An nhiên giữa buồn vui
GN Xuân - Ai cũng mong trong cuộc sống có rất nhiều niềm vui và thật ít nỗi buồn. Đây là mong ước chính đáng đồng thời cũng là hạnh phúc trong cõi trần vốn dĩ có nhiều điều không được như ý. Nên khi chúc tụng nhau người ta mong gặt hái được nhiều niềm vui.
Dĩ nhiên không ai muốn buồn cả, còn vui thì quá tốt, phước báo nhiều mới có các cuộc vui. Những ai đang thiết lập và đang tận hưởng niềm vui trong đời sống của mình, nếu tinh ý một chút sẽ nhận ra rằng cái vui kia cũng có năm bảy đường.
Có cái vui nhờ được mà có, được lợi danh và thỏa mãn năm dục, được mà đúng như ý thì càng vui hơn. Có cái vui nhờ đoàn tụ tiệc tùng, họp mặt đông đủ người thân mà có. Đây là những cái vui đến từ bên ngoài, có thật đấy nhưng mong manh, dễ vỡ. Được thì vui nhưng rồi liền lo, lo gìn giữ, lo mất mát. Đoàn tụ thì vui nhưng rồi chợt hụt hẫng khi tiệc tàn, bơ vơ trống vắng khi chia tay nhau ai về nhà nấy.
Hiếm hoi lắm mới có và cảm nhận được những niềm vui đến từ bên trong. Lòng vui mà không do được lợi hay danh, cũng không do hội tụ ồn ào. Vui nhờ thân khỏe, tâm an; vui trong an lành, nội tâm tịch tịnh vắng lặng của chính mình. Niềm vui này người ngoài khó biết, gọi là an nhiên, vượt lên buồn vui của thế thường.
Buồn thì thân đau tâm khổ, còn vui mà phấn chấn quá thì thân tâm cũng vọng động không an. Thành ra, khi buồn nhiều vui ít chúng ta hãy cố kiến tạo niềm vui. Khi đã có kha khá niềm vui rồi thì cần nâng tầm an vui thêm nữa là thiết lập an nhiên.
“Một thời, Phật ở tại tháp Ưu-la-đề-na của họ Thích. Bấy giờ Thế Tôn mới cạo râu tóc. Vào cuối đêm, Ngài ngồi kiết-già, thân ngay, ý chánh, cột niệm ở trước mặt, lấy y trùm lên đầu. Bấy giờ bên tháp Ưu-la-đề-na có Thiên thần cư ngụ, phóng ánh sáng từ thân, chiếu khắp tinh xá, bạch Phật rằng:
- Sa-môn lo buồn phải không?
Phật bảo Thiên thần:
- Ta mất gì đâu?
Thiên thần lại hỏi:
- Sa-môn hoan hỷ phải không?
Phật bảo Thiên thần:
- Ta được gì đâu?
Thiên thần lại hỏi:
- Sa-môn không lo buồn, không hoan hỷ phải không?
Phật bảo Thiên thần:
- Đúng vậy! Đúng vậy!
Bấy giờ Thiên thần nói kệ:
- Vì lìa các phiền não
Vì chẳng có vui mừng
Làm sao sống một mình
Không bị buồn phá hoại?
Thế Tôn nói kệ đáp:
- Giải thoát không ưu não
Cũng không có hoan hỷ
Buồn không thể phá hoại
Nên Ta sống một mình.
Thiên thần này lại nói kệ:
- Làm sao không ưu não
Làm sao không hoan hỷ
Làm sao ngồi một mình
Không bị buồn phá hoại?
Thế Tôn nói kệ đáp:
- Phiền não sanh hoan hỷ
Hoan hỷ sanh phiền não
Không não cũng không hỷ
Thiên thần nên gìn giữ.
Thiên thần lại nói kệ:
- Lành thay! Không phiền não
Lành thay! Không hoan hỷ
Lành thay! Sống một mình
Không bị buồn phá hoại?
Lâu thấy Bà-la-môn
Chóng đắc Bát-niết-bàn
Mọi sợ hãi đều qua
Trọn vượt thoát ân ái.
Thiên thần kia nghe Phật nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi biến mất.
(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 585)
Có nhiều người không hình dung được sự an nhiên. Đời sống thì buồn hoặc vui, hay buồn vui lẫn lộn, làm gì có cái trạng thái vượt lên trên cả buồn và vui. Ngay cả Thế Tôn khi sống tĩnh lặng, an hưởng tịnh lạc của thiền định cũng bị hiểu lầm “Sa-môn lo buồn phải không?”. Thường thì mất mới buồn lo, Ngài có mất gì đâu mà buồn. Không buồn thì vui, vậy “Sa-môn hoan hỷ phải không?”. Ngài có được gì đâu mà vui. Đây là quan niệm vui buồn theo được và mất, cái buồn vui theo duyên đến từ bên ngoài.
Nếu cứ sống theo duyên (được mất buồn vui) thì đến bao giờ ta mới trưởng thành, có thể tự chủ với mọi biến động trong cuộc sống. Vị Thiên thần trong pháp thoại cũng nhận ra tâm thái an nhiên mới là phẩm chất quan trọng để thăng hoa đời sống. Người biết sống một mình, làm chủ tâm trước buồn vui được mất mới thực sự sống có chất lượng. Thế Tôn đã chỉ cho vị Thiên thần cần phải luyện tâm mất không buồn, được cũng không vui thì sẽ an nhiên.
Tâm an nhiên, ai cũng muốn và có thể hiểu điều này nhưng thực tiễn đời sống thì mấy ai làm được? Thế Tôn dạy rằng, an nhiên không phải là lý thuyết, không phải nói về mà chính là sống với. An nhiên được thiết lập thông qua thực hành Giới Định Tuệ. Nhất là tuệ quán về sự thật duyên khởi, về tính tương tức của các pháp. Nên câu kinh “Phiền não sanh hoan hỷ/ Hoan hỷ sanh phiền não/ Không não cũng không hỷ/ Thiên thần nên gìn giữ” rất quan trọng, cần suy ngẫm để tìm ra mấu chốt của vấn đề thiết lập tâm an nhiên.
Phiền não là buồn, hoan hỷ là vui. Có khi nào chúng ta chiêm nghiệm về vấn đề có vẻ như nghịch lý: “Buồn sinh vui, vui sinh buồn”. Thì ra buồn và vui không tự có, không tồn tại độc lập mà nó nương vào nhau, có mặt trong nhau để biểu hiện. Khi được thì ta vui, nếu chỉ thấy và trụ ngay đây thì cạn lắm vì sự thật thì trong cái được kia đã bao hàm cái sự mất. Không có cái được nào mà chẳng mất! Vậy thì được nào có gì vui! Mất cũng vậy, cái cũ mất đi để cái mới hình thành. Thử tưởng tượng nếu thế giới và con người không có gì mất - diệt đi thì làm gì có cái được - sinh ra. Thành ra, mất nào có đáng buồn! Ai thấy cuộc đời với tuệ quán chói sáng như vậy, Thế Tôn gọi là “Không não cũng không hỷ”, là an nhiên.
Tùy duyên là một tuệ giác lớn. Tùy duyên được mới an nhiên và tự tại. Thấy rõ được mất, vui buồn chỉ là hai mặt của một vấn đề, chúng vốn bất nhị (không phải một mà cũng chẳng phải hai) và tương tức (cái này chính là cái kia và ngược lại). Đời sống của chúng ta đầy biến động và đổi thay, thấy rõ bản chất vô thường, vô ngã của vạn pháp rồi thì được cũng không quá vui, mất cũng không quá buồn. Tuệ giác là thấy đúng vạn pháp như đó đang là. Nhờ thấy đúng (chánh kiến) mà vượt thoát buồn vui, sống tự tại, an nhiên. Như xuân đến chúng ta vui, xuân đi chúng ta vẫn cứ vui như thường. Người biết tùy duyên đã thấy mùa xuân ấm áp và tươi mới trong lạnh lẽo và héo úa của mùa đông. Chính ngay trong thời khắc hiện tại mà ta vẫn cảm nhận được tiếng thời gian theo bốn mùa gõ nhịp. Vậy thì mùa nào cũng đẹp, thời nào cũng vui, lúc nào cũng an nhiên, giải thoát.
Đức Phật dạy việc sống giữa vui buồn một cách nhẹ nhàng, an nhiên...
Dĩ nhiên không ai muốn buồn cả, còn vui thì quá tốt, phước báo nhiều mới có các cuộc vui. Những ai đang thiết lập và đang tận hưởng niềm vui trong đời sống của mình, nếu tinh ý một chút sẽ nhận ra rằng cái vui kia cũng có năm bảy đường.
Có cái vui nhờ được mà có, được lợi danh và thỏa mãn năm dục, được mà đúng như ý thì càng vui hơn. Có cái vui nhờ đoàn tụ tiệc tùng, họp mặt đông đủ người thân mà có. Đây là những cái vui đến từ bên ngoài, có thật đấy nhưng mong manh, dễ vỡ. Được thì vui nhưng rồi liền lo, lo gìn giữ, lo mất mát. Đoàn tụ thì vui nhưng rồi chợt hụt hẫng khi tiệc tàn, bơ vơ trống vắng khi chia tay nhau ai về nhà nấy.
Hiếm hoi lắm mới có và cảm nhận được những niềm vui đến từ bên trong. Lòng vui mà không do được lợi hay danh, cũng không do hội tụ ồn ào. Vui nhờ thân khỏe, tâm an; vui trong an lành, nội tâm tịch tịnh vắng lặng của chính mình. Niềm vui này người ngoài khó biết, gọi là an nhiên, vượt lên buồn vui của thế thường.
Buồn thì thân đau tâm khổ, còn vui mà phấn chấn quá thì thân tâm cũng vọng động không an. Thành ra, khi buồn nhiều vui ít chúng ta hãy cố kiến tạo niềm vui. Khi đã có kha khá niềm vui rồi thì cần nâng tầm an vui thêm nữa là thiết lập an nhiên.
“Một thời, Phật ở tại tháp Ưu-la-đề-na của họ Thích. Bấy giờ Thế Tôn mới cạo râu tóc. Vào cuối đêm, Ngài ngồi kiết-già, thân ngay, ý chánh, cột niệm ở trước mặt, lấy y trùm lên đầu. Bấy giờ bên tháp Ưu-la-đề-na có Thiên thần cư ngụ, phóng ánh sáng từ thân, chiếu khắp tinh xá, bạch Phật rằng:
- Sa-môn lo buồn phải không?
Phật bảo Thiên thần:
- Ta mất gì đâu?
Thiên thần lại hỏi:
- Sa-môn hoan hỷ phải không?
Phật bảo Thiên thần:
- Ta được gì đâu?
Thiên thần lại hỏi:
- Sa-môn không lo buồn, không hoan hỷ phải không?
Phật bảo Thiên thần:
- Đúng vậy! Đúng vậy!
Bấy giờ Thiên thần nói kệ:
- Vì lìa các phiền não
Vì chẳng có vui mừng
Làm sao sống một mình
Không bị buồn phá hoại?
Thế Tôn nói kệ đáp:
- Giải thoát không ưu não
Cũng không có hoan hỷ
Buồn không thể phá hoại
Nên Ta sống một mình.
Thiên thần này lại nói kệ:
- Làm sao không ưu não
Làm sao không hoan hỷ
Làm sao ngồi một mình
Không bị buồn phá hoại?
Thế Tôn nói kệ đáp:
- Phiền não sanh hoan hỷ
Hoan hỷ sanh phiền não
Không não cũng không hỷ
Thiên thần nên gìn giữ.
Thiên thần lại nói kệ:
- Lành thay! Không phiền não
Lành thay! Không hoan hỷ
Lành thay! Sống một mình
Không bị buồn phá hoại?
Lâu thấy Bà-la-môn
Chóng đắc Bát-niết-bàn
Mọi sợ hãi đều qua
Trọn vượt thoát ân ái.
Thiên thần kia nghe Phật nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi biến mất.
(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 585)
Có nhiều người không hình dung được sự an nhiên. Đời sống thì buồn hoặc vui, hay buồn vui lẫn lộn, làm gì có cái trạng thái vượt lên trên cả buồn và vui. Ngay cả Thế Tôn khi sống tĩnh lặng, an hưởng tịnh lạc của thiền định cũng bị hiểu lầm “Sa-môn lo buồn phải không?”. Thường thì mất mới buồn lo, Ngài có mất gì đâu mà buồn. Không buồn thì vui, vậy “Sa-môn hoan hỷ phải không?”. Ngài có được gì đâu mà vui. Đây là quan niệm vui buồn theo được và mất, cái buồn vui theo duyên đến từ bên ngoài.
Nếu cứ sống theo duyên (được mất buồn vui) thì đến bao giờ ta mới trưởng thành, có thể tự chủ với mọi biến động trong cuộc sống. Vị Thiên thần trong pháp thoại cũng nhận ra tâm thái an nhiên mới là phẩm chất quan trọng để thăng hoa đời sống. Người biết sống một mình, làm chủ tâm trước buồn vui được mất mới thực sự sống có chất lượng. Thế Tôn đã chỉ cho vị Thiên thần cần phải luyện tâm mất không buồn, được cũng không vui thì sẽ an nhiên.
Tâm an nhiên, ai cũng muốn và có thể hiểu điều này nhưng thực tiễn đời sống thì mấy ai làm được? Thế Tôn dạy rằng, an nhiên không phải là lý thuyết, không phải nói về mà chính là sống với. An nhiên được thiết lập thông qua thực hành Giới Định Tuệ. Nhất là tuệ quán về sự thật duyên khởi, về tính tương tức của các pháp. Nên câu kinh “Phiền não sanh hoan hỷ/ Hoan hỷ sanh phiền não/ Không não cũng không hỷ/ Thiên thần nên gìn giữ” rất quan trọng, cần suy ngẫm để tìm ra mấu chốt của vấn đề thiết lập tâm an nhiên.
Phiền não là buồn, hoan hỷ là vui. Có khi nào chúng ta chiêm nghiệm về vấn đề có vẻ như nghịch lý: “Buồn sinh vui, vui sinh buồn”. Thì ra buồn và vui không tự có, không tồn tại độc lập mà nó nương vào nhau, có mặt trong nhau để biểu hiện. Khi được thì ta vui, nếu chỉ thấy và trụ ngay đây thì cạn lắm vì sự thật thì trong cái được kia đã bao hàm cái sự mất. Không có cái được nào mà chẳng mất! Vậy thì được nào có gì vui! Mất cũng vậy, cái cũ mất đi để cái mới hình thành. Thử tưởng tượng nếu thế giới và con người không có gì mất - diệt đi thì làm gì có cái được - sinh ra. Thành ra, mất nào có đáng buồn! Ai thấy cuộc đời với tuệ quán chói sáng như vậy, Thế Tôn gọi là “Không não cũng không hỷ”, là an nhiên.
Tùy duyên là một tuệ giác lớn. Tùy duyên được mới an nhiên và tự tại. Thấy rõ được mất, vui buồn chỉ là hai mặt của một vấn đề, chúng vốn bất nhị (không phải một mà cũng chẳng phải hai) và tương tức (cái này chính là cái kia và ngược lại). Đời sống của chúng ta đầy biến động và đổi thay, thấy rõ bản chất vô thường, vô ngã của vạn pháp rồi thì được cũng không quá vui, mất cũng không quá buồn. Tuệ giác là thấy đúng vạn pháp như đó đang là. Nhờ thấy đúng (chánh kiến) mà vượt thoát buồn vui, sống tự tại, an nhiên. Như xuân đến chúng ta vui, xuân đi chúng ta vẫn cứ vui như thường. Người biết tùy duyên đã thấy mùa xuân ấm áp và tươi mới trong lạnh lẽo và héo úa của mùa đông. Chính ngay trong thời khắc hiện tại mà ta vẫn cảm nhận được tiếng thời gian theo bốn mùa gõ nhịp. Vậy thì mùa nào cũng đẹp, thời nào cũng vui, lúc nào cũng an nhiên, giải thoát.
Quảng Tánh