Ninh Bình: Triển khai đề án Pháp phục Phật giáo Việt Nam tại buổi Lễ khai pháp Trường hạ cơ sở 2
Sáng nay, ngày 18-07-2020 (ngằm ngày 28 tháng 5 năm Canh tý) tại Trường hạ cơ sở 2 chốn Tổ Kim Liên (Chùa Đồng Đắc) xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình làm lễ khai pháp khóa An cư Kết hạ PL. 2564- DL. 2020. Đồng thời triển khai đề án pháp phục Phật giáo Việt Nam.
Buổi lễ được cung đón Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm- Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN; TT. Thích Thọ Lạc- UV Thư ký HĐTS, Trưởng Ban Văn hóa TƯ GHPGVN, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Ninh Bình; TT. Thích Thanh Tình- UV HĐTS, Phó Trưởng Ban TT BTS GHPGVN tỉnh Ninh Bình; TT. Thích Minh Quang- Phó Chánh VP I TƯ GHPGVN, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại Hà Nội, Phó Ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh Ninh Bình; TT. Thích Đức Lợi- Phó ban Hoằng pháp TƯ, Phó ban kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Ninh Bình, Trương BTS GHPGVN huyện Nho Quan, Hạ chủ Trường hạ cơ sở III tỉnh Ninh Bình; TT. Thích Thanh Kim- Phó Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Ninh Bình, Đường chủ Trường hạ cơ sở 2; TT. Thích Thanh Chiến- Phó Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Ninh Bình; TT. Thích Thanh Dũng- UVTT Trưởng Ban TT-XH GHPGVN tỉnh ninh Bình; TT. Thích Tuệ Quang- UVTT Trưởng Ban Kiểm soát GHPGVN tỉnh Ninh Bình; cùng chư Tôn đức Tăng ni 3 cơ sở Trường hạ; Chư Tôn đức tăng ni trong và ngoài tỉnh cùng đông đảo quý nam nữ Phật tử Thập phương về tham dự buổi lễ.
An cư kiết hạ là truyền thống tốt đẹp của Phật giáo, xuất phát từ thời Đức Phật và luôn duy trì cho đến ngày nay. Theo truyền thống đó, an cư cấm túc 03 tháng nhằm giúp hành giả nỗ lực tu tập, trau dồi Giới, Định, Tuệ, cùng nhau chung sống hòa hợp thanh tịnh, thực hành sám hối, bố tát. Theo như ý nguyện tối thượng thì “lập tâm một chỗ gọi là Kết, thu thúc thân vào chỗ tịch tĩnh gọi là An”
Tại buổi lễ Khai pháp sáng hôm nay, Ban Văn hóa TƯ GHPGVN Triển khai 2 Đề án Pháp phục Phật Giáo VN thống nhất trong đa dạng và Đề án Kinh chuyển pháp luân (Thuần Việt) Triển khai đầu tiên tại chốn Tổ đình Kim Liên - Chùa Đồng Đắc - Huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình.
Tiếp theo sau những lời bạch thỉnh cầu pháp của Hành giả An cư. Với bài pháp đầu tiên TT. Thích Thọ Lạc giới thiệu thêm về sự hình thành ngôi Tam Bảo cũng như giới thiệu thêm về bộ kinh Chuyển Pháp Luân và sự hình thành của bộ kinh này đã được GHPGVN thống nhất là bộ kinh dùng làm khóa lễ, tụng phổ thông hàng ngày và trong các dịp đại lễ của Giáo hội cần được triển khai rộng rãi tới quần chúng nhân dân Phật tử trong và ngoài nước đã được chuẩn hóa.
TT. Thích Thọ Lạc cho biết, Hoà thượng Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã ban hành Quyết định số 187/CV-HĐTS ngày 20 tháng 9 năm 2018 về việc triển khai, thực hiện Nội quy Ban Tăng sự Trung ương và các Quyết định về mẫu pháp phục, bài khoá tụng theo đề án của Ban Văn hoá Trung ương GHPGVN. “Sau ba lần tổ chức khảo cứu, tọa đàm, trưng cầu ý kiến và tổ chức hội thảo với tài liệu chi tiết về chuyên đề pháp phục; ba lần làm mẫu thử, trình hội đồng thẩm định thuộc hệ thống Phật giáo cũng như chuyên gia bên ngoài thông qua mới tiến hành đi đến quyết định phê duyệt triển khai đề án mẫu Pháp phục Phật giáo Việt Nam như hôm nay”.
Thượng toạ cho biết thêm một số vấn đề: Tầm quan trọng của đề án pháp phục Phật giáo Việt Nam; Cơ sở pháp lý triển khai, thực hiện đề án. Cho biết về mẫu sản phẩm của vali, giày dép, chất liệu của các sản phẩm, nhãn mác. Mọi việc làm liên quan đến Pháp phục đều phải xuất phát từ luật quy định của Phật, nội quy Ban Tăng sự, phù hợp với sự tiếp biến của Phật giáo Việt Nam. Vẫn chỉ 3 màu hoại sắc chính là vàng, nâu, lam nhưng cần có sự thống nhất về màu vì hiện tại các màu rất phong phú cho nên chỉ chọn ra màu mà hòa hợp với các hệ phái. Nhưng không ra khỏi 3 màu hoại sắc.
Theo đó, mẫu Pháp phục Phật giáo Việt Nam, gồm: (1) Pháp phục Phật giáo đặc biệt; (2) Pháp phục sử dụng trong Nghi lễ Quốc gia; (3) Các phụ kiện.
Nhân dịp lễ khai pháp mùa an cư này phật tử huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình đã dâng Y mới cho quý chư tôn đức tăng ni và người phật tử mặc Pháp phục mới. Cùng tụng kinh Chuyển pháp luân(Thuần Việt).
Xin chia sẻ một số hình ảnh của buổi lễ:
Thập Bát Công