Ý nghĩa Lục Đạo
Lục đạo là 6 nơi ở của chúng sinh trong vòng luân hồi: cõi trời, cõi người, cõi Atula, cõi súc sinh, cõi quỷ đói, cõi địa ngục. Phật giáo cho rằng, tất cả chúng sinh chưa được giải thoát, dưới sự thúc đẩy của nghiệp lực đều phải lưu chuyển sinh tử trong Lục đạo. Chúng sinh luân hồi đều ở trong biển khổ vô biên.
Chúng sinh cõi trời được xem là khoái lạc nhất, không phải lo lắng về cơm áo, không phải vì cuộc sống mà phải bôn ba, tuổi thọ rất dài. Nhưng họ cũng có phiền não, khi lâm trung sẽ gặp "năm tướng suy của người trời", và những khoái lạc của một đời hưởng thụ sẽ tan biến triệt để.
- Chúng sinh cõi người có 8 loại phiền não cơ bản: sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tăng hội, cầu bất đắc, ngũ ấm thịnh. Cuộc đời cũng có nhiều khoái lạc nhưng cũng sẽ gặp phải phiền não vô tận.
- Chúng sinh cõi Atula tuy có phúc báo lớn như của người trời, nhưng tâm sân hận của họ quá mạnh dẫn đến trong tâm luôn bị ngọn lửa sân hận thiêu đốt, không ngày nào được an ổn.
- Chúng sinh cõi Súc sinh thường là ngu si vô minh, phải trải qua nỗi khổ của cá lớn nuốt cá bé, súc sinh có phúc báo lớn một chút tuy không bị đói khát nhưng không thể thoát khỏi nỗi khổ bị con người sai khiến
- Thống khổ lớn nhất của quỷ đói là đói khát, ngày ngày không ngừng tìm kiếm thức ăn nhưng lại khó có thể hấp thụ được, chỉ có thể ôm bụng đói mà bôn tẩu khắp nơi.
- Khổ nạn của chúng sinh địa ngục còn gấp ngàn vạn lần năm cõi trên. Trên núi đạo, dưới biển lửa, nhạy vạc dầu chính là cảnh tượng thường thấy của chúng sinh cõi địa ngục. Khủng khiếp hơn nữa, tuổi thọ của chúng sinh địa ngục cực dài, lên đến ngàn vạn năm, khổ nạn dường như không có hồi kết thúc.
húng sinh dưới tác dụng của tâm niệm tham dục, sân hận, ngu si từ vô thủy đến nay tạo nên vô số ác nghiệp, theo lý luận nhân quả nghiệp báo, không ai có thể thoát khỏi vận mệnh của luân hồi. Tinh thần của "Lục đạo Luân hồi" trong Phật giáo là thoát khỏi sự trói buộc của luân hồi, kích thích thái độ quan tâm sâu sắc đối với sinh mệnh của mình.
Phật giáo cho rằng, rơi vào một cõi nào trong 6 cõi có liên quan đến tâm niệm, tình cảm, nhận thức của chúng sinh. Luân hồi cũng có thể xem là ảo tướng tinh thần hư vọng không có thực. Thiên Thai tông cho rằng, chúng sinh nếu sinh khởi một tâm niệm sân hận mãnh liệt, đó chính là một nhân của cõi địa ngục, sinh khởi tâm tương ứng với tâm ngu si chính là nhân của cõi súc sinh. Vì thế chúng sinh luân hồi trong 6 cõi, thực chất là tuần hoàn trong tình cảm nội tại của bản thân.
Tương truyền thời kỳ Nam Bắc triều Lương Vũ Đế yêu cầu thiền sư Chí Công đưa ông đến thiên giới và địa ngục. Thiền sư bèn lớn tiếng quát mắng Lương Vũ Đế. Nhà vua vô cùng tức giận bèn rút kiếm chém Thiền sư. Thiền sư tránh sang bên và nói: "Đây chính là địa ngục". Lương Vũ Đế bèn nhận ra sai lầm, vội vàng xin lỗi Thiền sư. Thiền sư Chí Công liền từ sau cột trụ bước ra cười nói: "Đây chính là thiên giới".
Lục đạo hay Lục giới cũng có thể xem là 6 loại tâm cảnh hoặc trạng thái tình cảm khác nhau. Tình hình đối ứng của lục đạo và tình cảm trong Phật giáo là: Sân hận đối ứng với địa ngục, dục vọng đối ứng với quỷ đói, vô tri đối với súc sinh, ngũ giới đối ứng với cõi người, hiếu chiến đối ứng với Atula, thập thiện đối ứng với cõi trời. Tình cảm của con người luôn nằm trong trạng thái biến đổi thiện ác, khởi phục bất định, từ đó dẫn đến tính không ổn định của hiện tượng sinh mệnh tuần hoàn không ngừng nghỉ. Cho nên, muốn vượt qua nỗi khổ luân hồi, dựa trên giáo huấn của Phật giáo, phải bắt đầu từ huấn luyện tâm tính, điều tiết tình cảm.
Vì thế, giải thoát khỏi sự trói buộc của luân hồi trong quan niệm của Phật giáo kỳ thực là một hành động quan tâm chăm sóc đối với sinh mệnh của con người (đặc biệt là quan tâm chăm sóc lúc lâm chung). Hãy thử tưởng tượng, khi thần thức sắp tan biến, lựa chọn cõi thiện nhiều hưởng lạc hay cõi ác nhiều thống khổ, sẽ thúc dục người lâm chung "tự khảo tra linh hồn mình". Đây là một lần phát hiện lại giá trị của sinh mệnh, có thể khiến người chết nhìn thấy rõ nhân tố không ổn định của hiện tượng sinh mệnh, khiến cho sinh mệnh dần dần đạt đến trạng thái ổn định an tường, đồng thời cũng thúc đẩy người sống khi tại thế xác lập phẩm tính của mình để khi cái chết đến không thấy sợ hãi bởi tứ đại phân chia, linh hồn tiêu tán.
Quan trọng hơn nữa, vượt qua sự câu thúc của luân hồi cũng là nội hàm chân thực trong quan niệm về giá trị sinh mệnh "dĩ giác vi bản" (lấy giác ngộ làm gốc) của Phật giáo. Người lâm chung trong thời khắc sinh tử nguy nan, thức tỉnh cảnh giới sinh mệnh của bản thân, quay về với lạc viên sinh mệnh tự do tịnh độ. Lúc này, sau khi tỉnh ngộ sẽ giống như câu nói của thiền sư Vĩnh Gia đời Đường:"Trong mộng rõ ràng có 6 cõi, tỉnh giấc đại thiên cũng rỗng không", ảo tướng có liên quan đến 6 cõi biến mất, thân tâm không có bất kỳ chướng ngại nào, từ đó mà miễn trừ được nỗi khổ sinh tử mộng ảo điên đảo, có thể lai khứ tự do trong đại thiên thế giới. Đây chính là một loại giải thoát, càng có sự chăm sóc đầy đủ về giá trị tinh thần của sinh mệnh.
Chúng sinh cõi trời được xem là khoái lạc nhất, không phải lo lắng về cơm áo, không phải vì cuộc sống mà phải bôn ba, tuổi thọ rất dài. Nhưng họ cũng có phiền não, khi lâm trung sẽ gặp "năm tướng suy của người trời", và những khoái lạc của một đời hưởng thụ sẽ tan biến triệt để.
- Chúng sinh cõi người có 8 loại phiền não cơ bản: sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tăng hội, cầu bất đắc, ngũ ấm thịnh. Cuộc đời cũng có nhiều khoái lạc nhưng cũng sẽ gặp phải phiền não vô tận.
- Chúng sinh cõi Atula tuy có phúc báo lớn như của người trời, nhưng tâm sân hận của họ quá mạnh dẫn đến trong tâm luôn bị ngọn lửa sân hận thiêu đốt, không ngày nào được an ổn.
- Chúng sinh cõi Súc sinh thường là ngu si vô minh, phải trải qua nỗi khổ của cá lớn nuốt cá bé, súc sinh có phúc báo lớn một chút tuy không bị đói khát nhưng không thể thoát khỏi nỗi khổ bị con người sai khiến
- Thống khổ lớn nhất của quỷ đói là đói khát, ngày ngày không ngừng tìm kiếm thức ăn nhưng lại khó có thể hấp thụ được, chỉ có thể ôm bụng đói mà bôn tẩu khắp nơi.
- Khổ nạn của chúng sinh địa ngục còn gấp ngàn vạn lần năm cõi trên. Trên núi đạo, dưới biển lửa, nhạy vạc dầu chính là cảnh tượng thường thấy của chúng sinh cõi địa ngục. Khủng khiếp hơn nữa, tuổi thọ của chúng sinh địa ngục cực dài, lên đến ngàn vạn năm, khổ nạn dường như không có hồi kết thúc.
húng sinh dưới tác dụng của tâm niệm tham dục, sân hận, ngu si từ vô thủy đến nay tạo nên vô số ác nghiệp, theo lý luận nhân quả nghiệp báo, không ai có thể thoát khỏi vận mệnh của luân hồi. Tinh thần của "Lục đạo Luân hồi" trong Phật giáo là thoát khỏi sự trói buộc của luân hồi, kích thích thái độ quan tâm sâu sắc đối với sinh mệnh của mình.
Phật giáo cho rằng, rơi vào một cõi nào trong 6 cõi có liên quan đến tâm niệm, tình cảm, nhận thức của chúng sinh. Luân hồi cũng có thể xem là ảo tướng tinh thần hư vọng không có thực. Thiên Thai tông cho rằng, chúng sinh nếu sinh khởi một tâm niệm sân hận mãnh liệt, đó chính là một nhân của cõi địa ngục, sinh khởi tâm tương ứng với tâm ngu si chính là nhân của cõi súc sinh. Vì thế chúng sinh luân hồi trong 6 cõi, thực chất là tuần hoàn trong tình cảm nội tại của bản thân.
Tương truyền thời kỳ Nam Bắc triều Lương Vũ Đế yêu cầu thiền sư Chí Công đưa ông đến thiên giới và địa ngục. Thiền sư bèn lớn tiếng quát mắng Lương Vũ Đế. Nhà vua vô cùng tức giận bèn rút kiếm chém Thiền sư. Thiền sư tránh sang bên và nói: "Đây chính là địa ngục". Lương Vũ Đế bèn nhận ra sai lầm, vội vàng xin lỗi Thiền sư. Thiền sư Chí Công liền từ sau cột trụ bước ra cười nói: "Đây chính là thiên giới".
Lục đạo hay Lục giới cũng có thể xem là 6 loại tâm cảnh hoặc trạng thái tình cảm khác nhau. Tình hình đối ứng của lục đạo và tình cảm trong Phật giáo là: Sân hận đối ứng với địa ngục, dục vọng đối ứng với quỷ đói, vô tri đối với súc sinh, ngũ giới đối ứng với cõi người, hiếu chiến đối ứng với Atula, thập thiện đối ứng với cõi trời. Tình cảm của con người luôn nằm trong trạng thái biến đổi thiện ác, khởi phục bất định, từ đó dẫn đến tính không ổn định của hiện tượng sinh mệnh tuần hoàn không ngừng nghỉ. Cho nên, muốn vượt qua nỗi khổ luân hồi, dựa trên giáo huấn của Phật giáo, phải bắt đầu từ huấn luyện tâm tính, điều tiết tình cảm.
Vì thế, giải thoát khỏi sự trói buộc của luân hồi trong quan niệm của Phật giáo kỳ thực là một hành động quan tâm chăm sóc đối với sinh mệnh của con người (đặc biệt là quan tâm chăm sóc lúc lâm chung). Hãy thử tưởng tượng, khi thần thức sắp tan biến, lựa chọn cõi thiện nhiều hưởng lạc hay cõi ác nhiều thống khổ, sẽ thúc dục người lâm chung "tự khảo tra linh hồn mình". Đây là một lần phát hiện lại giá trị của sinh mệnh, có thể khiến người chết nhìn thấy rõ nhân tố không ổn định của hiện tượng sinh mệnh, khiến cho sinh mệnh dần dần đạt đến trạng thái ổn định an tường, đồng thời cũng thúc đẩy người sống khi tại thế xác lập phẩm tính của mình để khi cái chết đến không thấy sợ hãi bởi tứ đại phân chia, linh hồn tiêu tán.
Quan trọng hơn nữa, vượt qua sự câu thúc của luân hồi cũng là nội hàm chân thực trong quan niệm về giá trị sinh mệnh "dĩ giác vi bản" (lấy giác ngộ làm gốc) của Phật giáo. Người lâm chung trong thời khắc sinh tử nguy nan, thức tỉnh cảnh giới sinh mệnh của bản thân, quay về với lạc viên sinh mệnh tự do tịnh độ. Lúc này, sau khi tỉnh ngộ sẽ giống như câu nói của thiền sư Vĩnh Gia đời Đường:"Trong mộng rõ ràng có 6 cõi, tỉnh giấc đại thiên cũng rỗng không", ảo tướng có liên quan đến 6 cõi biến mất, thân tâm không có bất kỳ chướng ngại nào, từ đó mà miễn trừ được nỗi khổ sinh tử mộng ảo điên đảo, có thể lai khứ tự do trong đại thiên thế giới. Đây chính là một loại giải thoát, càng có sự chăm sóc đầy đủ về giá trị tinh thần của sinh mệnh.
Đức Tâm