Nhà sư cưu mang trẻ em nghèo ở Ấn Độ
Tuy nhiên, thầy nói, chỉ khi trở lại Dharamsala vào năm 2001 mới nhận ra mục tiêu thứ hai của mình xa hơn, rằng Phật giáo có nhiều điều để dạy mình.
Nhà sư Lobsang bên những trẻ em nghèo Ấn Độ.
Nhờ lòng từ của thầy, các em được cưu mang, được học hành...
Thầy Lobsang nói: "Có 2 đứa trẻ thường theo tôi khi tôi đi từ nhà đến tu viện, chờ tôi bên ngoài cả ngày, và đi theo tôi trở lại, cầu xin bố thí một đồng tiền hoặc một cái gì đó để ăn. Rồi một ngày nọ, vào tháng 7 năm đó, thầy nhìn thấy cả 2 đang tìm kiếm trong một đống rác bên ngoài chỗ ở một phòng của mình, các em tìm kiếm cái gì đó để ăn.
"Ý nghĩ đầu tiên của tôi là những đứa trẻ này sẽ không sống lâu bằng cách nhặt thức ăn từ đường phố. Nhưng tôi không biết làm thế nào để giúp chúng. Tôi không biết nhiều về nền văn hóa Ấn Độ và tất cả những người tôi đã nói chuyện đều xua đuổi những đứa trẻ này như là những kẻ nhặt rác và trộm cắp", thầy nói.
Đó là khoảnh khắc chấn động của thầy. "Lương tâm của tôi đã đánh lừa tôi. Là một tín đồ của Đức Đạt Lai Lạt Ma và là một người học Phật, làm sao tôi có thể cho phép điều đó xảy ra?", vị Lạt-ma 44 tuổi nói.
Đó là động lực để nhà sư thành lập Tổ chức Tín thác Từ thiện Tong Len ở làng Sarah, cách Mcleodganj 15 km, với sự hậu thuẫn tài chính của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Ngày nay, có 107 trẻ, chủ yếu là những người nhặt rác từ những khu ổ chuột của Thung lũng Kangra, ở lại Tong Len. Đối với việc học của chúng, Tổ chức liên kết với Trường THPT Hình mẫu Dayanand.
Meenakshi Gautam, hiệu trưởng trường Dayanand nói: "Chúng tôi rất may mắn được tham gia vào sáng kiến này. Có gần 100 học viên từ Tong Len cùng với chúng tôi".
Lobsang nói rằng thầy thường trả 150 rupi mỗi tháng cho bố mẹ để giữ cho con cái của họ ở Tong Len. "Nhưng khi con số này gia tăng, chúng tôi nghĩ chúng tôi sẽ sử dụng tiền để cung cấp các tiện ích tốt hơn ở Tong Len", thầy nói.