Thư gửi những người bạn đại chúng
Quý vị là những người tạo nên sự phong phú và phát triển của cuộc sống. Không có quý vị, sẽ không có sự ủng hộ và nuôi dưỡng đạo Phật. Nhìn lại trong quá trình phát triển của Phật giáo, chính nhờ vào công sức của đại chúng mà giáo pháp được hoằng dương.
Lá thư này không muốn góp thêm một tranh luận nào nữa, mà chỉ gửi gắm những điều thuộc về lương tâm...
Thưa quý vị,
Quý vị là những người tạo nên sự phong phú và phát triển của cuộc sống. Không có quý vị, sẽ không có sự ủng hộ và nuôi dưỡng đạo Phật. Nhìn lại trong quá trình phát triển của Phật giáo, chính nhờ vào công sức của đại chúng mà giáo pháp được hoằng dương.
Vì sự yêu thương đó, dẫn đến việc đại chúng rất quan tâm đến các Tăng Ni. Quan tâm nhiều quá mức đôi khi cũng dẫn đến những hệ lụy không ngờ tới. Cụ thể, việc cặp đôi “hai sư thầy” đi hát lập tức nhận được triệu view khiến cho giới truyền thông và dư luận ồn ào trong nhiều ngày qua. Nhiều ý kiến trái chiều đã nêu ra. Lá thư này không muốn góp thêm một tranh luận nào nữa, mà chỉ gửi gắm đến quý vị những điều thuộc về lương tâm.
Trước tiên, những lời này gửi đến các công ty truyền thông giải trí hiện nay, không chỉ riêng đơn vị tổ chức chương trình TĐSC là Công ty Sen Vàng phối hợp với Đài Truyền hình Vĩnh Long, mà còn rất nhiều công ty giải trí ăn theo khác trên mạng xã hội. Về bản chất, các bạn là người đang kinh doanh nội dung, dù là trên sóng truyền hình hay trên YouTube và mạng internet. Đây là một ngành kinh doanh hẹp đang được một bộ phận giới truyền thông trong nước nhảy vào khai thác triệt để, đặc biệt càng nở rộ kể từ khi YouTube chính thức đặt chân vào Việt Nam cách đây gần 3 năm. YouTube cho phép người dùng kiếm tiền cùng họ (thường gọi là YouTube partners). Có muôn hình vạn kiểu để upload video lên kênh YouTube riêng của cá nhân hoặc nhóm người/tổ chức nào đó, rồi tìm cách kiếm tiền trên video này. Video có bản quyền hay không có bản quyền thì những người nào đã tham gia kiếm tiền trong môi trường này rồi sẽ tìm cách lách để kiếm tiền. Càng nhiều view thì càng nhiều tiền.
Chúng tôi không có ý đi sâu vào phân tích việc kiếm tiền trên môi trường này, mà chỉ muốn nói rằng, một số công ty truyền thông đã lợi dụng hình tượng Tăng Ni để câu view nhằm vụ lợi.
Từ gốc là Công ty Sen Vàng, sau đó, các công ty khác cũng nhảy vào. Một trong những video luôn được yêu thích trên môi trường YouTube và internet, kiếm nhiều view (và dĩ nhiên là sẽ liên quan đến tiền) là các nội dung ca nhạc, hài và các yếu tố tạm gọi là nhảm, độc, lạ… Càng độc, càng lạ, càng nhảm sẽ càng thu hút được người xem. Với tiêu chí đó, các công ty giải trí và kinh doanh săn tìm các nội dung “không đụng hàng” để đưa lên mạng. Đó là lý do vì sao, càng ngày càng có những nhân vật lạ đời, ít tài năng, chỉ có những hành vi “khác thường” nhưng lại được tung hê, hái được nhiều triệu view, thậm chí trở thành người nổi tiếng đôi khi chỉ nhờ hát linh tinh sai vần sai nhịp… Cặp đôi không phải là Tăng sĩ kia cũng vô hình trung nằm trong tuyến đó, vừa khoác áo nâu sồng, vừa có chất giọng hát mùi mẫn, ngôn ngữ thời thượng là “hàng độc đây!”, và thế là các công ty kinh doanh nội dung tha hồ khai thác. Chỉ cần search từ khóa “sư thầy triệu view”, sau 0,24 giây, thì có khoảng 61.500 kết quả, trong đó những video hot nhất lập tức hiện lên. Ví dụ, chỉ riêng kênh Khóc cười 24h đường phố, có ít nhất 2 phiên bản liên quan đến hai nhân vật “sư thầy”, 1 video clip có đến hơn 900.000 lượt xem, và 1 video khác có đến hơn 7.900.000 (bảy triệu chín, gần tám triệu lượt xem) - tính vào thời điểm search hơn 8g sáng ngày 26-9 của chúng tôi.
Rõ ràng, các công ty chuyên kinh doanh nội dung và văn hóa giải trí, đang có hành động chưa hợp với văn hóa, và quan trọng hơn là thiếu tôn trọng tôn giáo tín ngưỡng, một lĩnh vực vốn rất nhạy cảm, mà không chỉ riêng xã hội phương Đông và cả xã hội hiện đại như phương Tây luôn dành những kính trọng nhất định. Đối với xã hội Việt Nam, tinh thần tôn giáo tín ngưỡng truyền thống luôn được đề cao, thì nay, chỉ vì những giá trị ảo, mà tôn giáo đã trở thành trò mua vui.
Không chỉ có vậy, đại chúng thưởng thức âm nhạc cũng vào cuộc. Đương nhiên! Bởi các công ty truyền thông giải trí đang phục vụ nhu cầu cho thị hiếu của đại chúng. Trong thời đại 3G và smartphone, mọi thứ lập tức được tung hê lên mạng một cách nhanh chóng và bất chấp. Không những “ta rêu rao đời mình” mà còn đi rêu rao đời người một cách quá dễ dàng và hồn nhiên. Các video về cặp đôi “sư thầy” này lan truyền khắp các môi trường mạng xã hội, có kẻ yêu người ghét. Đi một vòng trên trang lớn như Facebook, YouTube sẽ thấy, người ta sẵn sàng tuôn ra những lời chửi rủa, lời lẽ tiêu cực, lời thiếu văn hóa chỉ trích bên dưới các nội dung liên quan. Chính hai bạn trẻ này cũng không thể ngờ rằng, mình đang là nạn nhân của một xã hội mà ở đó mọi thứ đang chạy theo các giá trị ảo, giá trị trên từng lượt xem!
Không những vậy, từ nỗi sân hận trước hiện tượng trên, một số người không đồng tình về hành vi này, họ đã dùng lời lẽ thiếu ái ngữ, thậm chí lời nói cay độc để “chụp mũ” nói chung các Tăng Ni, Phật tử. Họ cho rằng đây là hành động không thể chấp nhận được, từ đó kết luận bằng những lời miệt thị. Cơn gió thị phi tung hoành, gây nên sự nhiễu loạn trong cộng đồng. Người ta sẽ không còn biết phân biệt thật giả, đúng sai. Người ta sẽ hồ nghi về đạo Phật, người ta sẽ quay lưng với tôn giáo. Trong khi bản chất của mọi tôn giáo là để đưa con người về với các giá trị tốt đẹp.
Thưa quý vị! Sẽ còn được gì sau tất cả, ngoài tiền và niềm vui trong chốc lát? Hệ lụy lớn lao là quý vị đã góp phần tạo nên một xã hội bất ổn hơn, thật giả lẫn lộn, văn hóa và thẩm mỹ bị đánh tráo, các giá trị tôn giáo tâm linh trở thành trò mua vui. Gieo hạt giống này sẽ nhận những quả như thế nào, câu trả lời thuộc về quý vị. Mong các đại chúng hãy hít thở thật sâu, nhìn lại việc mình làm.
Cuối thư, chúc tất cả quý vị đại chúng bình an, hoan hỷ bỏ qua những điều chưa được ái ngữ trong lá thư này, nếu có. Tất cả chúng ta khi sống trên cõi đời vô thường này, mong mỏi lớn nhất là được sống trong tình thương và bình an. Hai điều đó được tạo nên từ những việc làm chân chính và bền vững chứ không phải là những giá trị ảo trong chốc lát.
Lá thư này không muốn góp thêm một tranh luận nào nữa, mà chỉ gửi gắm những điều thuộc về lương tâm...
Thưa quý vị,
Quý vị là những người tạo nên sự phong phú và phát triển của cuộc sống. Không có quý vị, sẽ không có sự ủng hộ và nuôi dưỡng đạo Phật. Nhìn lại trong quá trình phát triển của Phật giáo, chính nhờ vào công sức của đại chúng mà giáo pháp được hoằng dương.
Vì sự yêu thương đó, dẫn đến việc đại chúng rất quan tâm đến các Tăng Ni. Quan tâm nhiều quá mức đôi khi cũng dẫn đến những hệ lụy không ngờ tới. Cụ thể, việc cặp đôi “hai sư thầy” đi hát lập tức nhận được triệu view khiến cho giới truyền thông và dư luận ồn ào trong nhiều ngày qua. Nhiều ý kiến trái chiều đã nêu ra. Lá thư này không muốn góp thêm một tranh luận nào nữa, mà chỉ gửi gắm đến quý vị những điều thuộc về lương tâm.
Trước tiên, những lời này gửi đến các công ty truyền thông giải trí hiện nay, không chỉ riêng đơn vị tổ chức chương trình TĐSC là Công ty Sen Vàng phối hợp với Đài Truyền hình Vĩnh Long, mà còn rất nhiều công ty giải trí ăn theo khác trên mạng xã hội. Về bản chất, các bạn là người đang kinh doanh nội dung, dù là trên sóng truyền hình hay trên YouTube và mạng internet. Đây là một ngành kinh doanh hẹp đang được một bộ phận giới truyền thông trong nước nhảy vào khai thác triệt để, đặc biệt càng nở rộ kể từ khi YouTube chính thức đặt chân vào Việt Nam cách đây gần 3 năm. YouTube cho phép người dùng kiếm tiền cùng họ (thường gọi là YouTube partners). Có muôn hình vạn kiểu để upload video lên kênh YouTube riêng của cá nhân hoặc nhóm người/tổ chức nào đó, rồi tìm cách kiếm tiền trên video này. Video có bản quyền hay không có bản quyền thì những người nào đã tham gia kiếm tiền trong môi trường này rồi sẽ tìm cách lách để kiếm tiền. Càng nhiều view thì càng nhiều tiền.
Chúng tôi không có ý đi sâu vào phân tích việc kiếm tiền trên môi trường này, mà chỉ muốn nói rằng, một số công ty truyền thông đã lợi dụng hình tượng Tăng Ni để câu view nhằm vụ lợi.
Từ gốc là Công ty Sen Vàng, sau đó, các công ty khác cũng nhảy vào. Một trong những video luôn được yêu thích trên môi trường YouTube và internet, kiếm nhiều view (và dĩ nhiên là sẽ liên quan đến tiền) là các nội dung ca nhạc, hài và các yếu tố tạm gọi là nhảm, độc, lạ… Càng độc, càng lạ, càng nhảm sẽ càng thu hút được người xem. Với tiêu chí đó, các công ty giải trí và kinh doanh săn tìm các nội dung “không đụng hàng” để đưa lên mạng. Đó là lý do vì sao, càng ngày càng có những nhân vật lạ đời, ít tài năng, chỉ có những hành vi “khác thường” nhưng lại được tung hê, hái được nhiều triệu view, thậm chí trở thành người nổi tiếng đôi khi chỉ nhờ hát linh tinh sai vần sai nhịp… Cặp đôi không phải là Tăng sĩ kia cũng vô hình trung nằm trong tuyến đó, vừa khoác áo nâu sồng, vừa có chất giọng hát mùi mẫn, ngôn ngữ thời thượng là “hàng độc đây!”, và thế là các công ty kinh doanh nội dung tha hồ khai thác. Chỉ cần search từ khóa “sư thầy triệu view”, sau 0,24 giây, thì có khoảng 61.500 kết quả, trong đó những video hot nhất lập tức hiện lên. Ví dụ, chỉ riêng kênh Khóc cười 24h đường phố, có ít nhất 2 phiên bản liên quan đến hai nhân vật “sư thầy”, 1 video clip có đến hơn 900.000 lượt xem, và 1 video khác có đến hơn 7.900.000 (bảy triệu chín, gần tám triệu lượt xem) - tính vào thời điểm search hơn 8g sáng ngày 26-9 của chúng tôi.
Rõ ràng, các công ty chuyên kinh doanh nội dung và văn hóa giải trí, đang có hành động chưa hợp với văn hóa, và quan trọng hơn là thiếu tôn trọng tôn giáo tín ngưỡng, một lĩnh vực vốn rất nhạy cảm, mà không chỉ riêng xã hội phương Đông và cả xã hội hiện đại như phương Tây luôn dành những kính trọng nhất định. Đối với xã hội Việt Nam, tinh thần tôn giáo tín ngưỡng truyền thống luôn được đề cao, thì nay, chỉ vì những giá trị ảo, mà tôn giáo đã trở thành trò mua vui.
Không chỉ có vậy, đại chúng thưởng thức âm nhạc cũng vào cuộc. Đương nhiên! Bởi các công ty truyền thông giải trí đang phục vụ nhu cầu cho thị hiếu của đại chúng. Trong thời đại 3G và smartphone, mọi thứ lập tức được tung hê lên mạng một cách nhanh chóng và bất chấp. Không những “ta rêu rao đời mình” mà còn đi rêu rao đời người một cách quá dễ dàng và hồn nhiên. Các video về cặp đôi “sư thầy” này lan truyền khắp các môi trường mạng xã hội, có kẻ yêu người ghét. Đi một vòng trên trang lớn như Facebook, YouTube sẽ thấy, người ta sẵn sàng tuôn ra những lời chửi rủa, lời lẽ tiêu cực, lời thiếu văn hóa chỉ trích bên dưới các nội dung liên quan. Chính hai bạn trẻ này cũng không thể ngờ rằng, mình đang là nạn nhân của một xã hội mà ở đó mọi thứ đang chạy theo các giá trị ảo, giá trị trên từng lượt xem!
Không những vậy, từ nỗi sân hận trước hiện tượng trên, một số người không đồng tình về hành vi này, họ đã dùng lời lẽ thiếu ái ngữ, thậm chí lời nói cay độc để “chụp mũ” nói chung các Tăng Ni, Phật tử. Họ cho rằng đây là hành động không thể chấp nhận được, từ đó kết luận bằng những lời miệt thị. Cơn gió thị phi tung hoành, gây nên sự nhiễu loạn trong cộng đồng. Người ta sẽ không còn biết phân biệt thật giả, đúng sai. Người ta sẽ hồ nghi về đạo Phật, người ta sẽ quay lưng với tôn giáo. Trong khi bản chất của mọi tôn giáo là để đưa con người về với các giá trị tốt đẹp.
Thưa quý vị! Sẽ còn được gì sau tất cả, ngoài tiền và niềm vui trong chốc lát? Hệ lụy lớn lao là quý vị đã góp phần tạo nên một xã hội bất ổn hơn, thật giả lẫn lộn, văn hóa và thẩm mỹ bị đánh tráo, các giá trị tôn giáo tâm linh trở thành trò mua vui. Gieo hạt giống này sẽ nhận những quả như thế nào, câu trả lời thuộc về quý vị. Mong các đại chúng hãy hít thở thật sâu, nhìn lại việc mình làm.
Cuối thư, chúc tất cả quý vị đại chúng bình an, hoan hỷ bỏ qua những điều chưa được ái ngữ trong lá thư này, nếu có. Tất cả chúng ta khi sống trên cõi đời vô thường này, mong mỏi lớn nhất là được sống trong tình thương và bình an. Hai điều đó được tạo nên từ những việc làm chân chính và bền vững chứ không phải là những giá trị ảo trong chốc lát.