Chùa Địa tạng Phi lai Tự - trở về cố hương


Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong sáu vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo Đại thừa. Năm vị còn lại là Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát và Di Lặc Bồ Tát.Địa Tạng Vương Bồ Tát là một vị Bồ Tát đại từ đại bi thệ nguyện độ thế rất rộng lớn. Ngài là giáo chủ của cõi U Minh. Địa là đất. Tạng là trùm chứa. Bồ Tát có lập đại nguyện tế độ tất cả chúng sinh cũng như đất là nơi nương tựa cho muôn sự muôn vật nên gọi là Địa. Tôn thờ trước thề nguyện lớn lao của Ngài, tại xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà nam, một vị Thầy đã đặt tên cho ngôi chùa mình trụ trì là "Địa Tạng Phi Lai Tự" và liên tục tổ chức các buổi chép kinh Địa Tạng, đưa kinh Địa Tạng tới nhiều phật tử thiện nam tín nữ.
Toàn cảnh chùa nhìn từ trên cao (tỉnh Hà nam)
Địa Tạng Phi Lai Tự tọa lạc ở thôn Ninh Trung, Xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà nam là một ngôi chùa có những nét rất đặc trưng và khác lạ. Tọa lạc tại vị trí địa linh của đất Hà nam, nhìn từ trên cao, ngôi chùa như đang nằm trên lưng của một con rồng đầu hướng về Thăng Long, đuôi hướng về cố đô Hoa Lư. Với địa thế linh kiệt như vậy nên theo tương truyền chùa đã từng đón vua Trần Nghệ Tông chọn làm nơi ở ẩn và là nơi vua Tự Đức đến cầu tự.
Chùa nhìn trên bản đồ google maps
"Cuộc sống vốn dĩ Vô Thường" mọi thứ đều không tồn tại mãi mãi, chùa cũ thì tượng cũng cũ, chùa đổ thì tượng cũng không nên còn nguyên vẹn, mọi thứ trở về với cát bụi, tất cả cũng chỉ là hư vô. Ấy thế nên tất cả tượng pháp trong chùa đều tùy duyên được thỉnh không quá cầu kỳ sao cho phù hợp với không gian nơi đặt tượng. Có những nơi được tạc bằng đá, có những nơi sử dụng đồng (tạc nguyên mẫu 3 bức ngài Thích Ca từ Ấn độ), có nơi thì được đúc bằng bê tông trộn với bột gạch theo một tỷ nhất định để tạo nên nét cổ kính trang nghiêm vốn có của diện Tượng. Vị trụ trì cho xây chùa hài hòa với thiên nhiên như một cách bảo tồn môi trường tại đây. Những con đường mòn lên núi bằng các bậc thang đá với lan can bằng tre rất thân thiện với môi trường.

Tượng phật cùng với cây cối trong nội tự
Tượng phật nằm ẩn trong vách núi
Những pho tượng bê tông đúc trộn với bột đất cổ kính nhưng chắc chắn
Bậc thang bằng đá lan can bằng tre thân thiện với môi trường
Khi mới đi, anh chị em tôi đã đi nhầm sang đường được làm để vận chuyển vật liệu xây dựng chùa, con đường này là ngắn nhất nhưng cũng dốc nhất để lên tới nền chùa cũ
Sau có thầy dẫn đi, con đường cũng thoải hơn rất nhiều
Một con đường trên núi
Cầu bắc qua suối, khe núi cũng được các thầy sử dụng cầu gỗ để giữ nguyên nét đẹp của thiên nhiên

Một cây cầu gỗ nằm gọn trong tán cây

Toàn bộ cỏ ven đường hoàn toàn do nhà chùa dọn, thầy trụ trì tâm niệm thời gian được làm vườn cùng nhau cũng là thời gian tu tập trao đổi kiến thức.
Trên đường đi Thầy chia sẻ với anh chị em chúng tôi về dự định sắp tới tại Chùa, con đường vòng quanh núi sau này sẽ tái hiện lại cuộc đời của Đức Phật thông qua các khu vườn như : Vườn Phật Đản - nơi Phật sinh ra, Vườn Phật thành đạo...khi ấy Phật tử chỉ cần đi theo chỉ dẫn sẽ hiểu được cuộc đời của Người, hiểu được đức hạnh cũng như các giáo lý của đạo Phật. Con đường đó dự kiến dài khoảng 4,5km. 

Con đường Trúc dẫn tới Vườn Đản Sinh
Vườn Đản Sinh - Nơi Đức Phật đản sinh
Tượng Đức Phật Đản Sinh
Xung quanh con đường rất nhiều loài hoa đẹp
Thầy sẽ còn làm rất nhiều vườn hoa nữa trên con đường này để kể về cuộc đời của Đức Phật. Chúng tôi còn được thầy dẫn tới dấu tích của chùa cũ (chùa Đùng), cũng như nơi thờ ba bức tượng tạc nguyên bản từ Ấn Độ theo tỉ lệ 1:1.

Dấu tích còn lại của ngôi chùa cũ - chùa Đùng
3 pho tượng được làm nguyên bản theo tỉ lệ 1:1 với nguyên mẫu bên Ấn Độ
Nơi đặt Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, con đường đá đi ra nơi thờ ngài khiến ai đi qua cũng phải cúi mặt trước danh hiệu của Ngài.
Góc nhìn khác nơi thờ đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Một bông hoa Sen trắng chuẩn bị nở cạnh nơi thờ Ngài
Con đường chuông gió - con đường giác ngộ, thức tỉnh mọi u mê của chúng sinh
Con đường chuông gió - góc nhìn ngược lại
Một góc thờ tự trong khuôn viên chùa

Tất cả câu đối, hoành phi đều được viết bằng chữ Quốc ngữ theo đề án Ngôn ngữ Phật giáo một trong 4 đề án lớn của Ban VHTW GHPGVN bên cạnh các đề án như Pháp Phục, Kiến Trúc, Di Sản.

Một bài thơ trước cửa chùa
Biển khổ, vì là biển nên xin hãy đi trên bờ
Một bài thơ phía sau tự. Khi xây chùa Thầy trụ trì có phát nguyện, xin được để sinh linh đã từng ở tại nơi đây được một lần trở về thăm nơi xưa
Một góc thờ tự ngoài trời của chùa
Biển khổ và con đường giác ngộ tới những nơi thờ tự linh thiêng
Vì là biển, nên hãy đi trên bờ
Góc nhìn khác của Biển Khổ
Một góc sân chùa
Chính điện
Toàn cảnh chùa nhìn vào ban đêm
Hướng nhìn vào chính điện
Từ chính điện nhìn ra bao quát một khoảng đất trời rộng lớn, xa xa là đường cao tốc Cầu giẽ Ninh bình
Hướng đi ra gian thờ Đức Mục Kiền Liên
Phiến đá khắc tên cũng như địa chỉ của Chùa
Góc đường nơi rẽ vào Chùa
Ngôi nhà đất
Ngôi nhà đất
Nét thư thái, thanh tịnh trong Chùa
Vườn hồ lô trong Chùa
Ngôi nhà nấm, nơi đây trồng trên dưới 1000 loại nấm cung cấp lượng thực phẩm đủ dùng cho Chùa
Vãn cảnh chùa qua Video sau đây



Văn hóa Phật giáo Việt nam