Tháng củ mật là gì và vì sao tháng củ mật hay có trộm cắp
Tháng củ mật là gì và vì sao tháng củ mật hay có trộm cắp
Tháng củ mật là gì không phải ai cũng biết và hiểu rõ, nhiều người tự hỏi tại sao trên đời này lại có cả củ mật? Trên thực tế, chẳng có củ nào là củ mật mà từ mật chỉ được ghép với những loại củ nào có vị ngọt như củ khoai mật, mía mật,...
Theo từ điển Hán Việt, "củ" có nghĩa là đốc trách, xem xét cẩn thận mọi việc xung quanh, an ninh trật tự. Ông cha ta thường nói "củ sát", ý nói phải kiểm soát cẩn thận mọi vấn đề.
Tháng củ mật là gì đây là thánh nhà nhà phải cẩn trọng
Từ "mật" ở đây theo từ điển Hán Việt không có nghĩa là ngọt mà là "cẩn mật", bí mật, chỉ sự kín đáo, không để lộ. Như vậy "củ mật" trọn nghĩa được hiểu là "củ sát cẩn mật", kiểm soát cẩn thận, xem xét mọi thứ cẩn trọng, giữ gìn.
Tháng củ mật là tháng nào?
Tháng củ mật là gì và tháng Chạp là tháng củ mật
Người ta hay gọi tháng Chạp hay tháng 12 Âm lịch là tháng củ mật, tháng đỉnh điệm của trộm cắp.
Vì sao tháng củ mật hay có trộm cắp?
Sở dĩ tháng Chạp được gọi là tháng củ mật không khó hiểu bởi đây là tháng dễ bị ăn trộm mất cắp nhất. Lý do rất đơn giản đây là tháng giáp Tết, ai cũng bận làm ăn để kết thúc một năm cũ cho suôn sẻ, thường xuyên phải đi lại, thức khuya dậy sớm,... và đặc biệt thường bỏ quên mọi thứ xung quanh, ít chú ý đến nhà cửa hoặc đồ đạc. Điều này đã tạo ra sơ hở và bọn trộm thường lợi dụng điều này để đánh cắp.
Sau một ngày bận rộn, nhiều người chỉ cần xong việc là sẵn sáng buông mọi thứ và đi ngủ, thậm chí còn có gia đình quên khóa cổng, khóa cửa, thu dọn đồ đạc của gia đình vào cất. Trộm chỉ rình người chứ ít khi người rình trộm nên lợi dụng sơ hở này để hành động, ăn trộm ăn cắp.
Tháng củ mật nhà nhà phải cẩn thận đề phòng
Tháng củ mật là cách gọi từ xa xưa được ông cha ta truyền lại, chính vì thế mà từ thời vua chúa cứ hễ đến tháng Chạp là lại gõ mõ nhắc nhở người dân phải cẩn thận đề phòng, tăng cường "củ mật" để ngăn ngừa trộm cắp.
Tháng củ mật là gì và tháng củ mật còn là tháng nhiều người cho là tháng xui xẻo
Trong cuộc sống hiện đại, cứ hễ đến những ngày cuối năm của Tết Nguyên đán, các địa phương đều bật loa khuyến cáo và nhắc nhở người dân phải chú ý đề phòng sơ hở để kẻ gian lợi dụng, gây thiệt hại về tài sản cho gia đình.
Tháng củ mật bị xem là tháng hay gặp tai bay vạ gió
Ngày nay, không chỉ quan niệm tháng củ mật là tháng mất cắp mà nhiều người còn coi đây là tháng không may mắn hay tháng xui xẻo, thường bị "tai bay vạ gió". Việc ăn chơi tất niên quá chén, vui hết mình có thể dễ gặp phải tai họa. Những ngày này thời tiết khô hanh nên dễ xảy ra cháy nổ, nhiều thứ không may mắn cộng lại khiến người ta gọi tháng Chạp là tháng củ mật, tháng không may mắn nên phải cẩn thận.