Kết luận Tọa đàm “Văn hóa Phật giáo Việt Nam - thống nhất trong đa dạng"
Sau hơn 3 giờ đồng hồ, dưới sự chứng minh của Chư tôn giáo phẩm Hội đồng chứng minh, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đại diện các Ban ngành viện trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh thành, đại diện các Hệ phái Phật giáo Việt Nam, chúng ta đã được nghe các báo cáo về quá trình thực hiện Đề án của Ban Văn hóa trung ương trong 2 năm qua, báo cáo chi tiết 4 nội dung: Ngôn ngữ, Pháp phục, Kiến trúc, Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam của các đối tác thực hiện Đề án và các ý kiến trao đổi thảo luận rất sôi nổi, nhiệt tình, tâm huyết của các chuyên gia, các đại biểu, Tăng Ni của các hệ phái Phật giáo Bắc tông, Nam tông Khmer, Nam tông Kinh, Khất sĩ. Trên cơ sở các ý kiến chỉ đạo, trao đổi, thảo luận về những nội dung cần thống nhất, tôi xin kết luận như sau:
- Các vấn đề chung
- Phật giáo đồng hành cùng lịch sử, dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, văn hóa Phật giáo Việt Nam là bộ phận quan trọng hình thành truyền thống văn hóa Việt Nam.
- Trước thực trạng phát triển của văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay, việc đặt ra vấn đề nghiên cứu, định hướng đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam là vô cùng cấp thiết và là vấn đề trăn trở của Giáo hội, là mong mỏi của các Tăng ni, Phật tử.
- Các nội dung cụ thể:
2.1. Giai đoạn 2016 - 2017 (Đại hội Phật giáo toàn quốc 11/2017):
- Hoàn thành những bài kinh tụng chung bằng tiếng Việt cho các hệ pháithuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Cụ thể như:
+Kinh tụng chung trong nghi lễ quốc gia và quốc tế, như: Phật Đản, Vu Lan, cầu an, cầu siêu, hiến trai…
+ Kinh nhật tụng, như: Kinh Chuyển pháp luân (khóa sáng), Kinh Di giáo (khóa tối)…
- Hoàn thành bộ mẫu hoành phi, câu đối trong và ngoài tự viện.
-Thống nhất sử dụng màu vàng cho bộ lễ phục chung (bao gồm: Y, Hậu, đãi, mũ, dép…) theo giới phẩm, giáo phẩm cho các hệ phái sử dụng chung trong các nghi lễ quốc gia, quốc tế và hoàn thành để cho các tăng ni sử dụng bắt đầu từ Đại hội Phật giáo Việt Nam, tháng 11/2017
2.2. Giai đoạn 2017 về sau
2.2.1. Về Ngôn ngữ Phật giáo Việt Nam
- Thống nhất nghiên cứu, xây dựng các bài kinh phổ thông, kinh nhật tụng bằng tiếng Việt (nhật tụng của các hệ phái), nhằm nâng cao nhận thức cho Tăng Ni và Phật tử về Phật học, đảm bảo tính thiêng liêng của Phật giáo và đạt được mục đích thiết thực sự truyền dạy của Đức Phật.
- Thống nhất tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn, biên dịch bộ Đại tạng kinh và bộ Từ điển Phật học Việt Nam (công việc này sẽ được tiến hành lâu dài).
- Thống nhất sử dụng song ngữ/chú thích cho các biển tên, bia ký, hoành phi câu đối, minh văn lạc khoản… đối với các di sản đã và đang tồn tại (Hán - Việt, Pali/Khmer - Việt…). Sử dụng chữ Quốc ngữ (Việt) trong các công trình Phật giáo xây mới (nhằm nâng cao hiệu quả phổ biến, truyền bá tư tưởng Phật giáo tới Phật tử, công chúng).- Tôn trọng, duy trì truyền thống ngôn ngữ của các Hệ phái (bởi chính sự đa dạng đó mới góp phần tạo nên nét đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam).
2.2.2. Về Pháp phục Phật giáo Việt Nam
Tiếp tục xây dựng, quy định pháp phục (bao gồm: lễ phục, lễ phục đặc biệt, giáo phục, thường phục và các phụ kiện khác) cho từng giới phẩm hay giáo phẩm trong từng Hệ phái để thuận lợi cho việc nhận dạng và quản lý Tăng, Ni và Phật tử, đảm bảo sự tôn nghiêm, trang trọng, cũng như nét đặc trưng của pháp phục Phật giáo Việt Nam.
2.2.3. Về Kiến trúc và Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam
- Thống nhất bảo tồn các yếu tố truyền thống (vật thể và phi vật thể) từ cảnh quan không gian, bố cục, kết cấu, trang trí, bài trí tượng pháp, đồ thờ… đối với các công trình kiến trúc Phật giáo đã và đang tồn tại.
- Chú trọng yếu tố phi vật thể (ý nghĩa) của kiến trúc Phật giáo Việt Nam (không gian cảnh quan, bố cục, công năng và từng chi tiết kiến trúc…) trong việc trùng tu hoặc xây dựng mới công trình kiến trúc Phật giáo.
- Nghiên cứu, xây dựng bộ nguyên tắc và thiết kế một số mẫu kiến trúc ứng dụng trong một số trường hợp cụ thể (về quy mô, loại hình… thuộc các hệ phái, vùng miền) để tham khảo quy chuẩn/làm cơ sở cho các công trình kiến trúc Phật giáo khi tiến hành bảo tồn, trùng tu hoặc xây dựng mới tạo nên đặc trưng kiến trúc Phật giáo Việt Nam đảm bảo tính truyền thống, tính dân tộc và tính thời đại. Trong đó, cần quan tâm yếu tố đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tu tập của Tăng Ni, Phật tử, công chúng phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển của Phật giáo Việt Nam trong thời đại mới.2.3. Về phương thức thực hiện
- Nghiên cứu quy trình thực hiện; phân chia thành các bước, các giai đoạn thực hiện (trước mắt, lâu dài).
- Ban Văn hóa trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chủ trì phối hợp với các đối tác hoàn thiện giai đoạn 1/bước 1 của Đề án, hoàn thiện hồ sơ kết quả, trình Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê duyệt làm cơ sở phổ biến tới toàn Tăng Ni, Phật tử triển khai thực hiện.
- Chuẩn bị các nội dung để Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm việc, thống nhất trong quản lý, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Phật giáo (thực hiện trùng tu, tôn tạo, xây dựng mới các công trình kiến trúc Phật giáo…).
- Đối với Đề án Pháp phục: tiếp tục nghiên cứu, định hướng và thiết kế mẫu pháp phục riêng cho từng hệ phái làm cơ sở trình Giáo hội phê duyệt, phổ biến tới toàn tăng ni, Phật tử.
- Đối với Kiến trúc Phật giáo Việt Nam: tiếp tục nghiên cứu, tổ chức thi thiết kế một số bộ mẫu/công trình kiến trúc Phật giáo cụ thể thuộc từng hệ phái trong những điều kiện cụ thể để làm cơ sở trình Giáo hội Phật giáo Việt Nam phổ biến, định hướng cho các công trình kiến trúc Phật giáo xây mới.
Kiến nghị:
Để các định hướng, mục tiêu trên được khả thi, hiệu quả trong quá trình triển khai/ứng dụngkết quả Đề án vào thực tiễn, đề nghị Hội đồng chứng minh, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam:
- Thẩm định, phê duyệt kết quả nghiên cứu đề án của từng giai đoạn, để cho Ban Văn hóa Trung ương có cơ sở thực hiện những bước tiếp theo.
- Chỉ đạo các Ban, Viện, cơ sở đào tạo, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh thành… tăng cường phổ biến các quy định, kiến thức về văn hóa Phật giáo Việt Nam (ngôn ngữ, pháp phục, kiến trúc, di sản…) cho các tăng, ni, Phật tử dưới các hình thức giáo dục, phổ biến phù hợp.
- Chủ động liên kết với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo tồn di sản và chỉ đạo các ban, viện liên quan của Giáo hội cùng nhau nghiên cứu, thống nhất các vấn đề về quản lý, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Phật giáo một cách hiệu quả nhất.Một số hình ảnh về hoạt động khảo sát 4 đề án :
Văn hóa Phật giáo Việt Nam