Ban Văn hoá Trung ương họp triển khai giai đoạn cuối đề án pháp phục
Chiều nay, ngày 27/11, tại Văn phòng Thường trú Ban Văn hoá Trung ương (chùa Pháp Hoa, 870 Trường Sa, phường 14, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh), Ban Văn hoá Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (TƯ GHPGVN) họp triển khai giai đoạn cuối đề án pháp phục Phật giáo Việt Nam. Thượng toạ Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự (HĐTS), Quyền Trưởng ban Văn hoá Trung ương chủ trì cuộc họp.
Tham dự cuộc họp còn có Thượng toạ Thích Trí Chơn, Ủy viên HĐTS, Phó ban Văn hoá TƯ; Thượng toạ Thích Quảng Minh, Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng 2 Ban Văn hoá TƯ; Đại đức Châu Hoài Thái, Ủy viên HĐTS, Phó Thư ký kiêm Trưởng Phân ban Truyền thông Ban Văn hoá TƯ.
Về phía các đơn vị phối hợp có ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Diệt May Việt Nam; bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Diệt Nam Việt Nam; bà Nguyễn Thị Sao kim, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Mốt; bà Cấn Thị Thu Trang, Viện phó Viện Mẫu Thời trang Việt Nam.
Các doanh nghiệp có Tổng Công ty May 10; Công ty Diệt Kim Đông Xuân; Tổng Công ty Việt Thắng; Công ty May Phương Đông; Công ty May Nguyên Dung; Công ty Vina Gio; Công ty Giày Thái Bình.
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thượng toạ Thích Thọ Lạc, Ủy Thư ký HĐTS, Quyền Trưởng ban Văn hoá Trung ương điểm qua quá trình triển khai thực hiện bốn đề án: Ngôn ngữ, Pháp phục, Di sản và Kiến trúc.
Thượng toạ nhấn mạnh tầm quan trọng của bốn đề án, qua đó, kết quả thực hiện đề án pháp phục Phật giáo đã được đưa vào các điều 67, 68, 69, 70 của chương XII của Nội quy Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VIII (2017-2022).
Thượng toạ cho biết, Hoà thượng Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã ban hành Quyết định số 187/CV-HĐTS ngày 20 tháng 9 năm 2018 về việc triển khai, thực hiện Nội quy Ban Tăng sự Trung ương và các Quyết định về mẫu pháp phục, bài khoá tụng theo đề án của Ban Văn hoá Trung ương GHPGVN.
Theo đó, mẫu Pháp phục Phật giáo Việt Nam, gồm: (1) Pháp phục Phật giáo đặc biệt; (2) Pháp phục sử dụng trong Nghi lễ Quốc gia; (3) Các phụ kiện.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Diệt May Việt Nam cho biết các đề án của Ban Văn hoá Trung ương là rất quan trọng; các mẫu Pháp phục Phật giáo Việt Nam cần có đóng dấu xác nhận của Ban Văn hoá Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Ông yêu cầu cần đa dạng hơn nữa thông số chất liệu vải, tăng cường thêm đơn vị phối hợp để đa dạng hoá sản phẩm.
Theo đó, Ông sẽ xây dựng chương trình kết nối giữa Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Hiệp hội Da Giày Việt Nam và các đơn vị để hỗ trợ Ban Văn hoá triển khai, thực hiện đề án Pháp phục Phật giáo.
Theo Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Diệt May Việt Nam, trước mắt có hai việc triển khai thực hiện: Hiệp hội Diệt May đã thành lập công ty thương mại để làm đầu mối thực hiện đề án; cần thống nhất đồ lạnh, trang phục cư sỹ, túi kéo; Hiệp hội, thông qua công ty thương mại sẽ triển khai, thực hiện với đơn vị phối hợp.
Đại diện Hiệp hội da giày Việt Nam nêu một số sáng kiến phối hợp thực hiện đề án.
Đại diện Cty Vina Gio đơn vị thực hiện vali kéo yêu cầu Ban Văn hoá cung cấp mẫu thống nhất để đơn vị triển khai, thực hiện.
Thượng toạ Thích Trí Chơn cung cấp số liệu tự viện, Tăng ni, số lượng pháp phục của chư Tăng; góp ý triển khai, thực hiện đề án và đánh giá cao vai trò của truyền thông trong truyền thông đề án.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thượng toạ Thích Thọ Lạc kết luận một số vấn đề: (1) Tầm quan trọng của đề án pháp phục Phật giáo Việt Nam; (2) Cơ sở pháp lý triển khai, thực hiện đề án. (3) Cho ý kiến về mẫu sản phẩm của vali, giày dép, chất liệu của các sản phẩm, nhãn mác.
Phân ban Thông tin Truyền thông