Chùa Thập Tháp Di Đà
(Cinet-DL)- Chùa Thập Tháp Di Đà nằm trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của miền Trung, được biết đến bởi những giá trị kiến trúc, văn hóa và lịch sử đặc sắc. Đây cũng là ngôi tổ đình của phái Lâm Tế.
-%20Anh%20Dao%20Tien%20Dat(1).jpg)
Phật điện được bài trí tôn nghiêm, chính giữa thờ tượng Tam Thế Phật, Chuẩn Đề, Ca Diếp, A Nan; khám thờ Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng đặt hai gian hai bên điện Phật; hai vách tả hữu đặt tượng Thập Bát La Lán, tượng Thập Điện Minh Vương, Hộ Pháp, Tổ sư Đạt Ma và Tổ sư Tì Ni Đa Lưu Chi. Hầu hết các tượng thờ đều được tạc vào thời Thiền sư Minh Lý trụ trì (1871-1889).Theo truyền thuyết, Chùa Thập Tháp được xây dựng trên nền của 10 ngôi tháp Chăm bị đổ và khi chính thức được xây dựng lại vào năm 1680, chùa đã sử dụng vật liệu chính là từ gạch, đá lấy từ những ngôi tháp kia. Chùa có không gian thoáng đãng, lưu giữ nhiều hiện vật quý giá có giá trị lịch sử và nghệ thuật.
Ở chính giữa chính điện có treo bức hoành phi “Sắc Tứ Thập Tháp Di Đà tự”. Hai bên hành lang đặt Đại hồng chung (đúc năm 1893) và trống lớn.
Phía sau chánh điện có tấm bia ghi bài minh Sắc tứ Thập Tháp Di Đà Tự bi minh do cư sĩ Dương Thanh Tu biên soạn, Hòa thượng Minh Lý lập năm 1876.
Khu phương trượng đã được cải taọ và nâng cấp vào năm quí sửu, Duy Tân 7(1913), xây bằng gạch, lợp ngói âm dương, dàn mái cấu tạo nhiều lớp cao thấp. Đáng chú ý là bộ sườn gỗ và dàn khám thờ có kỷ thuật chạm trổ lắp ráp rất đẹp. Ngoài ra còn phải kể một số lượng lớn tạng kinh khắc gỗ và in giấy (trên 1.500 bảng bản khắc gỗ và 389 bộ kinh giấy.)
Chùa Thập Tháp Di Đà còn gắn liền với những sự kiện lịch sử bi hùng của triều đại Tây Sơn.Vào thời kỳ Tây Sơn, chùa Thập Tháp đã từng được các lãnh tụ nghĩa quân Tây Sơn chọn làm nơi đặt đại bản doanh trong giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa. Trong chùa hiện vẫn có lưu giữ được một số di tích và hiện vật liên quan đến phong trào Tây Sơn.
Đặc biệt, câu chuyện đậm chất liêu trai về hòn đá chém luôn thu hút khách thập phương . Theo truyền thuyết, năm 1799 Nguyễn Ánh đem quân đánh Quy Nhơn. Thành Hoàng Đế lúc ấy do tướng Tây Sơn là Lê Văn Thanh chỉ huy bị thất thủ. Chiếm được thành, Nguyễn Ánh ra lệnh chém đầu hết tướng tá Tây Sơn rồi đổi tên là thành Bình Định. Đá chém là một trong những phiến đá mà quân Nguyễn Ánh đã dùng để kê thớt gỗ lên chặt đầu quân Tây Sơn. Đá chém vốn ở thành Hoàng Đế nhưng vì hằng đêm dân làng nghe thấy những tiếng than khóc phát ra từ hòn đá chém nên họ đã đem vào đá chùa với mong muốn các vong linh nghe được lời kinh, tiếng kệ mà siêu thoát. Hiện giờ, du khách có thể ngắm hòn đá chém – di vật chứa đựng câu chuyện bi thương về nhà Tây Sơn được đặt là bậc lên xuống ở nhà phương trượng.
Diệu Ngân tổng hợp
( Nguồn: Cinet)
Vấn đáp "Sáng Đạo Trong Đời"
Nhằm lan tỏa và xiển dương tinh thần Phật pháp, mang giáo lý của Đức Phật đến gần hơn với đông đảo Phật tử, cư sĩ trên khắp cả nước, Ban Văn hóa Trung Ương trân trọng giới thiệu chuyên mục "Sáng Đạo Trong Đời".
Chuyên mục là nhịp cầu kết nối, nơi Quý đạo hữu có thể gửi những câu hỏi, băn khoăn về cuộc sống để Ban biên tập tổng hợp và chuyển đến chư Tôn đức giảng sư. Dưới ánh sáng trí tuệ từ giáo lý nhà Phật, những lời giải đáp không chỉ giúp khai mở nhận thức, mà còn mang đến bình an và hướng đi thiện lành cho mỗi người trên con đường tu tập và hành thiện.
- Kỳ lạ ngôi chùa đạn bắn không trúng, nước lũ không tới thềm
- Sự giáo dưỡng tốt nhất không nhất thiết phải thể hiện ở những việc lớn lao mà có thể qua các tiểu tiết này
- Phật dạy nhìn lại lỗi mình để tiến tu
- Chị tôi
- Vấn đáp: Đi chùa đầu năm và tham gia hội xuân nên chú ý điều gì?
- Vô thủy vô minh và Nhất niệm vô minh