VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG TRONG VIỆC HƯỚNG GIỚI TRẺ TỚI ĐẠO PHẬT
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng internet, Việt Nam đang trở thành một trong 20 quốc gia có lượng người dùng mạng xã hội Facebook lớn nhất thế giới. Theo những số liệu thống kê được Facebook công bố năm 2016, hiện có khoảng 35 triệu người dùng mạng xã hội này tại Việt Nam, đồng nghĩa với việc hơn 1/3 dân số của nước ta đang sở hữu một tài khoản Facebook. Tính đến hết tháng 12/2015, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 540 triệu trên tổng số 1,59 tỷ người dùng Facebook trên toàn cầu, tăng hơn so với mức 449 triệu người dùng trong năm 2014. Facebook cho biết tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của lượng người dùng tại châu Á đạt 20%, so với mức 14% của toàn cầu. Đối với khu vực Đông Nam Á, hiện tại có 241 triệu người dùng Facebook, với 94% trong số đó thường xuyên truy cập Facebook thông qua các thiết bị di động. Đây cũng là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của Facebook.
Facebook phát triển cũng đồng nghĩa với việc các thông tin đa chiều, thật giả lẫn lộn, bôi xấu lẫn nhau xuất hiện ngày một nhiều, và nếu không sớm kiểm soát thì những lời lẽ bôi nhọ trên mạng sẽ kích động thái độ tiêu cực bên ngoài. Các thông tin tôn giáo cũng không phải là ngoại lệ. Trên Facebook không thiếu những trang nói xấu tôn giáo, chia rẽ tinh thần đoàn kết tôn giáo, bôi xấu chế độ, từ đó, kích động bạo lực. Những trang thông tin này đưa tới một cái nhìn lệch lạc về các tôn giáo cho giới trẻ, nhất là những thông tin sai lệch về Phật giáo Việt Nam. Vậy truyền thông Phật giáo có thể làm gì để ngăn chặn tình trạng này? Hướng giới trẻ tới triết lý Phật giáo đích thực, hướng thiện và an lạc?
Cần xác định, công tác truyền thông Phật giáo trong bối cảnh hiện tại cần sử dụng đa phương tiện để chuyển tải mục đích truyền thông. Phương tiện chính thức là các loại hình báo chí trong và ngoài tôn giáo để tuyên truyền, định hướng, giới thiệu, chia sẻ những hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ trung ương đến địa phương, của 13 Ban, ngành, viện giáo hội. Ví dụ như các loạt bài viết giới thiệu về 4 đề án Định hướng đặc trưng văn hóa Phật giáo đã được đăng tải trên website Văn hóa Phật giáo, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam suốt năm 2016 vừa qua. Những loạt bài như vậy đã khiến cho công chúng, Phật tử có cái nhìn đầy đủ, chính xác, đa chiều về những gì Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang làm vì sự phát triển của Phật giáo Việt Nam, của đạo Phật tại Việt Nam. Những bài viết trên các phương tiện truyền thông báo chí chính thống như phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử…sẽ mang tính chất đa chiều với lượng thông tin đầy đủ và nhân chứng, vật chứng cụ thể. Nhờ vậy sẽ có tính thuyết phục cao và có thể sử dụng làm bằng chứng để chống lại những luận điểm bôi nhọ, nói xấu Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên, những bài viết này không phải lúc nào cũng có thể tiếp cận với giới trẻ, và phương thức thể hiện sẽ nghiêm túc và khô cứng hơn, mang tính chất trung lập hơn.
Kênh truyền thông thứ hai là các website của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các ban ngành viện, các tổ chức thuộc Phật giáo Việt Nam và các chùa, các đạo tràng. Với nội dung gồm nhiều khía cạnh, từ phản ánh hoạt động của Phật giáo Việt Nam ở nhiều cấp độ, tới những công việc cụ thể của nơi xây dựng website và một nội dung đặc biệt quan trọng là đăng tải lại những bài giảng về giáo lý, Phật pháp…các website này có thể chuyển tải được đúng những gì mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư Tôn Đức đang thực hiện, dưới góc nhìn và quan điểm của Phật giáo Việt Nam, và thể hiện được những phần việc mà đạo Phật tại Việt Nam đang làm. Các website dùng ngôn ngữ Phật giáo thông dụng, quen thuộc, do đó sẽ gần gũi hơn với các Phật tử, đặc biệt là Phật tử trẻ đang tham gia hoạt động tại các chùa, các đạo tràng. Đây là một kênh truyền thông hiệu quả với đối tượng là những người đã biết đến Phật pháp.
Vậy còn những người chưa biết đến Phật pháp thì sao? Làm gì để thu hút họ? Lúc này cần đến kênh truyền thông thứ ba, cũng là kênh truyền thông quan trọng nhất: mạng xã hội - bao gồm Youtube và Facebook. Ở Việt Nam ít người sử dụng Twitter nên tạm thời không nhắc đến mạng xã hội này, dù hiệu quả của Twitter trên thế giới luôn được đánh giá cao, nhất là Twitter của những người có ảnh hưởng lớn như cựu Tổng thống Mỹ Barak Obama hay Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump. Rất nhiều chư Tăng Ni đã sử dụng các mạng xã hội Youtube và Facebook rất hiệu quả. Ví dụ như Thượng tọa Thích Nhật Từ, Trưởng ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM đã có 2 trang chính thức trên Facebook với tổng số người đã like cả 2 trang này lên tới gần 200.000 người. Fanpage của Thiền sư Thích Nhất Hạnh có tới 1.636.967 lượt thích và hơn 1.583.349 người theo dõi. Bài pháp thoại ngày 2.6.2017 của Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhận được tới hơn 1600 lượt thích và hơn 500 lượt chia sẻ. Tương tự, trên Youtube, chỉ cần gõ từ khóa “sư thầy giảng đạo” là ra hàng trăm bài giảng của chư Tăng tại các khóa tu mùa hè hay những lần giảng pháp cho Phật tử được các Phật tử trẻ ghi hình lại và đăng tải. Có những bài giảng của Đại đức Thích Tâm Nguyên thu hút tới 4.850.790 lượt xem… Những bài giảng được giới trẻ trong và ngoài đạo Phật thích thường mang nội dung thiết thực, gần gũi như giảng về tình yêu, về hôn nhân, về tình dục, làm sao để không ân hận, công ơn cha mẹ, kiềm chế nóng giận..v..v.. Chính những bài giảng đăng tải trên Youtube, Facebook đã thu hút các bạn trẻ đến với đạo Phật nhiều hơn. Từ chỗ ban đầu chỉ đua theo chúng bạn cho vui, chỉ đi nghe thử vì thấy trên mạng Thầy nói có vẻ hấp dẫn, hoặc được bố mẹ gửi đến các khóa tu mùa hè cho bớt hư, bớt nghịch…nhiều bạn trẻ sau một thời gian đã thấm nhuần giáo lý đạo Phật và có tâm hướng Phật. Từ đó kiềm chế được rất nhiều tham - sân - si, sống nhu hòa hơn, hiền lành hơn, thân tâm an lạc hơn.
Như vậy, có thể thấy, truyền thông đóng góp một phần rất quan trọng trong việc hướng giới trẻ đến với đạo Phật, hoặc có cái nhìn chuẩn xác và khách quan hơn về đạo Phật. Để đạt được hiệu quả cao nhất thì công tác truyền thông cần được tiến hành trên cả 3 kênh: báo chí chính thống, website Phật giáo và mạng xã hội. Đặc biệt, chư Tăng, chư Ni cần tăng cường khai thác sức mạnh của mạng xã hội để hướng tới giới trẻ, giúp họ hiểu hơn về đạo Phật, về Phật giáo tại Việt Nam và về những người con Phật xung quanh họ. từ đó, thu hút giới trẻ đến với Phật giáo chính thống, hướng tới tinh tấn tu tập, tu Thân, tu Khẩu, tu Ý nhằm xây dựng một đời sống an lạc, bền vững.
Sự phát triển của truyền thông
Facebook phát triển cũng đồng nghĩa với việc các thông tin đa chiều, thật giả lẫn lộn, bôi xấu lẫn nhau xuất hiện ngày một nhiều, và nếu không sớm kiểm soát thì những lời lẽ bôi nhọ trên mạng sẽ kích động thái độ tiêu cực bên ngoài. Các thông tin tôn giáo cũng không phải là ngoại lệ. Trên Facebook không thiếu những trang nói xấu tôn giáo, chia rẽ tinh thần đoàn kết tôn giáo, bôi xấu chế độ, từ đó, kích động bạo lực. Những trang thông tin này đưa tới một cái nhìn lệch lạc về các tôn giáo cho giới trẻ, nhất là những thông tin sai lệch về Phật giáo Việt Nam. Vậy truyền thông Phật giáo có thể làm gì để ngăn chặn tình trạng này? Hướng giới trẻ tới triết lý Phật giáo đích thực, hướng thiện và an lạc?
Thông tin đa chiều, thật giả lẫn lộn
Cần xác định, công tác truyền thông Phật giáo trong bối cảnh hiện tại cần sử dụng đa phương tiện để chuyển tải mục đích truyền thông. Phương tiện chính thức là các loại hình báo chí trong và ngoài tôn giáo để tuyên truyền, định hướng, giới thiệu, chia sẻ những hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ trung ương đến địa phương, của 13 Ban, ngành, viện giáo hội. Ví dụ như các loạt bài viết giới thiệu về 4 đề án Định hướng đặc trưng văn hóa Phật giáo đã được đăng tải trên website Văn hóa Phật giáo, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam suốt năm 2016 vừa qua. Những loạt bài như vậy đã khiến cho công chúng, Phật tử có cái nhìn đầy đủ, chính xác, đa chiều về những gì Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang làm vì sự phát triển của Phật giáo Việt Nam, của đạo Phật tại Việt Nam. Những bài viết trên các phương tiện truyền thông báo chí chính thống như phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử…sẽ mang tính chất đa chiều với lượng thông tin đầy đủ và nhân chứng, vật chứng cụ thể. Nhờ vậy sẽ có tính thuyết phục cao và có thể sử dụng làm bằng chứng để chống lại những luận điểm bôi nhọ, nói xấu Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên, những bài viết này không phải lúc nào cũng có thể tiếp cận với giới trẻ, và phương thức thể hiện sẽ nghiêm túc và khô cứng hơn, mang tính chất trung lập hơn.
Báo chí chính thống về Phật giáo
Kênh truyền thông thứ hai là các website của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các ban ngành viện, các tổ chức thuộc Phật giáo Việt Nam và các chùa, các đạo tràng. Với nội dung gồm nhiều khía cạnh, từ phản ánh hoạt động của Phật giáo Việt Nam ở nhiều cấp độ, tới những công việc cụ thể của nơi xây dựng website và một nội dung đặc biệt quan trọng là đăng tải lại những bài giảng về giáo lý, Phật pháp…các website này có thể chuyển tải được đúng những gì mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư Tôn Đức đang thực hiện, dưới góc nhìn và quan điểm của Phật giáo Việt Nam, và thể hiện được những phần việc mà đạo Phật tại Việt Nam đang làm. Các website dùng ngôn ngữ Phật giáo thông dụng, quen thuộc, do đó sẽ gần gũi hơn với các Phật tử, đặc biệt là Phật tử trẻ đang tham gia hoạt động tại các chùa, các đạo tràng. Đây là một kênh truyền thông hiệu quả với đối tượng là những người đã biết đến Phật pháp.
Website Phật giáo-một kênh truyền thông hiệu quả với đối tượng là những người đã biết đến Phật pháp
Vậy còn những người chưa biết đến Phật pháp thì sao? Làm gì để thu hút họ? Lúc này cần đến kênh truyền thông thứ ba, cũng là kênh truyền thông quan trọng nhất: mạng xã hội - bao gồm Youtube và Facebook. Ở Việt Nam ít người sử dụng Twitter nên tạm thời không nhắc đến mạng xã hội này, dù hiệu quả của Twitter trên thế giới luôn được đánh giá cao, nhất là Twitter của những người có ảnh hưởng lớn như cựu Tổng thống Mỹ Barak Obama hay Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump. Rất nhiều chư Tăng Ni đã sử dụng các mạng xã hội Youtube và Facebook rất hiệu quả. Ví dụ như Thượng tọa Thích Nhật Từ, Trưởng ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM đã có 2 trang chính thức trên Facebook với tổng số người đã like cả 2 trang này lên tới gần 200.000 người. Fanpage của Thiền sư Thích Nhất Hạnh có tới 1.636.967 lượt thích và hơn 1.583.349 người theo dõi. Bài pháp thoại ngày 2.6.2017 của Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhận được tới hơn 1600 lượt thích và hơn 500 lượt chia sẻ. Tương tự, trên Youtube, chỉ cần gõ từ khóa “sư thầy giảng đạo” là ra hàng trăm bài giảng của chư Tăng tại các khóa tu mùa hè hay những lần giảng pháp cho Phật tử được các Phật tử trẻ ghi hình lại và đăng tải. Có những bài giảng của Đại đức Thích Tâm Nguyên thu hút tới 4.850.790 lượt xem… Những bài giảng được giới trẻ trong và ngoài đạo Phật thích thường mang nội dung thiết thực, gần gũi như giảng về tình yêu, về hôn nhân, về tình dục, làm sao để không ân hận, công ơn cha mẹ, kiềm chế nóng giận..v..v.. Chính những bài giảng đăng tải trên Youtube, Facebook đã thu hút các bạn trẻ đến với đạo Phật nhiều hơn. Từ chỗ ban đầu chỉ đua theo chúng bạn cho vui, chỉ đi nghe thử vì thấy trên mạng Thầy nói có vẻ hấp dẫn, hoặc được bố mẹ gửi đến các khóa tu mùa hè cho bớt hư, bớt nghịch…nhiều bạn trẻ sau một thời gian đã thấm nhuần giáo lý đạo Phật và có tâm hướng Phật. Từ đó kiềm chế được rất nhiều tham - sân - si, sống nhu hòa hơn, hiền lành hơn, thân tâm an lạc hơn.
Mạng truyền thông khác
Như vậy, có thể thấy, truyền thông đóng góp một phần rất quan trọng trong việc hướng giới trẻ đến với đạo Phật, hoặc có cái nhìn chuẩn xác và khách quan hơn về đạo Phật. Để đạt được hiệu quả cao nhất thì công tác truyền thông cần được tiến hành trên cả 3 kênh: báo chí chính thống, website Phật giáo và mạng xã hội. Đặc biệt, chư Tăng, chư Ni cần tăng cường khai thác sức mạnh của mạng xã hội để hướng tới giới trẻ, giúp họ hiểu hơn về đạo Phật, về Phật giáo tại Việt Nam và về những người con Phật xung quanh họ. từ đó, thu hút giới trẻ đến với Phật giáo chính thống, hướng tới tinh tấn tu tập, tu Thân, tu Khẩu, tu Ý nhằm xây dựng một đời sống an lạc, bền vững.
T.H