ĐĐ.An Đạt chia sẻ về kinh nghiệm tác nghiệp truyền thông Phật giáo
Hoạt động báo chí Việt Nam trong thế kỷ 21 giữa thời điểm bùng nổ thông tin toàn cầu tạo nên một động lực nhanh chóng với sự hỗ trợ tối ưu của các phương tiện công nghệ kỹ thuật. Trong điều kiện ấy, việc tham gia công tác hẳn nhiên không thể hoạt động theo phương pháp, cách thức cũ từ việc đưa tin, ảnh; mà chúng ta cần phải thay đổi cho phù hợp.
Người làm báo - dù là báo Phật giáo - cũng phải đổi mới để tương thích với những chuyển biến lớn lao của xã hội hiện đại. Nhằm thực hiện chức năng của mình trong việc truyền thông “đa phương tiện”, các công cụ phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử, blog… đang dần trở nên phổ biến trong đời sống của nhân loại.
Người làm báo - dù là báo Phật giáo - cũng phải đổi mới để tương thích với những chuyển biến lớn lao của xã hội hiện đại. Nhằm thực hiện chức năng của mình trong việc truyền thông “đa phương tiện”, các công cụ phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử, blog… đang dần trở nên phổ biến trong đời sống của nhân loại.
Đại đức chia sẻ: Chính những chuyển biến trên buộc chúng ta phải có những điều chỉnh phù hợp trong hoạt động báo chí như sau:
- Phải chọn lọc thông tin, dưới hình thức ngắn gọn, thiết thực, kịp thời, nhanh chóng, mới, và “nóng” (hot).
- Trong xu hướng tiếp cận thông tin đa dạng như hiện nay, con người không chỉ tiếp nhận thụ động mà còn chủ động trong việc trao đổi thông tin hai chiều như một nhu cầu cần thiết của đời sống.
- Sự cạnh tranh khốc liệt trong việc cung cấp thông tin đến với độc giả ngày càng đòi hỏi người làm công tác truyền thông phải hết sức nhanh lẹ và kịp thời. Nếu không, đó chỉ là những tin “nguội” thiếu tính hấp dẫn.
Do yêu cầu trên, bắt buộc một cơ quan báo chí, ngoài lực lượng phóng viên cơ hữu của toà soạn, cần phải có sự hỗ trợ tích cực của công tác viên thường trú tại các địa phương, nhằm giúp cho việc truyền tải thông tin kịp thời và nhanh chóng. Cần phải xây dựng thường xuyên hình thái “làm công tác cộng tác viên”:
- Phải trình bày, trang bị cho người làm báo gián tiếp (cộng tác viên) một số kỹ năng phục vụ công tác truyền thông của tờ báo.
- Những vấn đề cơ bản giúp cho cộng tác viên tác nghiệp là điều kiện không thể thiếu và không được xem nhẹ. Bởi vì làm công tác truyền thông là một kỹ năng có tính chuyên môn đặc thù ở dạng thực hành, không phải chỉ là lý thuyết. Cho nên phải nắm qua một số quy trình cơ bản.
Không những thế, Đại đức còn nêu rõ những cách để trình bày cho một bài tin. Một tin tức phải truyền tải một “thông điệp” tới độc giả, thông điệp kết luận của người viết. Trước khi viết, người viết phải suy nghĩ làm thế nào để nổi bật lên thông điệp đó, bằng thông tin, bằng cái mới, cái hấp dẫn, và cái chính xác. Một bản tin đòi hỏi những yếu tố sau: tin tức chính xác, xác định nguồn gốc của tin, công bằng, cân bằng, không thiên vị và thấu đáo.
Cuối cùng, Đại đức nêu ra 13 nguyên tắc khi viết tin cho tất cả học viên nắm rõ, bao gồm:
1. Cố gắng đưa thông tin: Ai, cái gì, ở đâu, tại sao, khi nào, như thế nào, bao nhiêu ngay trong 3 đoạn đầu tiên của tin.
2. Dùng thuật ngữ chuẩn xác và không dùng từ thừa. Viết câu ngắn, từ ngắn thay vì câu dài, từ dài. Hãy rút thông tin quan trọng nhất lên câu đầu tiên của tin trong vòng 14 -20 chữ (không vượt quá 25 chữ). Hãy dùng thì chủ động thay vì bị động.
3. Nên dùng dấu chấm hết câu nhiều hơn các loại dấu khác. Dùng liên từ phù hợp ở đầu các đoạn.
4. Đoạn đầu tiên của tin không vượt quá 40 từ. Ý nghĩa của mỗi đoạn là nội dung bên trong đó, chứ không phải ở độ dài.
5. Hãy sử dụng ngôn ngữ hằng ngày (dễ hiểu) không phải ngôn ngữ, thuật ngữ chuyên ngành của các chính trị gia, luật sư hay các nhà kinh tế học. Hãy giải thích một cách ngắn gọn và phù hợp những gì mà độc già có thể không hiểu.
6. Không được để ý kiến cá nhân chi phối nội dung tin. Không được nói độc giả nên nghĩ gì và làm gì.
7. Cung cấp sớm thông tin về chức năng của (các) tổ chức mà bạn đang viết. Đây là việc của phóng viên chứ không phải của biên tập viên.
8. Sử dụng càng ít từ mang tính trừu tượng càng tốt. Hãy sự dụng từ có ý nghĩa cụ thể, rõ ràng.
9. Sử dụng các câu trích, dẫn (quote) một cách chính xác, đặc biệt là tít của tin.
10. Hãy chú ý việc đang viết tin, bài cho trang báo nào. Các từ viết tắt có thể được chấp nhận đối với các trang bài của bào Phật giáo. Các trang tin hay bài (features) thì cần có những giải thích rõ ràng hơn.
11. Đừng sử dụng những từ mang tính chuyên môn trong tin, nó sẽ khiến độc giả mất tập trung và hầu hết những từ này là không cần thiết.
12. Độc giả của Báo Giác Ngộ là tăng, ni, phật tử nên việc đưa tin phải hết sức thận trọng để mọi người cảm nhận được những diễn biến phát triển của Phật giáo.
13. Luôn để ý đến khả năng bị phản hồi, khó chịu của tăng, ni vì nội dung tin bài.
Buổi chia sẻ kết thúc sau gần 2 tiếng đồng hồ. Toàn thể học viên cũng đã nắm bắt thêm một số điều thiết yếu cho việc viết và trình bày một tin tức.
An Nhiên