Bình Dương: Buổi pháp thoại của Hoà thượng Chủ tịch tại khoá ACKH PL.2561
Sáng 06/8 (nhằm ngày 15/6 nhuần), Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (HĐTS GHPGVN) đến thăm và sách tấn chư hành giả an cư tại trường hạ tổ đình Hội Khánh (TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Văn phòng Ban Trị sự Gíao hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương.
Tháp tùng hoà thượng Chủ tịch có HT. Thích Thiện Đức, UV. Thường trực HĐTS, Phó ban Kiểm soát T.Ư.
Cung đón Hoà thượng Chủ tịch HĐTS GHPGVN có HT. Thích Huệ Thông, UV. Thư ký HĐTS, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương, Phó Văn phòng 2 T.Ư GHPGVN cùng chư tôn đức Ban Thường trực HĐTS, chư hành giả an cư tại tổ đình.
HT. Thích Huệ Thông thay mặt Ban Tổ chức khoá an cư đã báo cáo sơ nét về tổ chức trường hạ an cư tại địa bàn tỉnh Bình Dương và tác bạch cung thỉnh Hoà thượng Chủ tịch HĐTS GHPGVN ban bố thời pháp để sách tấn 750 hành giả an cư.
Tại hội trường Ban Trị sự, toàn thể hội chúng đã được nghe thời pháp thoại của Hoà thượng Chủ tịch HĐTS GHPGVN với chủ đề: “Trụ trì và vấn đề trang nghiêm quyến thuộc”.
Theo Hoà thượng Chủ tịch, trong tất cả hiện tượng, từ ý nghĩ đến hành động, từ phạm vi vật chất đến tinh thần, từ phạm vi thế gian đến xuất thế gian, từ phạm vi đạo đức xã hội cho đến đạo đức cứu cánh, dù Đạo hay Đời, tất cả đều có mối tương quan, tương duyên lẫn nhau. Chính yếu tố duyên sanh và quan hệ tất yếu, hữu cơ ấy mà tất cả chúng ta mới hoàn thành Phật sự, hoàn thành sự nghiệp độ sinh, hoằng dương chánh pháp, lợi lạc quần sinh, Tốt đời Đẹp đạo. Do đó, một vị trụ trì cần phải nhận thức sâu sắc và thực hiện một cách tích cực, hữu hiệu vấn đề trang nghiêm quyến thuộc, tạo mối liên hệ mật thiết hữu cơ trên 5 lĩnh vực nhằm thắt chặt mối quan hệ bền vững không những đời này mà cho đến những đời sau, cho đến khi chứng quả Vô thượng Bồ đề. Đó là: 1. Tự tánh quyến thuộc (Quan hệ về mặt bản thể); 2. Hành nghiệp quyến thuộc (Quan hệ về mặt hành động); 3. Thệ nguyện quyến thuộc (Quan hệ về mặt ước nguyện); 4. Tập hợp quyến thuộc (Quan hệ về mặt tập hợp, quy tụ); 5. Bồ đề quyến thuộc (Quan hệ về mặt trí tuệ). Người trụ trì thực hành thành tựu trang nghiêm quyến thuộc, không những vị ấy an trú trong chánh pháp, trên đất tâm, trên cơ sở biểu tượng là pháp tướng mà còn thể hiện sự an trú và phát huy mối liên hệ mật thiết hữu cơ trong chánh pháp, trong chân lý giữa người và người, giữa tình đạo pháp với nhau trong một mục đích chung nhất: “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh. Tiếp dẫn hậu lai báo Phật ân đức.” Được như vậy thì trách nhiệm người xuất gia, Trưởng tử Như Lai, Trung tôn trong đại chúng, phước điền của chúng sanh mới trọn vẹn, chu toàn và cứu cánh như Toàn Nhật Đại Sư huấn thị: “Lưng mang bức tượng Di Đà. Chữ trung chữ hiếu nay đà vẹn phân. Dù qua bao cuộc phong trần. Đạo tâm không để một lần phôi pha.”
Theo Hoà thượng Chủ tịch, trong tất cả hiện tượng, từ ý nghĩ đến hành động, từ phạm vi vật chất đến tinh thần, từ phạm vi thế gian đến xuất thế gian, từ phạm vi đạo đức xã hội cho đến đạo đức cứu cánh, dù Đạo hay Đời, tất cả đều có mối tương quan, tương duyên lẫn nhau. Chính yếu tố duyên sanh và quan hệ tất yếu, hữu cơ ấy mà tất cả chúng ta mới hoàn thành Phật sự, hoàn thành sự nghiệp độ sinh, hoằng dương chánh pháp, lợi lạc quần sinh, Tốt đời Đẹp đạo. Do đó, một vị trụ trì cần phải nhận thức sâu sắc và thực hiện một cách tích cực, hữu hiệu vấn đề trang nghiêm quyến thuộc, tạo mối liên hệ mật thiết hữu cơ trên 5 lĩnh vực nhằm thắt chặt mối quan hệ bền vững không những đời này mà cho đến những đời sau, cho đến khi chứng quả Vô thượng Bồ đề. Đó là: 1. Tự tánh quyến thuộc (Quan hệ về mặt bản thể); 2. Hành nghiệp quyến thuộc (Quan hệ về mặt hành động); 3. Thệ nguyện quyến thuộc (Quan hệ về mặt ước nguyện); 4. Tập hợp quyến thuộc (Quan hệ về mặt tập hợp, quy tụ); 5. Bồ đề quyến thuộc (Quan hệ về mặt trí tuệ). Người trụ trì thực hành thành tựu trang nghiêm quyến thuộc, không những vị ấy an trú trong chánh pháp, trên đất tâm, trên cơ sở biểu tượng là pháp tướng mà còn thể hiện sự an trú và phát huy mối liên hệ mật thiết hữu cơ trong chánh pháp, trong chân lý giữa người và người, giữa tình đạo pháp với nhau trong một mục đích chung nhất: “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh. Tiếp dẫn hậu lai báo Phật ân đức.” Được như vậy thì trách nhiệm người xuất gia, Trưởng tử Như Lai, Trung tôn trong đại chúng, phước điền của chúng sanh mới trọn vẹn, chu toàn và cứu cánh như Toàn Nhật Đại Sư huấn thị: “Lưng mang bức tượng Di Đà. Chữ trung chữ hiếu nay đà vẹn phân. Dù qua bao cuộc phong trần. Đạo tâm không để một lần phôi pha.”
Được biết năm nay, tại tỉnh Bình Dương có 04 trường hạ tập trung đó là: Hội Khánh, Thiên Chơn, Tây Thiên và Bồ Đề Đạo Tràng, và hơn 300 điểm an cư tại chỗ ở các chùa.
Hoài Thái - Minh Ân