Lễ hội Phật Đản tại chùa Pháp Hoa, Q3, HCM - Thả đèn hoa đăng cầu bình an
Tối 28-5 (nhằm ngày 14-4 âm lịch), hàng ngàn người dân đã đến chùa Pháp Hoa, quận 3, TP HCM dâng hương tỏ lòng thánh kính lên Đức Phật và thả hoa đăng xuống dòng kênh Nhiêu Lộc cầu bình an nhân Lễ Phật đản.
Phật Đản hay còn gọi là Vesak, là ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm.
Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, ngày này chỉ là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca.
Tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn). Ngày Phật Đản hay lễ Vesak, Tam Hiệp được kỷ niệm vào các ngày khác nhau, tùy theo quốc gia.
Từ năm 1999, lễ Phật đản được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Ngoài ra, lễ Phật đản còn là một trong ba lễ cấu thành lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak.
Một số quốc gia với đa số Phật tử chịu ảnh hưởng Bắc tông (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam) thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Các quốc gia theo Nam tông thường tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng 4 âm lịch hay là ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch. Theo ý nghĩa dân gian thì hình ảnh hoa đăng có nghĩa là đèn hoa. Lễ hội thả Hoa đăng là lễ hội thắp đèn được trang trí bằng những chiếc đèn hoa. Hình ảnh Hoa đăng được thắp sáng nhằm mục đích tôn vinh những giá trị tinh thần, giá trị tâm linh và văn hóa của người Việt Nam vào những ngày lễ lớn.
Đặc biệt là lễ hội đầu năm mới, lễ Thượng Nguyên, Lễ Phật Đản đốt đèn để mừng lễ hội, cầu nguyện quốc thái dân an, cầu âm siêu dương thái. Hình ảnh Hoa đăng được thả trên sông vừa ấm cúng, thẩm mỹ, giàu truyền thống vừa mang lại giá trị tâm linh mở đầu cho một tương lai tốt đẹp.
Có thể tổ chức đốt đèn trong chùa tháp, tổ đường, hoặc thả đèn trên sông và thả các loại thủy sinh. Đây là một nghĩa cử đầy nhân bản, nhân văn về việc bảo vệ môi trường sinh thái, làm cho lễ hội càng thêm nhiều ý nghĩa, tâm niệm tốt đẹp và truyền cho nhau. Cầu chúc nhau một tâm niệm yêu thương nhân bản. Nhiều năm qua, lễ thả hoa đăng đầy ý nghĩa nhân Lễ Phật đản đã trở thành hoạt động thường niên của chùa Pháp Hoa thế nên từ rất sớm, đông đảo Phật tử đã đến để viết lời cầu nguyện lên giấy và chụp ảnh cùng hàng ngàn chiếc hoa đăng đủ màu sắc được bày khắp lối đi.
Mỗi ngọn đèn hoa đăng được đốt lên, mỗi người cầu nguyện vào đó một tâm niệm thiện lành, một tâm niệm an lạc cho mình và cho mọi người. Sau khi chư Tăng làm lễ, các Phật tử và người dân mỗi người một hoa đăng di chuyển thành hàng đến bờ kênh. Để tránh chen lấn do đông người, nhà chùa đã bố trí người hỗ trợ nhận hoa đăng rồi xếp lên mâm đưa xuống dòng sông. Những chiếc đèn nối đuôi nhau nhuộm sáng rực, chạy dài trên mặt kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Dịp lễ Phật đản không chỉ thu hút rất đông người dân đến chùa mà ở hai bên đường Trường Sa, Hoàng Sa, dọc theo chân cầu Lê Văn Sĩ cũng chật kín người đến theo dõi màn thả hoa đăng đẹp mắt. Mỗi ngọn đèn trên tay là một lời cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nhân loại hạnh phúc và nhân dân an lạc. Mỗi ngọn đèn trên tay là ánh sáng xóa hết mọi khổ đau để cùng nhau xây dựng một đất nước tươi đẹp và phồn vinh, hướng đến một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mỗi ngọn đèn trên tay là một lời cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nhân loại hạnh phúc và nhân dân an lạc.
Sau đây là hình ảnh được phóng viên ghi lại tại buổi lễ :
Thích Nhật Chiếu
Phật Đản hay còn gọi là Vesak, là ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm.
Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, ngày này chỉ là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca.
Tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn). Ngày Phật Đản hay lễ Vesak, Tam Hiệp được kỷ niệm vào các ngày khác nhau, tùy theo quốc gia.
Từ năm 1999, lễ Phật đản được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Ngoài ra, lễ Phật đản còn là một trong ba lễ cấu thành lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak.
Một số quốc gia với đa số Phật tử chịu ảnh hưởng Bắc tông (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam) thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Các quốc gia theo Nam tông thường tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng 4 âm lịch hay là ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch. Theo ý nghĩa dân gian thì hình ảnh hoa đăng có nghĩa là đèn hoa. Lễ hội thả Hoa đăng là lễ hội thắp đèn được trang trí bằng những chiếc đèn hoa. Hình ảnh Hoa đăng được thắp sáng nhằm mục đích tôn vinh những giá trị tinh thần, giá trị tâm linh và văn hóa của người Việt Nam vào những ngày lễ lớn.
Đặc biệt là lễ hội đầu năm mới, lễ Thượng Nguyên, Lễ Phật Đản đốt đèn để mừng lễ hội, cầu nguyện quốc thái dân an, cầu âm siêu dương thái. Hình ảnh Hoa đăng được thả trên sông vừa ấm cúng, thẩm mỹ, giàu truyền thống vừa mang lại giá trị tâm linh mở đầu cho một tương lai tốt đẹp.
Có thể tổ chức đốt đèn trong chùa tháp, tổ đường, hoặc thả đèn trên sông và thả các loại thủy sinh. Đây là một nghĩa cử đầy nhân bản, nhân văn về việc bảo vệ môi trường sinh thái, làm cho lễ hội càng thêm nhiều ý nghĩa, tâm niệm tốt đẹp và truyền cho nhau. Cầu chúc nhau một tâm niệm yêu thương nhân bản. Nhiều năm qua, lễ thả hoa đăng đầy ý nghĩa nhân Lễ Phật đản đã trở thành hoạt động thường niên của chùa Pháp Hoa thế nên từ rất sớm, đông đảo Phật tử đã đến để viết lời cầu nguyện lên giấy và chụp ảnh cùng hàng ngàn chiếc hoa đăng đủ màu sắc được bày khắp lối đi.
Mỗi ngọn đèn hoa đăng được đốt lên, mỗi người cầu nguyện vào đó một tâm niệm thiện lành, một tâm niệm an lạc cho mình và cho mọi người. Sau khi chư Tăng làm lễ, các Phật tử và người dân mỗi người một hoa đăng di chuyển thành hàng đến bờ kênh. Để tránh chen lấn do đông người, nhà chùa đã bố trí người hỗ trợ nhận hoa đăng rồi xếp lên mâm đưa xuống dòng sông. Những chiếc đèn nối đuôi nhau nhuộm sáng rực, chạy dài trên mặt kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Dịp lễ Phật đản không chỉ thu hút rất đông người dân đến chùa mà ở hai bên đường Trường Sa, Hoàng Sa, dọc theo chân cầu Lê Văn Sĩ cũng chật kín người đến theo dõi màn thả hoa đăng đẹp mắt. Mỗi ngọn đèn trên tay là một lời cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nhân loại hạnh phúc và nhân dân an lạc. Mỗi ngọn đèn trên tay là ánh sáng xóa hết mọi khổ đau để cùng nhau xây dựng một đất nước tươi đẹp và phồn vinh, hướng đến một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mỗi ngọn đèn trên tay là một lời cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nhân loại hạnh phúc và nhân dân an lạc.
Sau đây là hình ảnh được phóng viên ghi lại tại buổi lễ :
Thích Nhật Chiếu