DỊCH PHỎNG VẤN SHANTUM SETH

2158

Nhắc đến Ấn Độ, ai cũng hiểu đây là nơi phát tích của Đạo Phật, nơi Đức Phật thành đạo, chuyển pháp luân và nhập Niết Bàn. Thế nhưng do những thăng trầm của lịch sử, ở Ấn Độ hiện nay, số lượng Phật tử chỉ còn khoảng 1% dân số. Phật giáo Ấn Độ đang được chấn hưng. Trong chuyến thăm Việt Nam cuối năm 2016, Thủ tướng Ấn Độ Modhi đã nói: “Phật giáo là con đường gắn kết hai quốc gia Việt Nam và Ấn Độ”. Phóng viên Thu Thùy phỏng vấn ông Shantum Seth - giám đốc Công ty tổ chức hành hương Theo dấu chân Phật, một Phật tử Ấn Độ có nhiều gắn kết với Phật giáo Việt Nam, người đang nỗ lực tham gia chấn hưng Phật giáo ở Ấn Độ - về nội dung này:

Ấn Độ đã bày tỏ sự quan tâm đối với việc chấn hưng Phật giáo. Vậy sự phát triển của Phật giáo hiện nay như thế nào?

Phật giáo tại Ấn Độ đã suy vong từ thế kỷ 12, do đó số lượng tín đồ Phật giáo giai đoạn đó rất ít ỏi, chỉ có vài chục ngàn người thôi, bây giờ thì đang tăng lên. Hiện tại có 25 triệu Phật tử, đó là một sự tăng trưởng rất quan trọng và đáng kể. Cộng đồng Phật giáo tại Ấn Độ phần lớn thuộc tầng lớp người nghèo, người dân tộc thiểu số. Coi Phật giáo Ấn Độ suy thoái là cách nhìn của một số Phật tử, còn tôi có một cái nhìn hoàn toàn khác. Nếu chúng ta đánh giá và nhìn nhận Phật giáo từ góc độ chủ nghĩa thế tục, trong tương tác  với xã hội, trong hoạt động nhập thế, có thể tham gia chính trị, xã hội, văn hóa..v..v. và những người Ấn Độ bây giờ người ta ít gọi đó là đạo Phật

 Phải chăng do nếp sống ăn sâu vào tiềm thức của người Ấn Độ nên Ấn Độ chính là nơi Đức Phật thành đạo?

Theo tôi, hãy nhìn nhận và đánh giá Phật giáo dưới một góc độ sâu sắc hơn, tôi tạm gọi đó là góc độ di truyền học. Phật giáo đã trở thành một cái gien di truyền có trong tâm thức của từng người Ấn Độ. Vấn đề là quần chúng ít khai thác tính di truyền này. Bây giờ cần phải khởi động chương trình đó để cho Phật giáo sinh động hơn, trở thành thực tại không thể phủ nhận của xã hội. Chúng tôi dấy khởi phong trào tu chánh niệm, giáo dục ở trong trường học. Mặc dù chúng tôi không gọi đó là Phật giáo, nhưng trên thực tế các hoạt động này tạo ý thức về đạo Phật, ghi tạo ý thức cộng đồng, nhận thức được tính năng và giá trị của Phật giáo trong cuộc sống thực tiễn. Đó là cách để người ta hiểu được đâu là chánh pháp, đâu là Phật pháp. Chúng tôi dạy Phật pháp bằng ngôn ngữ đời thường. Nếu gọi Phật giáo là môn tôn giáo thì đây là một tôn giáo khoa học, có giá trị thực tiễn cao.

Chuyến thăm Việt Nam tháng 9/2016 của Thủ tướng Ấn Độ Modhi có tác động như thế nào đến việc kết nối Phật giáo giữa hai nước?

Tôi có một nhân duyên rất tốt đẹp đối với Việt Nam vì thầy tinh thần của tôi là người Việt Nam - Thiền sư Nhất Hạnh. Ngài rất am hiểu văn hóa và đạo Phật Việt Nam nên tôi đã được hiểu về Việt Nam rất nhiều. Ngoài ra tôi có nhiều bạn bè người Việt mà thông qua họ tôi hiểu thêm về đất nước, con người và Phật giáo Việt Nam. Chúng ta cần lưu tâm là Phật giáo Ấn Độ truyền vào Việt Nam trước Phật giáo Trung Quốc, với Thiền sư Khương Tăng Hội, có mẹ là người Việt Nam. Phật tử ở Việt Nam rất mạnh, trong khi ở Ấn Độ số lượng Phật tử chỉ khoảng 1% dân số nên tôi rất biết ơn dân tộc Việt Nam và rất mong sau chuyến đi Thủ tướng Ấn Độ tới Việt Nam thì chúng ta càng có thêm nhiều sự nối kết để Phật giáo ở Ấn Độ phát triển tốt đẹp hơn. Tôi nhìn thấy chất lượng đào tạo tăng ni ở Việt Nam rất cao, nhất là Ni đoàn hùng mạnh, điều đó sẽ giúp phục sinh Phật giáo ở Ấn Độ.

VOV - ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO