng chất. Nói chung, hiện tại là tất cả những gì chúng ta đang có, vì thế hãy thực hiện mục tiêu của bạn ngay từ bây giờ. Tương lai phía trước không ai trong chúng ta có thể đảm bảo được.
Cả đời cắn rứt vì sai lầm
Suy cho cùng, con người cũng không phải thánh nhân, liệu có ai chưa từng làm điều lầm lỗi. Bởi vậy, nào có ai từng sống cả đời mà chưa từng phạm phải một sai lầm nào.
Dẫu có là đệ tử nhà Phật, luôn mang trong mình tâm niệm không sát sinh, nhưng đi trên đường cũng khó tránh được việc giẫm phải một con kiến.
Nếu vì sinh tồn mà làm “việc xấu”, hơn nữa việc đó chưa tổn hại tới nguyên tắc làm người thì lỗi lầm ấy ít nhiều có thể tha thứ, thông cảm.
Vì vậy, thay vì sống trong mặc cảm tội lỗi mỗi khi hành động sai trái, chi bằng tìm cách chuộc lỗi, thành khẩn thay đổi bản thân để không tái phạm, sau đó tiếp tục hướng về một tương lai tương sáng, đó chẳng phải là điều tốt hay sao?
Không coi trọng sức khỏe của bản thân
Đây là lỗi mà hầu hết ai trong số chúng ta đều mắc phải. Chắc hẳn bạn sẽ chẳng bao giờ quan tâm đến sức khỏe của mình cho đến khi bị cảm cúm phải không? Lúc đó, có thể bạn mới bắt đầu nghĩ rằng “Tại sao mình lại không chăm sóc bản thân những lúc có sức khỏe tốt?“. Chính vì vậy, hãy tự chăm sóc bản thân, không chỉ những lúc ốm đau.
Chưa tận tâm tận lực giúp đỡ người khác
Sự vô tâm bắt nguồn từ sự lạnh lùng cố hữu trong tâm can hoặc tâm lý sợ hãi đang tồn tại trong không ít người. Vì thế, họ thậm chí “không dám” làm người lương thiện.
Kỳ thực, người lương thiện ngay cả lúc bị thiệt cũng rất ít khi cảm thấy hối hận. Bởi việc sống và hành động đúng với lòng mình mang lại cho họ sự thanh thản, an tâm. Đó cũng là “món quà” mà sự lương thiện trả ơn cho những con người ấy.
Không phải cứ vô tâm, tìm cách lánh đời là sẽ có được bình yên. Sự an yên thực sự chỉ tồn tại khi bạn làm đúng với lương tâm, khi con tim và hành động của bạn trở thành “người lương thiện”.
Không dám mạo hiểm
Đây là một điều khó khăn đối với rất nhiều người. Tuy nhiên, việc chấp nhận rủi ro có hai loại: rủi ro có tính toán trước và rủi ro không tính toán. Hãy đánh liều với những rủi ro đã được tính toán. Hãy nghĩ về những lợi ích, những điều phải trải qua và đưa ra quyết định sáng suốt. Nhớ rằng: “Mạo hiểm có thể giúp bạn thành công”.
Tin tưởng bản thân thái quá
Hiếm có ai chưa từng trải qua những giây phút tự mãn, kiêu căng, tự cho mình là nhất và tin rằng bản thân sẽ không bao giờ hối hận về điều mình làm.
Sự tự phụ nhìn qua có vẻ rất giống với tự tin, nhưng kỳ thực đó lại là “biến thể” của tự tin ở một mức độ thái quá và mù quáng.
Trong cuộc đời, luôn có vô số người giỏi hơn ta, suy nghĩ cẩn trọng hơn ta, hành động tốt hơn ta ở nhiều lĩnh vực khác. Nghe nhiều thêm một câu, nghĩ nhiều thêm một giây, thu mình lại thêm một chút sẽ giúp bạn tránh được nhiều nguy cơ thất bại.
Không làm cho những người thân yêu của bạn vui vẻ
Điều này chắc hẳn nhiều người trong số chúng ta có thể đã nhận ra. Những người thân yêu là những người quan trọng nhất trong cuộc đời của chúng ta hay chí ít họ nên được đối xử tốt. Vì vậy, hãy luôn vui vẻ và đối xử thật tốt với họ.
Dành hầu hết thời gian cho công việc
Không biết từ bao giờ, tiền tài, của cải, danh vọng, sự nghiệp đã trở thành guồng quay chi phối cuộc sống của chúng ta, thậm chí còn biến thành những “thước đo” của thành công, hạnh phúc.
Bởi vậy, có không ít người đang “đốt” thanh xuân của mình bằng cách vùi đầu vào công việc. Vì đổ dồn quá nhiều thời gian vào công việc, họ thậm chí không thể yên ổn ăn một bữa cơm ngon, không thể thanh thản đi một chuyến nghỉ dưỡng, càng không thể chăm lo tốt cho bản thân, gia đình.
Đường đời vốn đã ngắn ngủi, nếu cứ sống vội, sống gấp, sống vì vật chất, vậy đó có thực sự là “cuộc sống” hay chỉ là những “cuộc đua” vô nghĩa?
Sống vội vã, không coi trọng những việc nhỏ nhặt
“Bận, bận, bận” dường như là chủ đề quen thuộc trong thế giới mà chúng ta đang sống hiện nay. Bận rộn không phải là không tốt. Nhưng đừng quá bận rộn mà không tập trung vào những điều quan trọng trong cuộc sống. Như câu châm ngôn “stop to smell the roses – hãy dừng lại để thưởng thức hương hoa hồng” – nghĩa là đừng nên làm việc quá vất vả, hãy nghỉ ngơi và tận hưởng cuộc sống.
(pntoday)
- PHẬN BIỆT CHÙA, TỊNH XÁ, THIỀN VIỆN, TỰ VIỆN, AM
- Ý thức Dân tộc của Thiền sư Tính Định thể hiện trong Kinh Nhân quả diễn âm
- Ni trưởng Thích Nữ Như Đức: Phải hiểu được mình là người xuất gia “tâm hình dị tục”
- HT.Thích Thanh Từ: Người tu phải dẹp bỏ tham sân si
- Đồng Nai: Đại lễ dâng y Kathina tại thiền viện Phước Sơn PL.2564