Thiền sư Định Không và Lời tiên tri Lý Công Uẩn lên ngôi
Triều Tiền Lê mục nát. Rỗng. Sụp. Đổ. Những Tinh hoa dân Việt hội tụ. Cứu Nước. Cứu nhà. Họ tỉm Hiền tài gánh trọng trách Quốc gia. Thay ngôi vua sang nhà Lý. Không đổ máu. Triều đình nhà Tiền Lê tự vỡ nát vì Ác Tham và suy đồi cực độ. Tạo điềm lành cho Lý Công Uẩn lên ngôi.
Hiện tượng Lý Công Uẩn lên ngôi là Đất-Trời- Người linh cảm ứng. Hóa sinh. Sinh hóa. Cứu nước Đại Cồ Việt và người dân Việt. Các Thiền sư thời Đinh & Tiền Lê tu đắc đạo, để lại những giá trị lớn về văn hóa Phật giáo Việt Nam. Về lĩnh vực an dân, trị nước, các Thiền sư góp phần quan trọng, đưa Lý Công Uẩn lên ngôi.
Sử sách Việt ghi nhiều giai thoại về những lời tiên tri Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Lập nên triều Lý hùng cường, với quốc gia Đại Việt vững mạnh ở thế kỷ XI- XIII.
Người có dự cảm sớm nhất đối với sự ra đời của nhà Lý trong lịch sử nước Việt là thiền sư Định Không. Đệ tử đời thứ 7 của Thiền phái Diệt Hỷ. Thiền sư Định Không, họ Nguyễn, ở làng Cổ Pháp, phủ Thiên Đức (nay là phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn- Bắc Ninh).
Ông nổi tiếng là người am hiểu Thế, Số. Sách Thiền Uyển tập anh cho rằng, ngay từ thời điểm năm 785 đến 804, tức hơn 200 năm trước khi Lý Công Uẩn lên ngôi. Thiền sư Định Không đã dự cảm, triều nhà Lý xuất hiện.
Câu chuyện huyền bí này, gắn với ngôi chùa Quỳnh Lâm (tức chùa Đài hay còn gọi là chùa Lục Tổ, ở Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) nổi tiếng đất Kinh Bắc.
Tương truyền, khi xây chùa Quỳnh Lâm, lúc mới đào đất đắp nền đã phát hiện 1 cái ly hương và 10 cái khánh. Sư sai người đem xuống sông rửa sạch.
Một cái khánh bị rơi xuống đáy sông. Thiền sư Định Không cho rằng đây là điềm báo tốt. Ông nói với mọi người: Chữ thập , chữ khẩu hợp thành chữ cổ . Chữ thuỷ , chữ khứ hợp thành chữ pháp . Chữ thổ chỉ làng ta ở. Định Không đặt tên làng mình từ Diên Uẩn thành Cổ Pháp.
Sau đó, Thiền sư tụng:
Hiện ra pháp khí/ Mười hai chuông đồng
Họ Lý làm vua/ Ba phẩm thành công.
Tương truyền, trước khi sắp tịch, sư Định Không gọi đệ tử Thông Thiện, nói: "Ta muốn mở rộng làng xóm nhưng e nửa chừng gặp tai hoạ, chắc có kẻ muốn phá hoại nước ta. Sau khi ta mất, con cố giữ đất Cổ Pháp này, rồi gặp người họ Đinh thì truyền".
Lời dặn của Thiền sư Định Không với đệ tử Thông Thiện sau này, diễn ra, đúng sự thực. Người ngoại quốc mà Không Định nhắc đến là Cao Biền- Tiết độ sứ Tĩnh Hải Quân (tên gọi nước Việt thời 866- 968). Cao Biền gây tội ác với dân Việt, yểm phá long mạch, khi làm Tiết độ sứ nước Việt.
Tì-ni-đa-lưu-chi được gọi là Thiền phái Diệt Hỉ
Tì-ni-đa-lưu-chi ?-594, cũng được gọi là Diệt Hỉ ( là Thiền sư Ấn Độ sang Trung Quốc tham học, môn đệ đắc pháp của Tam tổ Tăng Xán và là người khai sáng thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi tại Việt Nam.
Sư Tỳ- ni- đa- lưu- chi là người Nam Thiên Trúc (Ấn Độ), thuộc dòng dõi Bà-la-môn. Sư thuở nhỏ đã có ý chí khác thường, đi khắp mọi nơi cầu học Phật pháp.
Năm 574, Sư sang Trung Quốc và nhân đây có cơ hội yết kiến Tam tổ Tăng Xán tại núi Tư Không. Thấy cử chỉ uy nghiêm của Tổ, Sư bỗng đem lòng kính mộ, đứng trước vòng tay cung kính. Tổ vẫn ngồi im nhắm mắt không nói. Sư đứng im suy nghĩ giây lát bỗng nhiên tự ngộ, liền quỳ xuống lạy ba lạy. Tổ thấy vậy cũng chỉ gật đầu ba lần. Sư muốn đi theo hầu Tổ nhưng Tổ lại khuyên đến phương Nam giáo hóa.
Giáo hóa tại Việt Nam thời Bắc thuộc
Sư Tỳ- ni- đa- lưu- chi sang Việt Nam khoảng cuối thế kỉ thứ 6 (~580), cư trú tại chùa Pháp Vân (chùa Dâu) tỉnh Hà Bắc. Nơi đây Sư dịch bộ kinh Đại thừa phương quảng tổng trì sau khi đã dịch xong bộ Tượng đầu tinh xá kinh tại Trung Quốc.
Trước khi tịch, Sư gọi đệ tử là Pháp Hiền đến và phó chúc:
"Tâm ấn của chư Phật không có lừa dối, tròn như thái hư, không thiếu không dư, không đi không lại, không được không mất, chẳng một chẳng khác, chẳng thường chẳng đoạn, vốn không có chỗ sinh, cũng không có chỗ diệt, cũng chẳng xa lìa và cũng chẳng phải chẳng xa lìa. Vì đối với vọng duyên mà giả lập tên ấy thôi... Tổ Tăng Xán khi Ấn khả chứng minh tâm này cho ta bảo ta mau về phương Nam giáo hóa. Đã trải qua nhiều nơi nay đến đây gặp ngươi quả là phù hợp với lời huyền kí. Vậy ngươi khéo giữ gìn, giờ đi của ta đã đến."
Nói xong, Sư chắp tay thị tịch. Pháp Hiền làm lễ hỏa táng, thâu Xá-lợi và xây Tháp thờ cúng, nhằm niên hiệu Khai Hoàng đời nhà Tùy, năm 594.
Theo các nhà nghiên cứu, hệ thống truyền thừa của thiền phái Diệt Hỷ không được lưu lại đầy đủ, sử sách ghi chép không rõ, khi tỏ khi mờ, truyền được 19 thế hệ với Sư Tỳ- ni- đa- lưu- chi là Sơ tổ và chấm dứt với sư Y Sơn (mất năm 1213).
Mai Thục