TP. HCM: Linh thiêng Lễ Tắm Phật truyền thống đồng bào Khmer
Quang lâm tham dự còn có HT. Thích Huệ Trí, Trưởng ban Pháp chế T.Ư; HT. Thích Huệ Minh, Trưởng ban Nghi lễ T.Ư; HT. Thích Thiện Đức, Uỷ viên Thường trực HĐTS, Phó ban Trị sự GHPGVN TP.HCM; HT. Danh Lung, UV. Thư ký HĐTS, Phó Văn phòng 2 T.Ư; HT. Thích Minh Hiền, Trưởng ban Trị sự GHPGVN Quận 3; chư Tôn đức Uỷ viên HĐTS: TT. Thích Phước Triều, TT. Thích Tâm Tiến, ĐĐ. Châu Hoài Thái; ĐĐ. Thích Thiện Châu, Phó Thư ký, Chánh Văn phòng Ban Kiểm soát T.Ư cùng chư Tăng và hơn 2.000 Phật tử tham dự.
Đại diện chính quyền tham dự
Về phía chính quyền có bà Trần Thị Hường, Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN Quận 3; bà Ngô Lan Chi, Phó Bí thư Thường trực Phường 7.
Thay mặt Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hoà thượng Chủ tịch khánh tuế, chúc mừng chư Tôn đức lãnh đạo Phật giáo Nam tông Khmer, chư Tăng và Phật tử Khmer trên cả nước hưởng được sự an vui, cát tường như ý nhân Chôl Chnăm Thmây.
Hoà thượng nhấn mạnh: “Năm qua, Trung ương Giáo hội hoan hỷ với thành quả Phật sự năm 2017 của Phật giáo Nam tông Khmer và những đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, tinh thần đoàn kết hoà hợp trong đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam”.
Hòa thượng Chủ tịch kêu gọi toàn thể chư Tăng, Phật tử Phật giáo Nam tông Khmer tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thực hiện tốt các chương trình Phật sự của nhiệm kỳ VIII, nâng cao tinh thần tự vươn lên, quyết tâm vượt qua khó khăn để cùng với Đảng bộ, Chính quyền các cấp xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào ngày càng phong phú.
Thay mặt chư Tăng, Phật tử và đồng bào Khmer cả nước, Hoà thượng Danh Lung dâng lời cảm tạ Hoà thượng Chủ tịch, chư Tôn đức và các cấp chính quyền.
Theo ĐĐ. Châu Hoài Thái, UV. HĐTS, Phó ban Thông tin Truyền thông T.Ư GHPGVN, Chôl Chnăm Thmây là Tết cổ truyền của đồng bào Khmer và một số nước theo Phật lịch như Campuchia, Lào, Myanmar, Srilanka, Thái Lan.
Theo đó, Sau khi dương lịch được sử dụng song song với Phật lịch và qua sự xem xét về khí tượng của các nhà Thiên văn học thì có sự thay đổi về thời điểm Chôl Chnăm Thmây để phù hợp với sự thay đổi của thời tiết trong 4 mùa. Như vậy thời điểm Chôl Chnăm Thmây được chọn là tháng Chét tức tháng thứ 5 của Phật lịch, đồng thời cũng cho là tháng “đầu năm”, lấy theo quỹ đạo của mặt trời đi thẳng từ Đông sang Tây ngay trên đỉnh đầu, nhằm tháng 3 âm lịch, tháng 4 dương lịch.
Theo đó, Sau khi dương lịch được sử dụng song song với Phật lịch và qua sự xem xét về khí tượng của các nhà Thiên văn học thì có sự thay đổi về thời điểm Chôl Chnăm Thmây để phù hợp với sự thay đổi của thời tiết trong 4 mùa. Như vậy thời điểm Chôl Chnăm Thmây được chọn là tháng Chét tức tháng thứ 5 của Phật lịch, đồng thời cũng cho là tháng “đầu năm”, lấy theo quỹ đạo của mặt trời đi thẳng từ Đông sang Tây ngay trên đỉnh đầu, nhằm tháng 3 âm lịch, tháng 4 dương lịch.
Theo Đại đức, về ngày Chôl Chnăm Thmây tính theo chu trình của mặt trăng gọi là “Săng –C’ran” có nghĩa là “ngày bước sang” tức là ngày cuối cùng của năm cũ bước sang ngày đầu của năm mới (ngày giao thừa). Thời gian để tính và quy định ngày giao thừa không thể lấy một ngày cố định nào đó trong tháng đầu năm. Còn ngày Săng C’ran (ngày giờ giao thừa) được ấn định dựa vào việc tính toán theo chu trình của mặt trăng, tròn 1 năm là phải tính đủ 365 ngày, 6 giờ, 20 phút cho nên ngày giờ giao thừa hay đón mừng vị Quản Thế thiên mới của lễ hội Chôl Chnăm Thmây có khi vào ban đêm hoặc ban ngày; có khi vào thời gian trăng lên hoặc trăng khuyết nhưng phải tính đủ ngày giờ và phút như đã nói ở trên. Năm nay, đồng bào và chư Tăng Khmer đón mừng chư Thiên (giao thừa) vào lúc 09 giờ 12 phút.
Trong bộ kinh Mahasamkarasutra có giảng về phước báu phát sinh do việc xây núi cát; do tắm rội cho cha mẹ, thầy tổ; do tắm Phật; do phóng sinh trong dịp Tết Chôl Chnăm Thmây. Đức Bổn sư Thích Ca đã thuyết giảng cho đức Vua Pasenadikosala (Ba Tư Nặc) nghe về nhân quả này.
Một thuở nọ đức Thế Tôn ngự tại Kỳ Viên tịnh xá trong thành Xá Vệ. Lúc bấy giờ là dịp Tết Chôl Chnăm Thmây, vào một buổi chiều lúc vua Ba Tư Nặc cùng với đoàn tùy tùng đi đến bờ sông, ra lệnh cho binh gia dọn một bãi đất trống sạch sẽ, che rạp và trang hoàng lộng lẫy dành cho đức Phật và Thinh văn đệ tử đến an vị.
Sáng hôm sau, đức Vua cùng với đoàn tùy tùng đến Kỳ Viên tịnh xá vào đảnh lễ và bạch rằng: “Bạch đức Thế Tôn, xin ngài từ bi tế độ chúng con, bởi giờ đây là dịp Tết Chôl Chnăm Thmây, chúng con xin thỉnh ngài cùng chư Thinh văn đi tắm. Đức Phật nhận lời, đức vua rất hân hoan cung thỉnh đức Thế Tôn và chư Thinh Văn đệ tử đến tắm tại bờ sông nơi mà Người đã chuẩn bị từ hôm trước. khi đã tắm xong đức Phật cùng các hàng Thinh văn vào an vị trong lễ đường và thọ trai. Sau buổi thọ trai đức Vua cùng muôn dân cúng dường tứ sự, xin thọ ngũ giới và nghe đức Phật thuyết pháp.
Nhân dịp này đức Vua bạch hỏi đức Phật rằng: “Bạch đức Thế tôn, sau khi Ngài nhập Niết bàn, hàng năm đến ngày Săng Cran - Chôl Chnăm Thmây chúng con nên làm những việc phước thiện gì?”
Đức Phật đáp rằng: “Này Đại vương, sau khi Như Lai tịch diệt, hàng năm đến dịp Chôl Chnăm Thmây thì Đại vương cũng như tất cả chúng sanh nên xây Núi Cát, có hương đăng, hoa quả, vải vóc, v.v.. cúng dường tưởng nhớ đến Như Lai sẽ được tái sanh kiếp làm người trong hàng quí tộc.
Những ai có lòng từ bi phóng thích những loài sinh vật như: cá, rùa, chim, gà, v.v.. thì những người ấy luôn luôn được sự an vui, không bệnh tật và sống được trường thọ.
Chúng sinh nào là người có lòng hiếu thảo biết tôn kính các bậc ân nhân nhất là ông bà, cha mẹ, thầy tổ và các bậc trì giới tu hàng. Mỗi năm đến hạn kỳ hết năm cũ bước sang năm mới, những người con hiếu thảo biết lo sắm sửa các thứ nhu yếu phẩm, tắm gội cho ông bà, cha mẹ, cho các vị ấy mặc quần áo mới, dâng thực phẩm cùng với nhu yếu phẩm, những người đó được gọi là “hiếu tử” đồng thời lại biết làm phước bố thí và thọ trì ngũ giới thì sẽ tái sinh làm người giàu sang, sống yên vui trường thọ”.
Từ khi đức Thế Tôn tịch diệt trở về sau, các hàng phật tử từ vua, quan đến muôn dân, sau buổi cúng dường trai tăng rồi thỉnh chư tăng tắm vào buổi chiều, tiếp theo là xin thọ tam Qui và ngũ Giới, nghe thuyết pháp.
Lễ tắm Phật sẽ tổ chức vào 02 chiều ngày thứ 3 Tết, tức là ngày cuối của Lễ hội Chôl Chnăm Thmây.
Ý nghĩa và quả phước tắm Phật: Những người hữu duyên với Phật pháp đến dự lễ, được “Tắm Phật và thành tâm cầu nguyện, trong kinh Mahasankarasutra và túc sinh truyện có ghi rằng người ấy sẽ được tái sanh làm người trong hàng quí tộc, có sắc đẹp, luôn khỏe mạnh và giàu sang hơn người, ước gì được nấy.
Ngoài ra, chư Phật tử các nơi gần xa đến dự lễ tắm Phật, nếu ai được chư tăng rải nước coi như tắm tượng trưng thì người ấy đó sẽ được: “Tất cả sự khổ não, lo sợ, bệnh tật và mọi sự tai hại thảy đều tiêu tan”.
Hoài Thái – Minh Ân