Giá trị của đời người
GN - Sống thọ là một trong những điều mà con người thường chúc nhau. Nhưng với Phật giáo, đó chỉ là một trong những điều tốt đẹp tương đối của con người trong cuộc đời này, bao gồm trong lời chúc phúc của chư Tăng đối với Phật tử tại gia, là sống lâu, sắc đẹp, an vui và sức mạnh.
Thường nói cuộc đời là trăm năm, nhưng mấy ai sống được trăm tuổi lại đủ các yếu tố còn lại, đó là sức khỏe, sự minh mẫn tâm trí, an vui và tự chủ trong các sinh hoạt cá nhân.
Đức Trưởng lão HT.Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN năm nay đã ngoài trăm tuổi, trong một dịp đặc biệt trả lời phỏng vấn báo Giác Ngộ, nói về tuổi thọ, ngài dạy một cách bình dị mà sâu sắc: “Tuổi thọ không phải là thước đo giá trị của đời người. Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo”.
Nói cách khác, chất lượng thiện lành trong suy nghĩ, lời nói và hành động của mỗi người chính là thước đo giá trị mà người đó đã cống hiến, góp mặt vào cuộc đời này, chứ không phải nguồn gốc xuất thân, những gì thể hiện qua địa vị xã hội, tài sản sở hữu, v.v…
Một người nỗ lực và có được sự thăng tiến trong tổ chức, nhưng không kiểm soát được lòng tham, thì có thể trở thành tội phạm; một doanh nhân chỉ vì lợi nhuận mà làm ăn thiếu trung thực thì cũng có thể hủy hoại cả sự nghiệp, danh tiếng của mình trong nháy mắt, không thể cứu vãn.
Người xưa có câu: “cái quan định luận”, đời người khi đậy nắp quan tài lại mới có thể nhận định, đánh giá về những việc làm của họ đã làm.
Có những sự ra đi để lại nhiều thương tiếc, lưu luyến; cũng có sự kết thúc đời người là lúc dư luận đàm tiếu, thiếu sự thiện cảm.
Với người lãnh đạo, suy nghĩ, lời nói và việc làm của họ có ảnh hưởng đến số đông, thì giá trị đời sống của họ chính là những cống hiến cho dân tộc.
Trong tuần qua, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, người con của quê hương Củ Chi, TP.HCM qua đời ở tuổi 85 đã để lại trong lòng nhiều giới những ấn tượng sâu sắc về vai trò của người thuyền trưởng Chính phủ trong chặng đường ban đầu đổi mới và hội nhập của đất nước.
Ông đã lèo lái con thuyền đất nước ra khơi, vượt qua sóng gió của giai đoạn khó khăn, để lại nhiều dấu ấn quan trọng ở thời kỳ xây dựng và phát triển, đặc biệt về phương diện kinh tế, với một quyết tâm cao, huy động sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc.
Sau khi từ nhiệm một năm trước thời hạn, ông đã trở về quê hương Củ Chi, một huyện ngoại thành TP.HCM sinh sống giữa lòng dân, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp về sự thân tình, giản dị, gần gũi của một người đã nỗ lực cống hiến cho đất nước. Những gì mà người dân thể hiện trong những ngày linh cữu ông quàn tại tư gia đã phần nào nói lên điều đó.
Giá trị thực sự của một con người không phải chỉ ở những gì họ có được, mà chính là ở chất lượng của sự cho đi, sự hiến tặng vì lợi ích cho số đông. Càng cho đi, một cách chân thành, thì chính họ sẽ nhận lại điều thiện lành, tốt đẹp, sự kính trọng của xã hội.
Nói như Đức Pháp chủ - Trưởng lão HT.Thích Phổ Tuệ, đó chính là người có sứ mệnh cao cả, đã làm trọn ý nghĩa của đời người. Giá trị đó không bị hạn hữu trong tuổi thọ, mà sống mãi trong lòng dân, trong tâm trí của nhiều người.
Thường nói cuộc đời là trăm năm, nhưng mấy ai sống được trăm tuổi lại đủ các yếu tố còn lại, đó là sức khỏe, sự minh mẫn tâm trí, an vui và tự chủ trong các sinh hoạt cá nhân.
Đức Trưởng lão HT.Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN năm nay đã ngoài trăm tuổi, trong một dịp đặc biệt trả lời phỏng vấn báo Giác Ngộ, nói về tuổi thọ, ngài dạy một cách bình dị mà sâu sắc: “Tuổi thọ không phải là thước đo giá trị của đời người. Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo”.
Nói cách khác, chất lượng thiện lành trong suy nghĩ, lời nói và hành động của mỗi người chính là thước đo giá trị mà người đó đã cống hiến, góp mặt vào cuộc đời này, chứ không phải nguồn gốc xuất thân, những gì thể hiện qua địa vị xã hội, tài sản sở hữu, v.v…
Một người nỗ lực và có được sự thăng tiến trong tổ chức, nhưng không kiểm soát được lòng tham, thì có thể trở thành tội phạm; một doanh nhân chỉ vì lợi nhuận mà làm ăn thiếu trung thực thì cũng có thể hủy hoại cả sự nghiệp, danh tiếng của mình trong nháy mắt, không thể cứu vãn.
Người xưa có câu: “cái quan định luận”, đời người khi đậy nắp quan tài lại mới có thể nhận định, đánh giá về những việc làm của họ đã làm.
Có những sự ra đi để lại nhiều thương tiếc, lưu luyến; cũng có sự kết thúc đời người là lúc dư luận đàm tiếu, thiếu sự thiện cảm.
Với người lãnh đạo, suy nghĩ, lời nói và việc làm của họ có ảnh hưởng đến số đông, thì giá trị đời sống của họ chính là những cống hiến cho dân tộc.
Trong tuần qua, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, người con của quê hương Củ Chi, TP.HCM qua đời ở tuổi 85 đã để lại trong lòng nhiều giới những ấn tượng sâu sắc về vai trò của người thuyền trưởng Chính phủ trong chặng đường ban đầu đổi mới và hội nhập của đất nước.
Ông đã lèo lái con thuyền đất nước ra khơi, vượt qua sóng gió của giai đoạn khó khăn, để lại nhiều dấu ấn quan trọng ở thời kỳ xây dựng và phát triển, đặc biệt về phương diện kinh tế, với một quyết tâm cao, huy động sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc.
Sau khi từ nhiệm một năm trước thời hạn, ông đã trở về quê hương Củ Chi, một huyện ngoại thành TP.HCM sinh sống giữa lòng dân, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp về sự thân tình, giản dị, gần gũi của một người đã nỗ lực cống hiến cho đất nước. Những gì mà người dân thể hiện trong những ngày linh cữu ông quàn tại tư gia đã phần nào nói lên điều đó.
Giá trị thực sự của một con người không phải chỉ ở những gì họ có được, mà chính là ở chất lượng của sự cho đi, sự hiến tặng vì lợi ích cho số đông. Càng cho đi, một cách chân thành, thì chính họ sẽ nhận lại điều thiện lành, tốt đẹp, sự kính trọng của xã hội.
Nói như Đức Pháp chủ - Trưởng lão HT.Thích Phổ Tuệ, đó chính là người có sứ mệnh cao cả, đã làm trọn ý nghĩa của đời người. Giá trị đó không bị hạn hữu trong tuổi thọ, mà sống mãi trong lòng dân, trong tâm trí của nhiều người.