Chùa Ôn Lăng 300 tuổi ở quận 5
Người Hoa có truyền thống giúp đỡ đồng hương với nhau, mà giúp một cách rất tận tình, theo kiểu, đã giúp là giúp cho thật tốt, cho nên hay lập ra các hội quán, trước để làm nơi tâm linh, thờ cúng các tín ngưỡng của dân tộc mình, sau là để làm nơi gặp gỡ, giao lưu, giúp đỡ đồng hương với nhau.
Đó là lý do khu phố người Hoa (Chợ Lớn, quận 5) tại Sài Gòn thường có các hội quán này nọ, với hoạt động tương tự như chùa chiền, miếu mão.
Sân trước chùa Ôn Lăng |
Phù điêu trên tường ở mặt trước chùa |
Ban đầu, chùa có tên là hội quán Ôn Lăng, được lập ra vào năm 1740 để thờ Thiên Hậu Thánh mẫu và nhiều vị thần theo tín ngưỡng dân gian của dân tộc Hoa. Sau này, hội quán thờ thêm Quan Âm Bồ Tát nên còn được gọi là chùa Quan Âm.
Phù điêu tường trên hành lang sân trước |
Hai chiếc lồng đèn lớn được trang trí hai bên hành lang |
Cái tên “Ôn Lăng” là một địa danh của phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc xưa. Tương truyền, vào cuối thế kỷ XVII, một số người Hoa thuộc phủ Tuyền Châu đã di cư sang Việt Nam và định cư tại vùng Chợ Lớn ngày nay. Sau đó, họ đã lập ra hội quán Ôn Lăng.
Chùa Ôn Lăng rất rộng và được chia thành nhiều khu vực, nhiều gian thờ thờ nhiều nhân vật tâm linh - lịch sử theo văn hóa Trung Hoa, như: Thiên Hậu Thánh mẫu, ông Bổn (ông Địa), Bà chúa Thai Sinh, Quan Âm, Quan Công, Bao Công, Thành Hoàng, Phật Tổ, các vị La Hán, Tề Thiên Đại Thánh…
Nguyễn Thị Bình An
Phù điêu trên tường |
Quan Âm Bồ Tát |
Quầy bán nhang đèn |
Cổng hình vòm đi ra phía sau |
Nhang vòng ghi lời khấn nguyện của khách đến chiêm bái |
Đức Phật Thích Ca |
Các vị La Hán |
Giếng trời |
Khu vực nuôi rùa |
Hồ nước non bộ |
Đối diện cổng chùa, cách con đường nhỏ… |
… là hồ thả cá/ rùa |
Tuy nhiên, có lẽ quá nhiều khách phóng sinh cá, rùa nên hiện tại trước hồ treo biển ngăn không được phóng sinh cá, rùa xuống nữa. Đây là tình trạng chung thường thấy của một số chùa Trung Hoa đông khách đến chiêm bái. |
Nguồn: https://anvietnam.net/2016/07/16/chua-on-lang-300-tuoi-o-quan-5/