Ăn nhiều thịt là nguyên nhân gây ra ung thư


 

an-nhieu-thit-co-the-la-nguyen-nhan-gay-ung-thu
Ăn nhiều sản phẩm từ thịt - là một trong 3 nguyên nhân chính gây ung thư

Nghiên cứu này phát hành trên Tạp chí Dinh dưỡng, phân tích dữ liệu từ năm 2008 để xem tần suất của 21 loại ung thư xảy ra ở 157 quốc gia, 87 quốc gia trong số này có nguồn dữ liệu đáng tin cậy.

Tác giả nghiên cứu là William Grant - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Ánh sáng mặt trời, Dinh dưỡng & Sức khỏe (San Francisco) muốn biết liệu xem tỉ lệ mắc các loại ung thư có liên quan gì đến các yếu tố nguy cơ như: tuổi tác, GDP của một quốc gia và chế độ ăn.

Các dữ liệu chất lượng cao được cung cấp bởi 87 quốc gia cho thấy, hút thuốc lá và tiêu thụ nhiều thịt động vật là nguyên nhân gây ra hơn một nửa tỉ lệ mắc ung thư.

Và cũng có sự khác biệt ở tỉ lệ ung thư giữa nam và nữ. Hút thuốc lá tác động đến nam giới gấp hai lần so với ăn nhiều các sản phẩm thịt động vật, trong khi đó xu hướng này trái ngược ở nữ giới. Ngoài tỉ lệ ung thư phổi, hút thuốc lá và ăn nhiều các sản phẩm thịt động vật chiếm đến 70% sự đa dạng của tỉ lệ ung thư giữa các quốc gia.

Nhìn chung, có 30% chết do ung thư, chiếm khoảng 7.5 triệu người năm 2008 gây ra bởi “năm nguy cơ hàng đầu có liên quan đến hành vi và chế độ ăn”, Grant giải thích. Các nguy cơ này là: chỉ số khối cơ thể BMI cao, ăn ít rau củ quả, thiếu vận động thể chất, sử dụng thuốc lá và hấp thu cồn từ thức uống.

Các sản phẩm thịt động vật đặc biệt có liên hệ mạnh mẽ với nhiều loại ung thư khác nhau vì chế độ ăn nhiều thịt làm cơ thể tăng trưởng cũng như làm cho các khối u lớn dần. Các loại ung thư có liên quan đến ăn nhiều thịt động vật là: ung thư vú, ung thư đường tiểu, thận, tử cung, tụy, ung thư tuyến tiền liệt, tuyến giáp và đa u tủy xương (multiple myeloma).

Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm của Liên Hiệp Quốc đã cung cấp thông tin về chế độ ăn, cho phép các nhà khoa học đánh giá được sự thay đổi trong thói quen ăn uống (tính từ năm 1980). Đây là điều quan trọng vì thời gian giữa những sự thay đổi trong các chế độ ăn và cao điểm của tỉ lệ ung thư là khoảng 20 năm.

Qua đó, mối liên hệ mạnh mẽ giữa chế độ ăn và nguy cơ ung thư đã được xác chứng.