Khuyến khích nghiên cứu và truyền bá Phật giáo tại Mỹ
Trường Cao đẳng Nhân văn gần đây đã ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo (Center for Buddhist Studies - CBS) mới.
CBS sẽ tập trung vào việc thúc đẩy nghiên cứu về Phật giáo và những ảnh hưởng của Phật giáo, cả trong quá khứ và hiện tại.
Theo ông Jiang Wu, giám đốc trung tâm, đây cũng là một cách để khuyến khích nghiên cứu của sinh viên về Phật giáo và truyền bá ý tưởng Phật giáo đến những sinh viên chưa tham gia.
Ông nói: "Chúng tôi rất biết ơn khi có sự hỗ trợ đầy đủ của Trường Cao đẳng Nhân văn. Đây là một nỗ lực có suy xét, có tính toán để đưa chúng ta về phía trước".
Trung tâm này nhằm mục đích thay đổi cách thức mà nhân văn được nghiên cứu, làm cho nó trở thành một lĩnh vực hợp tác hơn.
"Các nghiên cứu nhân văn truyền thống ... chỉ là về bản thân bạn ... đọc sách, viết sách, xuất bản các bài báo", Wu nói. "Thật kỳ lạ khi một nhóm các nhà khoa học nhân văn đã thúc đẩy, thiết lập một trung tâm, để tạo ra một chương trình phổ biến kiến thức".
Trung tâm mới đặc biệt quan tâm đến việc hỗ trợ sinh viên tham gia Nghiên cứu Đông Á. "Chúng tôi cung cấp các chương trình đào tạo bằng cấp, chẳng hạn như chương trình đào tạo nghiên cứu Phật giáo, và chúng tôi cung cấp sự giám sát cho sinh viên", Wu nói.
CBS, tự hào có một cộng đồng phong phú các sinh viên sau đại học, muốn phát triển một khía cạnh đại học mạnh mẽ hơn.
"Đối với những người quan tâm đến Phật giáo, họ luôn có thể tìm thấy nhiều khóa học, bài giảng và các hoạt động thú vị được cung cấp bởi trung tâm", Nan Ouyang, trợ lý sau đại học tại CBS và là tiến sĩ ứng cử viên thuộc Vụ Nghiên cứu Đông Á cho biết. "Đối với những người không hiểu biết về Phật giáo, trung tâm sẽ mở ra một cửa sổ mới cho họ biết rõ hơn về sự đa dạng của thế giới".
Với cơ hội học tập ở nước ngoài dành cho sinh viên, gần đây nhất trong mùa hè này với các chuyến đi đến Trung Quốc và Bhutan, trung tâm sẽ mời các diễn giả khách mời. Trung tâm cũng sẽ bắt đầu trao một Giải thưởng dành cho Sinh viên Xuất sắc hàng năm về Nghiên cứu Phật học, với giải thưởng 1.500 USD.
Là một đơn vị không thuộc học thuật, CBS sử dụng mô hình tài trợ tư nhân thông qua các khoản tài trợ. Hiện tại, trung tâm tập trung nỗ lực để bảo đảm cho một khoản tài trợ 5-7 triệu USD mỗi năm, một con số mà Wu cảm thấy có tính bền vững cao. Tổ chức Khyentse đã tỏ ra vô cùng hào phóng về những đóng góp của mình cho CBS.
Tổ chức này đã tài trợ cho một loạt bài giảng của Phật giáo, cũng như dự án tương lai ở Trung Quốc cho sinh viên Đại học Arizona (UA).
"CBS cung cấp những con đường mới cho nghiên cứu truyền thống, bao gồm kỹ thuật số. Và với Khoa Nhân văn ứng dụng mới ... nó mang đến một số cơ hội độc nhất cho việc kết hợp giữa các phương pháp tiếp cận truyền thống và các phương pháp hiện đại", Tiến sĩ Albert Welter, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Đông Á. Sự ra đời của trung tâm đến vào thời điểm khi các quốc gia châu Á nằm trong số những nước lớn nhất trên toàn cầu. Trung Quốc và Nhật Bản là hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới.
"Chúng ta đang trong quá trình nhìn thấy sức mạnh kinh tế mới mẽ của châu Á đang chuyển thành ảnh hưởng chính trị và văn hoá", Welter nói.
Không chỉ là Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo mới cho UA, nó cũng là mới mẽ đối với vùng Tây Nam nước Mỹ. Mặc dù một số ít các trường đại học lớn có các trung tâm tương tự trong khuôn viên trường của họ, nhưng trung tâm của UA là khu vực đầu tiên trong số các khu vực.
Cả Wu và Welter đều bày tỏ sự hào hứng về việc tạo ra trung tâm mới và tương lai của nó.
"Chúng ta sẽ làm điều gì đó tuyệt vời, mặc dù nó vẫn chưa xảy ra", Wu nói. "Đây là một nghiên cứu tôn giáo. Đầu tiên bạn phải tin điều đó".
Các vị Lama thực hiện Mandala bằng cát theo truyền thống Tây Tang tại Đại học Arizona
Theo ông Jiang Wu, giám đốc trung tâm, đây cũng là một cách để khuyến khích nghiên cứu của sinh viên về Phật giáo và truyền bá ý tưởng Phật giáo đến những sinh viên chưa tham gia.
Ông nói: "Chúng tôi rất biết ơn khi có sự hỗ trợ đầy đủ của Trường Cao đẳng Nhân văn. Đây là một nỗ lực có suy xét, có tính toán để đưa chúng ta về phía trước".
Trung tâm này nhằm mục đích thay đổi cách thức mà nhân văn được nghiên cứu, làm cho nó trở thành một lĩnh vực hợp tác hơn.
"Các nghiên cứu nhân văn truyền thống ... chỉ là về bản thân bạn ... đọc sách, viết sách, xuất bản các bài báo", Wu nói. "Thật kỳ lạ khi một nhóm các nhà khoa học nhân văn đã thúc đẩy, thiết lập một trung tâm, để tạo ra một chương trình phổ biến kiến thức".
Trung tâm mới đặc biệt quan tâm đến việc hỗ trợ sinh viên tham gia Nghiên cứu Đông Á. "Chúng tôi cung cấp các chương trình đào tạo bằng cấp, chẳng hạn như chương trình đào tạo nghiên cứu Phật giáo, và chúng tôi cung cấp sự giám sát cho sinh viên", Wu nói.
CBS, tự hào có một cộng đồng phong phú các sinh viên sau đại học, muốn phát triển một khía cạnh đại học mạnh mẽ hơn.
"Đối với những người quan tâm đến Phật giáo, họ luôn có thể tìm thấy nhiều khóa học, bài giảng và các hoạt động thú vị được cung cấp bởi trung tâm", Nan Ouyang, trợ lý sau đại học tại CBS và là tiến sĩ ứng cử viên thuộc Vụ Nghiên cứu Đông Á cho biết. "Đối với những người không hiểu biết về Phật giáo, trung tâm sẽ mở ra một cửa sổ mới cho họ biết rõ hơn về sự đa dạng của thế giới".
Với cơ hội học tập ở nước ngoài dành cho sinh viên, gần đây nhất trong mùa hè này với các chuyến đi đến Trung Quốc và Bhutan, trung tâm sẽ mời các diễn giả khách mời. Trung tâm cũng sẽ bắt đầu trao một Giải thưởng dành cho Sinh viên Xuất sắc hàng năm về Nghiên cứu Phật học, với giải thưởng 1.500 USD.
Là một đơn vị không thuộc học thuật, CBS sử dụng mô hình tài trợ tư nhân thông qua các khoản tài trợ. Hiện tại, trung tâm tập trung nỗ lực để bảo đảm cho một khoản tài trợ 5-7 triệu USD mỗi năm, một con số mà Wu cảm thấy có tính bền vững cao. Tổ chức Khyentse đã tỏ ra vô cùng hào phóng về những đóng góp của mình cho CBS.
Tổ chức này đã tài trợ cho một loạt bài giảng của Phật giáo, cũng như dự án tương lai ở Trung Quốc cho sinh viên Đại học Arizona (UA).
"CBS cung cấp những con đường mới cho nghiên cứu truyền thống, bao gồm kỹ thuật số. Và với Khoa Nhân văn ứng dụng mới ... nó mang đến một số cơ hội độc nhất cho việc kết hợp giữa các phương pháp tiếp cận truyền thống và các phương pháp hiện đại", Tiến sĩ Albert Welter, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Đông Á. Sự ra đời của trung tâm đến vào thời điểm khi các quốc gia châu Á nằm trong số những nước lớn nhất trên toàn cầu. Trung Quốc và Nhật Bản là hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới.
"Chúng ta đang trong quá trình nhìn thấy sức mạnh kinh tế mới mẽ của châu Á đang chuyển thành ảnh hưởng chính trị và văn hoá", Welter nói.
Không chỉ là Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo mới cho UA, nó cũng là mới mẽ đối với vùng Tây Nam nước Mỹ. Mặc dù một số ít các trường đại học lớn có các trung tâm tương tự trong khuôn viên trường của họ, nhưng trung tâm của UA là khu vực đầu tiên trong số các khu vực.
Cả Wu và Welter đều bày tỏ sự hào hứng về việc tạo ra trung tâm mới và tương lai của nó.
"Chúng ta sẽ làm điều gì đó tuyệt vời, mặc dù nó vẫn chưa xảy ra", Wu nói. "Đây là một nghiên cứu tôn giáo. Đầu tiên bạn phải tin điều đó".