Giải thoát khỏi đam mê trần tục để làm cho tâm thanh tịnh


1. Con người với những đam mê trần tục sẽ đưa họ đến ảo tưởng và đau khổ. Có năm cách để giải thoát mình khỏi sự ràng buộc của đam mê trần tục.

Thứ nhất, con người phải có quan điểm thích hợp đối với sự vật, quan điểm dựa trên quan sát cẩn thận, và hiểu rõ nhân quả cũng như ý nghĩa sự vật thật chính xác. Vì nguyên nhân gây ra khổ có cội rễ trong lòng ham muốn của tâm trí, vì lòng ham muốn liên quan đến những nhận xét nhầm lẫn của cái tôi-bản ngã, xem thường ý nghĩa của luật nhân quả, nên chính từ những nhận xét nhầm lẫn này, tâm trí chỉ thanh thản khi gỡ bỏ mọiđam mê trần tục .

Thứ hai, con người khi thoát khỏi những nhận xét nhầm lẫn và đam mê trần tục tiếp theo sau bằng sự kiểm soát tâm trí kiên nhẫn và thận trọng. Với sự kiểm soát tâm trí hiệu quả người ta có thể tránh được những ham muốn phát sinh từ sự kích thích ở mắt, tai, mũi, lưỡi, da và các quá trình suy nghĩ tiếp theo sau, như thế, sẽ dứt bỏ mọi đam mê trần tục.

Thứ ba, con người nên có quan điểm thích hợp liên quan đến các ứng dụng sự vật theo cách thích hợp. Nghĩa là, đối với các loại quần áo và thức ăn, con người không nên nghĩ chúng liên quan với sự an nhàn, vui thú, nhưng chỉ nên nghĩ chúng liên quan đến nhu cầu của cơ thể.Quần áo cần thiết để bảo vệ cơ thể chống chọi với thời tiết quá lạnh hay quá nóng, và che đậy cái hổ thẹn của cơ thể, thức ăn cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể trong khi cơ thể đang rèn luyện đạt đến sự Giác ngộ và Cương vị làm Phật. Những đam mê trần tục không thể phát sinh qua cách suy nghĩ như thế.

Thứ tư, con người nên học tính nhẫn nại, học cách chịu đựng đối với sự khắc nghiệt của thời tiết quá nóng hay quá lạnh, đói khát, nên học cách kiên nhẫn khi bị lạm dụng và khinh miệt, vì sự rèn luyện tính nhẫn nại sẽ dập tắt được ngọn lửa đam mê trần tục đang thiêu đốt cơ thể con người.

Thứ năm, con người nên học cách nhận biết để tránh được mọi hiểm nguy. Cũng giống như một người khôn ngoan tránh xa ngựa hoang hay chó dại, con người cũng không nên kết bạn với kẻ xấu, cũng như không nên đến những nơi mà người khôn ngoan thường tránh xa. Nếu người ta rèn luyện được tính thận trọng và cảnh giác, thì ngọn lửa đam mê trần tục đang thiêu đốt sức sông của mình sẽ tắt dần .

2. Có năm nhóm ham muốn trên thế gian.

Ham Hầu hết mọi người, đều chịu ảnh hưởng của sự yêu thích an nhàn của cơ thể, không nhận thấy điều xấu tiếp theo sau sự an nhàn, rơi vào bẫy quỹ dữ giống như con nai trong rừng rơi vào bẫy của thợ săn. Thật ra, năm cửa ham muốn này phát xuất từ các giác quan vốn là những chiếc bẫy nguy hiểm nhất. Khi bị vướng bẫy, con người vướng vào những đam mê trần tục và đau khổ. Họ cũng nên biết cách thoát khỏi những chiếc bẫy này.

3. Không có cách nào để thoát khỏi bẫy đam mê trần tục. Giả sử bạn bắt được một con rắn, cá sấu, chim, chó, cáo và khỉ, sáu loại động vật có tính cách khác hẳn nhau, bạn buộc chung chúng lại bằng một sợi thừng thật chắc rồi để chúng tự di chuyển.

Sáu loại động vật này sẽ cố trở về hang của mình theo cách riêng của từng loại: rắn tìm đám cỏ, cá sấu tìm nước, chim muốn bay lên trời, chó tìm nơi nào có làng mạc, cáo sẽ tìm hang đá hiu quạnh, còn khỉ sẽ tìm cây rừng.

Trong nỗ lực của từng loại đi theo cách của riêng mình luôn có nỗ lực cao nhất, nhưng đang bị buộc chung với nhau vào sợi thừng, loại động vật nào mạnh nhất, một lúc nào đó, sẽ kéo theo những loại còn lại.

Giống như những động vật trong truyện ngụ ngôn này, người ta dễ bị cám dỗ theo nhiều cách bởi lòng ham muốn của sáu giác quan, mắt, tai, mũi, lưỡi, sờ và nghĩ, được kiểm soát bằng lòng ham muốn chiếm ưu thế.

Nếu sáu động vật được buộc vào cột, chúng sẽ cố thoát thân cho đến khi mỏi mệt, chỉ khi mỏi mệt mới chịu nằm dài dưới chân cột. Cũng giống như điều này, nếu con người rèn luyện và kiểm soát tâm trí của mình, sẽ không còn gặp rắc rốì do năm giác quan kia gây ra. Nếu tâm trí được kiểm soát con người sẽ hạnh phúc cả hiện tại lẫn tương lai.

4. Con người yêu thích sự an nhàn ích kỷ, vốn là sự yêu thích danh vọng và lời khen. Nhưng danh vọng và lời khen cũng giống như nhang tự cháy dần, ít lâu sau sẽ tắt. Nếu con người theo đuổi danh vọng và sự ca ngợi của công chúng, xa rời con đường chân lý, họ đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng và chẳng bao lâu phải ân hận.

Người chạy theo danh vọng, tiền tài, yêu đương cũng giống như đứa bé liếm mặt dính ở lưỡi dao. Trong khi đang thưởng thức vị ngọt của mật, đứa bé có nguy cơ bị dao cứa đứt lưỡi. Đứa bé cũng giốngnhư người đang cầm đuốc đi ngược gió, lửa sẽ táp cháy mặt và bàn tay .

Người ta không nên tin tưởng vào tâm trí của chính mình đang tràn ngập tham, sân, si. Người ta không nên để cho tâm trí mình phóng túng tự do, mà phải kiểm soát tâm trí chặt chẽ.

5. Đạt đến sự kiểm soát tâm trí hoàn hảo là điều khó nhất. Những ai tìm kiếm sự Giác ngộ trước tiên phải dập tắt ngọn lửa dam mê trần tục. Lòng ham muốn là ngọn lửa đang gầm thét, và người đang tìm sự Giác ngộ phải tránh xa ngọn lửa, lòng ham muốn cũng giống như một người đang vác cỏ khô phải tránh xa các tia lửa.

Nhưng sẽ thật điên rồ đối với một người cứ luôn nhắm mắt vì sợ bị cám dỗ bằng những hình dạng xinh đẹp. Tâm trí là người chủ và nếu tâm trí được kiểm soát, thì những ham muốn mờ nhạt hơn sẽ biến mất.

Thật khó đi theo con đường dẫn đến sự Giác ngộ, nhưng sẽ khó hơn nếu người ta không có tâm trí tìm kiếm một con đường như thế. Không có sự Giác ngộ, thì khổ sẽ kéo dài bất tận trên thế gian sinh tử này.

Khi một người tìm đường đi đến sự Giác ngộ, cũng giống như con bò phải kéo chiếc xe nặng đi qua cánh đồng đầy bùn. Nếu con bò cố hết sức mình mà không chú đến những điều khác, nó có thể vượt qua bùn lầy và nghỉ ngơi. Cũng giống như thế, nếu tâm trí được kiểm soát và đi theo chính đạo, sẽkhông còn bùn lòng tham cản trở và tất cả những đau khổ sẽ biến mất .

6. Những ai tìm kiếm con đường dẫn đến sự Giác ngộ trước tiên phải từ bỏ lòng tự phụ ích kỷ và khiêm tốn sẵn sàng đón nhận ánh sáng từ lời dạy của Đức Phật. Mọi châu báu trên thế gian, mọi vàng bạc, danh dự, đều không thể sánh được với trí tuệ và đức hạnh.

Muốn có sức khỏe tốt, muốn mang hạnh phúc thật sự đến cho gia đình, mang sự bình an đến tất cả mọi người, trước tiên con người phải rèn luyện và kiểm soát tâm trí của chính mình. Nếu một người kiểm soát được tâm trí của mình anh ta có thể tìm ra con đường dẫn đến sự Giác ngộ, tất cả trí tuệ và đức hạnh tự nhiên đến với anh ta.

Cũng giống như châu báu được phát hiện từ lòng đất, đức hạnh cũng thế xuất hiện từ việc làm tốt, và trí tuệ xuất hiện từ tâm bình an, thanh tịnh. Muốn an toàn vượt qua mê trận đời người, con người cần phải có ánh sáng trí tuệ và sự dẫn dắt của đức hạnh.
Lời dạy của Đức Phật cho mọi người biết cách loại trừ tham, sân, si, là lời dạy hay và những ai nghe theo lời dạy này đều có được hạnh phúc trong cuộc sống thiện.

7. Nhân loại thường có khuynh hướng làm theo suy nghĩ của riêng mình. Nếu họ nuôi dưỡng suy nghĩ tham, họ sẽ tham lam nhiều hơn, nếu họ suy nghĩ bằng những suy nghĩ sân, họ sẽ giận dữ nhiềuhơn, nếu họ có những suy nghĩ si, bước chân của họ sẽ đi theo chiều hướng ấy .

Lúc thu hoạch, nông dân thường nhốt gia súc lại, nếu không chúng sẽ chạy ra đồng, sẽ bị người khác thưa kiện hay bị đập chết. Con người cũng thế, phải rào chắn tâm trí của mình chống lại sự bất lương và bất hạnh. Họ phải loại trừ suy nghĩ kích thích tham, sân, si, nhưng lại kích thích lòng nhân ái và ân cần.

Khi xuân đến, đồng cỏ có một màu xanh ngắt, nông dân thả rông gia súc, nhưng ngay cả khi thả rông, họ cũng phải đi theo canh chừng, tâm trí của con người cũng thế: ngay cả trong điều kiện tốt nhất, cũng phải xem chừng tâm trí.

8. Có một lần nọ, Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) đang ở trong thành phố Kausambi. Trong thành phố này, có một người bực tức đối với Ngài, mua chuộc người xấu dựng lên những câu chuyện bịa đặt về Ngài. Trong hoàn cảnh này, đối với các môn đệ của Ngài thật khó tìm được đủ thức ăn từ việc khất thực và có nhiều người lăng mạ họ trong thành phố ấy.

Ananda nói với Shakyamuni: “Chúng ta tốt hơn không nên ở trong thành phố như thế này, còn nhiều thành phố khác tốt hơn, chúng ta nên rời khỏi thành phố này.”

Đấng Chân phúc hỏi: “Giả sử thành phố kế tiếp cũng giống như thành phố này, thì khi đó chúng ta sẽ làm gì ?”
“Thì chúng ta sẽ đi tiếp sang thành phố khác”.

Đấng Chân phúc nói: “Không, Ananda, theo cách đó sẽ không có kết thúc. Chúng ta nên ở lại nơi này, kiên nhẫn chịu đựng sự lăng mạ cho đến khi sự lăng mạ này kết thúc, rồi sau đó chúng ta sẽ đi đến nơi khác.Có lợi ích và thiệt hại, sự vu khống và danh dự, ca ngợi và lăng mạ, đau khổ và vui thú trên thế gian này, Đấng Giác ngộ không bị những điều bên ngoài này chi phối, chúng sẽ kết thúc thật nhanh cũng như lúc phát sinh.