Thiền sư Khuông Việt - Vị Tăng Thống đầu tiên của Phật giáo Việt Nam
Thời Bắc thuộc, có hai Thiền sư người nước ngoài đến nước ta theo truyền giáo, lập ra tông phái, dòng Thiền. Thứ nhất là Thiền sư Tì Ni Đa Lưu Chi người Nam Ấn vào nước ta năm 580 ở chùa Pháp Vân. Thứ hai là thiền sư Vô Ngôn Thông, người Trung Quốc đến nước ta năm 820 ở chùa Kiến Sơ. Thiền sư Khuông Việt tiếp nối dòng thiền Vô Ngôn Thông ở thế hệ thứ tư. Thiền sư Khuông Việt (933- 1011), tên thật Ngô Chân Lưu, người hương Cát Lợi, huyện Thường Lạc (nay thuộc Sóc Sơn, Hà Nội). Thiền sư Ngô Chân Lưu là vị Tăng Thống Phật Giáo đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam.
Tên gọi hồi nhỏ của Thiền sư là Ngô Xương Tỷ. Thân phụ ngài là Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập. Thiền sư là cháu nội của Ngô Quyền. Ngô Xương Tỷ “dáng mạo khội ngô tuấn tú, tính tình phóng khoáng, có chí khí cao xa”, theo học Nho, lớn lên quy y Phật, thành môn đệ thế hệ thứ tư dòng thiền Quan Bích “đọc rộng kinh điển Phật giáo, hiểu sâu yếu chí Thiền học”. Sách Thiền uyển tập anh chép: “Năm bốn mươi tuổi, danh tiếng sư (Ngô Chân Lưu) vang đến triều đình. Vua Đinh Tiên Hoàng vời về kinh đô (Hoa Lư) hỏi chuyện. Sư đối đáp hợp ý, được vua phong chức Tăng thống”. Tác giả Đinh Văn Viễn (Wesite Đạo Phật Ngày Nay) đặt câu hỏi và trả lời. Nhiều tư liệu ghi Ngô Chân Lưu là con của vua Ngô Xương Ngập. Tại sao Ngô Chân Lưu không chọn con đường nuôi chí “rửa thù nhà”, giành lại giang sơn- một điều vốn đã từng có (người em họ của Ngô Chân Lưu là Ngô Nhật Khánh là một ví dụ)? Không những thế ông còn toàn tâm, toàn trí phục vụ nhà Đinh.
Tại sao các vua triều Đinh, Tiền Lê lựa chọn Phật giáo, chọn Thiền sư Khuông Việt? Và tại sao Thiền sư Khuông Việt lựa chọn, giúp Đinh Tiên Hoàng rồi sau đó lại ủng hộ việc đưa Lê Hoàn lên ngôi thay nhà Đinh, cuối đời lại bỏ nhà Tiền Lê? Lý giải điều này có hai vấn đề: về phía các vua Đinh, Tiền Lê dùng Phật giáo để đoàn kết dân tộc, chống lại tư tưởng của nước Tàu xâm lược. Thời đó, các nhà sư là những người có học. Họ thuộc tầng lớp trí thức, có ý thức về quốc gia dân tộc, sống gần gũi với nhân dân. Lý do chính là sau hàng nghìn năm Bắc thuộc, đất nước vừa giành được độc lập, nhiệm vụ chính có tính sống còn đặt ra đối với nhà Đinh là phải tiếp tục khẳng định được chủ quyền của một quốc gia. Một dân tộc độc lập. Một tinh thần tự chủ, tự cường nên phải Độc lập với nước Tàu về tư tưởng. Nhà Tống lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính trị. Nước Đại Cồ Việt, Đinh Tiên Hoàng đã lựa chọn Phật giáo làm hệ tư tưởng chủ đạo.
Tại sao Đinh Tiên Hoàng rồi cả Lê Đại Hành lại lựa chọn Ngô Chân Lưu, trong khi Ngô Chân Lưu là hậu duệ của nhà Ngô? Ngô Chân Lưu đặt quyền lợi, lợi ích dân tộc lên trên lợi ích dòng họ. Ông là một vị cao tăng đắc đạo. Ngô Chân Lưu cũng “thông Nho” nhưng không bị tư tưởng “trung quân” của Nho giáo đè nặng. Phò tá bất cứ ông vua nào. Miễn là vị vua ấy là minh quân, đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Hai cha con Đinh Tiên Hoàng bị ám sát, triều đình nhà Đinh rối ren, họa ngoại xâm đang đến gần, đất nước cần vị minh quân, chống ngoại xâm, Khuông Việt cùng Pháp Thuận, Phạm Cự Lương… ủng hộ, đưa Lê Hoàn lên ngôi vua.
Cuối đời, Thiền sư Khuông Việt cáo quan về dựng chùa ở núi Du Hí. Đây không đơn thuần chỉ vì già yếu, cáo quan, về dựng chùa, mà có lẽ trước cảnh triều đình Lê Long Đĩnh suy đồi nên Khuông Việt đã về dạy học, đào tạo những học trò như Đa Bảo để họ tiếp tục con đường Đạo Pháp phục vụ Dân tộc.
Thiền Sư Khuông Việt, Triết lý hành động Trên 30 năm đại sư Khuông Việt đã phục vụ trong triều đình Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành và đã thể hiện được tài năng nhiều mặt của mình. Theo TT Thích Bảo Nghiêm (Website Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam). Khuông Việt theo học tại chùa Khai Quốc (Hà Nội) đã được Thiền sư Vân Phong dạy những gì. Không ai biết. Song quan suy xét điểm học thuật của Vân Phong, nằm trong dòng chủ lưu của tư tưởng Thiền, xoay quanh những vấn đề sống/ chết. Ông đã đưa ra những kiến giải mới phù hợp với hệ tư tưởng Thiền của dòng thiền Pháp Vân. Đó là, muốn tránh khỏi sống/ chết thì hãy ở trong sống/ chết mà nắm lấy. Chính trong chỗ sống/ chết người ta mới tìm được sự không sống/ chết. Đây phản ảnh tư tưởng Tây Thiên cõi này, cõi này Tây Thiên; và quan điểm Phật ở khắp mọi nơi của Cảm Thành. Suy rộng ra, đây cũng là tư tưởng trong kinh Kim Cương mà Thanh Biện đã đề xuất. Đó là tất cả pháp đều là Phật pháp Xuất phát từ một học lý như thế, người ta mới có thể dễ dàng ung dung tham dự vào mọi sinh hoạt của cuộc đời. Coi sự hoàn thành việc đời, như một chứng tích cho sự hoàn thành việc Đạo.
Triết lý hành động của Khuông Việt, dựa trên nhận thức luận, coi cuộc đời là nơi mình có thể giải thoát được bằng chính nhận thức của mình. Thế giới giác ngộ cũng như hành động của Phật giáo không nằm bên ngoài cuộc đời, và con người không cần đi tìm bất cứ một thế giới nào khác. Khi đã rời nhiệm vụ Tăng thống và những chính sự khác, Đại sư đã trở về mở trường ở chùa Thanh Tước núi Du Hý của quận Thường Lạc. Tại đây,học trò tìm tới đông đảo. Khuông Việt đã không quên ngôi chùa Khai Quốc của thầy mình. Sư cũng thường lui tới giảng dạy tại trường giảng chùa Khai Quốc (chùa Trấn Quốc- Hà Nội ngày nay). Thiền sư Đa Bảo đã theo bước chân của thầy mình, là người có ảnh hưởng đến sự lên ngôi của Lý Công Uẩn.
Thời Đinh Tiên Hoàng. Thiền sư Khuông Việt đóng góp cho dân tộc nhất là lĩnh vực Văn hóa (qua tràng kinh phát hiện tại Hoa Lư vào năm 1963, 1987). Trong thời gian làm Tăng thống, “Khuông Việt ủng hộ, hướng dẫn Đinh Bộ Lĩnh, Nam Việt vương Đinh Liễn và cả gia đình, cũng như triều đình tu theo Phật giáo, lấy Đức trị dân, hướng dẫn chính pháp, theo đạo đức, nhân bản và hộ trì Phật pháp. Nhất là ủng hộ Đinh Liễn khắc các tràng kinh”. Bài từ Ngọc Lang Quy của Thiền sư Khuông Việt Năm 983. Sứ nhà Tống sang giao hảo với Đại Cồ Việt. Trong nhiều năm sau, những cuộc thăm giữa Đại Cồ Việt và Tống diễn ra thường xuyên. Lê Đại Hành đã giao cho các vị sư, trong đó có Khuông Việt trọng trách ngoại giao.
Bài từ Ngọc lang quy của Thiền sư Khuông Việt đã tác động mạnh mẽ tâm lý, khiến Lý Giác vừa trân trọng vừa cảm phục tài năng người dân Đại Cồ Việt.
Tác giả Thích Nhật Từ (Wesite Đạo Phật Ngày Nay)viết:
“Tài năng của Quốc sư thường được thể hiện rõ nét về “văn”, nói theo Phật giáo là “trí tài” hơn là “võ tài”, cụ thể qua nghệ thuật cố vấn về phép quản trị và phát triển quốc gia, chính sách ngoại giao với nhà Tống và các tác phẩm bao gồm thi phú. Là vị Tăng thống đầu tiên ở tuổi 40 thời vua Đinh Tiên Hoàng và người đóng góp lớn cho Văn học, Văn hóa và lịch sử của Đại Cồ Việt (968- 1054). Sống qua bốn triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê và Lý, Thiền Ngô Chân Lưu được phong hiệu Khuông Việt và ông là một nhà Văn hóa lớn.
Qua Thiền uyển tập anh ngữ lục và Đại Việt sử ký toàn thư ta biết đến ít nhất hai tác phẩm nổi tiếng còn lại của Thiền sư Khuông Việt là bài Tống Lý Giác từ, thường gọi là Ngọc lang quy hoặc Vương lang quy trong dị bản về sau. Và bài thơ thị tịch được Thiền sư ứng khẩu, dạy đệ tử nối pháp là Đa Bảo vào năm Thuận Thiên thứ 2 (1011) thuộc triều Lý, trước lúc trút bỏ sắc thân. Ngọc lang quy tiễn sứ thần nhà Tống Các nhà nghiên cứu Phật học và Văn hóa khẳng định Ngọc lang quy là bài từ viết bằng chữ Hán cố nhất trong nền Văn học Việt Nam được biết đến hiện nay. Sứ thần Lý Giác, nhà Tống sang làm việc với Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành biết tài văn chương thi phú của Khuông Việt, đã nhờ Thiền sư giả mặc thường phục, đóng vai người chèo đò, nghênh tiếp tại chùa Khúc Giang, để có cơ hội đối đáp văn chương với sứ thần, nhằm dụng ý cho sứ thần biết người Việt Nam giỏi thi phú.
Lúc nghênh tiếp Lý Giác, Thiền sư đã ứng khẩu họa thi, sứ thần cảm phục. Khi tiễn Lý Giác về nước, theo chiếu của vua, Thiền sư Khuông Việt viết ca từ cho điệu khúc Nguyễn lang từ, làm đẹp lòng Lý Giác và gián tiếp thể hiện ý chí giữ Độc lập- Tự chủ của Đại Cồ Việt. Ngọc Lang Quy
Tường quang phong hảo cẩm phàm trương
Thần tiên phục đế hương
Thiên trùng vạn lý thiệp thương lương
Cữu thiên quy lộ trường
[Nhân] tình thảm thiết
Đối ly trường
Phan luyến tinh tinh lang
Nguyện tương thâm ý vị Nam cương
Phân minh báo ngã hoàng.
Dịch nghĩa:
Trời trong gió đẹp, gấm buồm giương/ Thần tiên về đế hương/ Muôn trùng non nước biển mênh mông/ Trời xa bao dặm đường/ Tình quyến luyến/ Chén đau lòng/ Tiễn người bao vấn vương/ Nguyện cùng thâm ý giữ biên cương/ Tấu trình lên Thượng hoàng. Ngọc Lang Quy- Kế sách Yếu dùng Trí Các nhà nghiên cứu khẳng định. Kế sách “yếu dùng trí” để đối lại với “mạnh dùng sức” của Thiền sư Khuông Việt, có hiệu quả.
Giả dạng làm người chèo đò để làm sứ thần khâm phục tài năng của người Việt, ngụ ý rằng, một người chèo đò bình thường còn giỏi văn chương đến thế, thì tất cả mọi thần dân của Đại Cồ Việt chắc phải giỏi giang hơn. Mọi người dân trong nước giỏi văn chương, gián tiếp chứng minh cho sự vững mạnh về giáo dục của nước đó. Thông điệp thiền sư Khuông Việt ngụ ý với sứ thần nhà Tống là “Đừng nên đụng đến chủ quyền nước Việt Nam,một nước có truyền thống Văn hóa lâu đời.” Chứng kiến tài năng đối đáp nhanh nhẹn và thông thái của người chèo đò nước Nam. Lý Giác tỏ ra trân trọng đất nước và con người Việt. Lý Giác đã làm bài thơ thất ngôn, trình bày quan điểm tôn trọng Đại Cồ Việt của mình, trong đó, câu “Ngoài trời còn có trời soi rạng” được Thiền sư Khuông Việt giải thích với vua Lê Đại Hành là “Bài thơ này có ý tôn trọng Bệ hạ không khác đế vương [nhà Tống] của ông ta.”
Bài kệ Thị tịch của Thiền sư Khuông Việt
Mộc trung nguyên hữu hỏa
Nguyên hỏa phục hoàn sinh
Nhược vị mộc vô hỏa
Toản toại hà do manh?
Dịch nghĩa:
Vốn trong cây có lửa/ Lửa ấy lại bùng lên/ Nếu bảo cây không lửa/ Cọ xát, lấy gì sinh? Thông điệp Khuông Việt gửi lại muôn đời là Phật tại Tâm. Trong mỗi người vốn có Phật tính. Kiến tánh thành Phật. Không tìm Phật ở bên ngoài. Giống như trong cây vốn có lửa. Mỗi người đều có khả năng thành Phật. Ngọn lửa trong cây của Khuông Việt Thiền sư, đã được Phật Hoàng Trần Nhân Tông thắp sáng thành Rừng Thiền Yên Tử với Thiền Trúc Lâm Yên Tử của Việt Nam trong bài Cư Trần Lạc Đạo: Ở đời vui đạo hãy tùy duyên/ Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền/ Trong nhà có báu thôi tìm kiếm/ Đối cảnh vô Tâm, chớ hỏi Thiền.
Mai Thục
Tên gọi hồi nhỏ của Thiền sư là Ngô Xương Tỷ. Thân phụ ngài là Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập. Thiền sư là cháu nội của Ngô Quyền. Ngô Xương Tỷ “dáng mạo khội ngô tuấn tú, tính tình phóng khoáng, có chí khí cao xa”, theo học Nho, lớn lên quy y Phật, thành môn đệ thế hệ thứ tư dòng thiền Quan Bích “đọc rộng kinh điển Phật giáo, hiểu sâu yếu chí Thiền học”. Sách Thiền uyển tập anh chép: “Năm bốn mươi tuổi, danh tiếng sư (Ngô Chân Lưu) vang đến triều đình. Vua Đinh Tiên Hoàng vời về kinh đô (Hoa Lư) hỏi chuyện. Sư đối đáp hợp ý, được vua phong chức Tăng thống”. Tác giả Đinh Văn Viễn (Wesite Đạo Phật Ngày Nay) đặt câu hỏi và trả lời. Nhiều tư liệu ghi Ngô Chân Lưu là con của vua Ngô Xương Ngập. Tại sao Ngô Chân Lưu không chọn con đường nuôi chí “rửa thù nhà”, giành lại giang sơn- một điều vốn đã từng có (người em họ của Ngô Chân Lưu là Ngô Nhật Khánh là một ví dụ)? Không những thế ông còn toàn tâm, toàn trí phục vụ nhà Đinh.
Tại sao các vua triều Đinh, Tiền Lê lựa chọn Phật giáo, chọn Thiền sư Khuông Việt? Và tại sao Thiền sư Khuông Việt lựa chọn, giúp Đinh Tiên Hoàng rồi sau đó lại ủng hộ việc đưa Lê Hoàn lên ngôi thay nhà Đinh, cuối đời lại bỏ nhà Tiền Lê? Lý giải điều này có hai vấn đề: về phía các vua Đinh, Tiền Lê dùng Phật giáo để đoàn kết dân tộc, chống lại tư tưởng của nước Tàu xâm lược. Thời đó, các nhà sư là những người có học. Họ thuộc tầng lớp trí thức, có ý thức về quốc gia dân tộc, sống gần gũi với nhân dân. Lý do chính là sau hàng nghìn năm Bắc thuộc, đất nước vừa giành được độc lập, nhiệm vụ chính có tính sống còn đặt ra đối với nhà Đinh là phải tiếp tục khẳng định được chủ quyền của một quốc gia. Một dân tộc độc lập. Một tinh thần tự chủ, tự cường nên phải Độc lập với nước Tàu về tư tưởng. Nhà Tống lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính trị. Nước Đại Cồ Việt, Đinh Tiên Hoàng đã lựa chọn Phật giáo làm hệ tư tưởng chủ đạo.
Tại sao Đinh Tiên Hoàng rồi cả Lê Đại Hành lại lựa chọn Ngô Chân Lưu, trong khi Ngô Chân Lưu là hậu duệ của nhà Ngô? Ngô Chân Lưu đặt quyền lợi, lợi ích dân tộc lên trên lợi ích dòng họ. Ông là một vị cao tăng đắc đạo. Ngô Chân Lưu cũng “thông Nho” nhưng không bị tư tưởng “trung quân” của Nho giáo đè nặng. Phò tá bất cứ ông vua nào. Miễn là vị vua ấy là minh quân, đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Hai cha con Đinh Tiên Hoàng bị ám sát, triều đình nhà Đinh rối ren, họa ngoại xâm đang đến gần, đất nước cần vị minh quân, chống ngoại xâm, Khuông Việt cùng Pháp Thuận, Phạm Cự Lương… ủng hộ, đưa Lê Hoàn lên ngôi vua.
Cuối đời, Thiền sư Khuông Việt cáo quan về dựng chùa ở núi Du Hí. Đây không đơn thuần chỉ vì già yếu, cáo quan, về dựng chùa, mà có lẽ trước cảnh triều đình Lê Long Đĩnh suy đồi nên Khuông Việt đã về dạy học, đào tạo những học trò như Đa Bảo để họ tiếp tục con đường Đạo Pháp phục vụ Dân tộc.
Thiền Sư Khuông Việt, Triết lý hành động Trên 30 năm đại sư Khuông Việt đã phục vụ trong triều đình Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành và đã thể hiện được tài năng nhiều mặt của mình. Theo TT Thích Bảo Nghiêm (Website Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam). Khuông Việt theo học tại chùa Khai Quốc (Hà Nội) đã được Thiền sư Vân Phong dạy những gì. Không ai biết. Song quan suy xét điểm học thuật của Vân Phong, nằm trong dòng chủ lưu của tư tưởng Thiền, xoay quanh những vấn đề sống/ chết. Ông đã đưa ra những kiến giải mới phù hợp với hệ tư tưởng Thiền của dòng thiền Pháp Vân. Đó là, muốn tránh khỏi sống/ chết thì hãy ở trong sống/ chết mà nắm lấy. Chính trong chỗ sống/ chết người ta mới tìm được sự không sống/ chết. Đây phản ảnh tư tưởng Tây Thiên cõi này, cõi này Tây Thiên; và quan điểm Phật ở khắp mọi nơi của Cảm Thành. Suy rộng ra, đây cũng là tư tưởng trong kinh Kim Cương mà Thanh Biện đã đề xuất. Đó là tất cả pháp đều là Phật pháp Xuất phát từ một học lý như thế, người ta mới có thể dễ dàng ung dung tham dự vào mọi sinh hoạt của cuộc đời. Coi sự hoàn thành việc đời, như một chứng tích cho sự hoàn thành việc Đạo.
Triết lý hành động của Khuông Việt, dựa trên nhận thức luận, coi cuộc đời là nơi mình có thể giải thoát được bằng chính nhận thức của mình. Thế giới giác ngộ cũng như hành động của Phật giáo không nằm bên ngoài cuộc đời, và con người không cần đi tìm bất cứ một thế giới nào khác. Khi đã rời nhiệm vụ Tăng thống và những chính sự khác, Đại sư đã trở về mở trường ở chùa Thanh Tước núi Du Hý của quận Thường Lạc. Tại đây,học trò tìm tới đông đảo. Khuông Việt đã không quên ngôi chùa Khai Quốc của thầy mình. Sư cũng thường lui tới giảng dạy tại trường giảng chùa Khai Quốc (chùa Trấn Quốc- Hà Nội ngày nay). Thiền sư Đa Bảo đã theo bước chân của thầy mình, là người có ảnh hưởng đến sự lên ngôi của Lý Công Uẩn.
Thời Đinh Tiên Hoàng. Thiền sư Khuông Việt đóng góp cho dân tộc nhất là lĩnh vực Văn hóa (qua tràng kinh phát hiện tại Hoa Lư vào năm 1963, 1987). Trong thời gian làm Tăng thống, “Khuông Việt ủng hộ, hướng dẫn Đinh Bộ Lĩnh, Nam Việt vương Đinh Liễn và cả gia đình, cũng như triều đình tu theo Phật giáo, lấy Đức trị dân, hướng dẫn chính pháp, theo đạo đức, nhân bản và hộ trì Phật pháp. Nhất là ủng hộ Đinh Liễn khắc các tràng kinh”. Bài từ Ngọc Lang Quy của Thiền sư Khuông Việt Năm 983. Sứ nhà Tống sang giao hảo với Đại Cồ Việt. Trong nhiều năm sau, những cuộc thăm giữa Đại Cồ Việt và Tống diễn ra thường xuyên. Lê Đại Hành đã giao cho các vị sư, trong đó có Khuông Việt trọng trách ngoại giao.
Bài từ Ngọc lang quy của Thiền sư Khuông Việt đã tác động mạnh mẽ tâm lý, khiến Lý Giác vừa trân trọng vừa cảm phục tài năng người dân Đại Cồ Việt.
Tác giả Thích Nhật Từ (Wesite Đạo Phật Ngày Nay)viết:
“Tài năng của Quốc sư thường được thể hiện rõ nét về “văn”, nói theo Phật giáo là “trí tài” hơn là “võ tài”, cụ thể qua nghệ thuật cố vấn về phép quản trị và phát triển quốc gia, chính sách ngoại giao với nhà Tống và các tác phẩm bao gồm thi phú. Là vị Tăng thống đầu tiên ở tuổi 40 thời vua Đinh Tiên Hoàng và người đóng góp lớn cho Văn học, Văn hóa và lịch sử của Đại Cồ Việt (968- 1054). Sống qua bốn triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê và Lý, Thiền Ngô Chân Lưu được phong hiệu Khuông Việt và ông là một nhà Văn hóa lớn.
Qua Thiền uyển tập anh ngữ lục và Đại Việt sử ký toàn thư ta biết đến ít nhất hai tác phẩm nổi tiếng còn lại của Thiền sư Khuông Việt là bài Tống Lý Giác từ, thường gọi là Ngọc lang quy hoặc Vương lang quy trong dị bản về sau. Và bài thơ thị tịch được Thiền sư ứng khẩu, dạy đệ tử nối pháp là Đa Bảo vào năm Thuận Thiên thứ 2 (1011) thuộc triều Lý, trước lúc trút bỏ sắc thân. Ngọc lang quy tiễn sứ thần nhà Tống Các nhà nghiên cứu Phật học và Văn hóa khẳng định Ngọc lang quy là bài từ viết bằng chữ Hán cố nhất trong nền Văn học Việt Nam được biết đến hiện nay. Sứ thần Lý Giác, nhà Tống sang làm việc với Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành biết tài văn chương thi phú của Khuông Việt, đã nhờ Thiền sư giả mặc thường phục, đóng vai người chèo đò, nghênh tiếp tại chùa Khúc Giang, để có cơ hội đối đáp văn chương với sứ thần, nhằm dụng ý cho sứ thần biết người Việt Nam giỏi thi phú.
Lúc nghênh tiếp Lý Giác, Thiền sư đã ứng khẩu họa thi, sứ thần cảm phục. Khi tiễn Lý Giác về nước, theo chiếu của vua, Thiền sư Khuông Việt viết ca từ cho điệu khúc Nguyễn lang từ, làm đẹp lòng Lý Giác và gián tiếp thể hiện ý chí giữ Độc lập- Tự chủ của Đại Cồ Việt. Ngọc Lang Quy
Tường quang phong hảo cẩm phàm trương
Thần tiên phục đế hương
Thiên trùng vạn lý thiệp thương lương
Cữu thiên quy lộ trường
[Nhân] tình thảm thiết
Đối ly trường
Phan luyến tinh tinh lang
Nguyện tương thâm ý vị Nam cương
Phân minh báo ngã hoàng.
Dịch nghĩa:
Trời trong gió đẹp, gấm buồm giương/ Thần tiên về đế hương/ Muôn trùng non nước biển mênh mông/ Trời xa bao dặm đường/ Tình quyến luyến/ Chén đau lòng/ Tiễn người bao vấn vương/ Nguyện cùng thâm ý giữ biên cương/ Tấu trình lên Thượng hoàng. Ngọc Lang Quy- Kế sách Yếu dùng Trí Các nhà nghiên cứu khẳng định. Kế sách “yếu dùng trí” để đối lại với “mạnh dùng sức” của Thiền sư Khuông Việt, có hiệu quả.
Giả dạng làm người chèo đò để làm sứ thần khâm phục tài năng của người Việt, ngụ ý rằng, một người chèo đò bình thường còn giỏi văn chương đến thế, thì tất cả mọi thần dân của Đại Cồ Việt chắc phải giỏi giang hơn. Mọi người dân trong nước giỏi văn chương, gián tiếp chứng minh cho sự vững mạnh về giáo dục của nước đó. Thông điệp thiền sư Khuông Việt ngụ ý với sứ thần nhà Tống là “Đừng nên đụng đến chủ quyền nước Việt Nam,một nước có truyền thống Văn hóa lâu đời.” Chứng kiến tài năng đối đáp nhanh nhẹn và thông thái của người chèo đò nước Nam. Lý Giác tỏ ra trân trọng đất nước và con người Việt. Lý Giác đã làm bài thơ thất ngôn, trình bày quan điểm tôn trọng Đại Cồ Việt của mình, trong đó, câu “Ngoài trời còn có trời soi rạng” được Thiền sư Khuông Việt giải thích với vua Lê Đại Hành là “Bài thơ này có ý tôn trọng Bệ hạ không khác đế vương [nhà Tống] của ông ta.”
Bài kệ Thị tịch của Thiền sư Khuông Việt
Mộc trung nguyên hữu hỏa
Nguyên hỏa phục hoàn sinh
Nhược vị mộc vô hỏa
Toản toại hà do manh?
Dịch nghĩa:
Vốn trong cây có lửa/ Lửa ấy lại bùng lên/ Nếu bảo cây không lửa/ Cọ xát, lấy gì sinh? Thông điệp Khuông Việt gửi lại muôn đời là Phật tại Tâm. Trong mỗi người vốn có Phật tính. Kiến tánh thành Phật. Không tìm Phật ở bên ngoài. Giống như trong cây vốn có lửa. Mỗi người đều có khả năng thành Phật. Ngọn lửa trong cây của Khuông Việt Thiền sư, đã được Phật Hoàng Trần Nhân Tông thắp sáng thành Rừng Thiền Yên Tử với Thiền Trúc Lâm Yên Tử của Việt Nam trong bài Cư Trần Lạc Đạo: Ở đời vui đạo hãy tùy duyên/ Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền/ Trong nhà có báu thôi tìm kiếm/ Đối cảnh vô Tâm, chớ hỏi Thiền.
Mai Thục