Kinh điển Phật giáo Tây Tạng đã có bản điện tử
Trung tâm Tài nguyên số Phật giáo (Buddhist Digital Resource Center - BDRC) và IA đã thông báo về bộ sưu tập này vào đầu tháng 10, cho biết “hệ thống kinh văn hoàn chỉnh nhất về Đức Phật đã có mặt dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau”.
Kể từ khi thành lập vào năm 1999, BDRC đã định vị, số hóa và lưu trữ hơn 15 triệu trang sách, văn bản Phật giáo quý hiếm. Tổ chức này có văn phòng chính ở các thành phố lớn như Cambridge, Massachusetts; các văn phòng các trung tâm số hóa ở Hàng Châu (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Kathmandu (Nepal) và Thư viện Quốc gia Mông Cổ (Ulaanbaatar).
Các chuyên gia số hóa của BDRC đi đến nhiều địa điểm và tu viện Phật giáo để lưu trữ kinh văn Phật giáo và đã phát hiện ra các tác phẩm độc nhất vô nhị như các bản kinh cổ khắc trên gỗ, trên lá cọ, các bản kinh khuyết danh và một số văn bản được cho là mất gốc. Bộ sưu tập đã có mặt trên IA với hàng triệu trang kinh, luận, lời dạy của Đức Phật cùng nhiều tác phẩm khác về y học, lịch sử và triết học.
Trong thông báo, đại diện BDRC khẳng định: “Sứ mệnh của sự ra đời BDRC là làm cho kinh điển Phật giáo có mặt trên internet. Chúng tôi nhận ra rằng, không thể bảo tồn văn hóa mà chỉ có thể tạo ra những điều kiện phù hợp nhất để văn hóa tự được bảo tồn. Đăng tải và lưu trữ các văn bản này trên IA, chúng ta có thể tiếp cận một thế hệ người sử dụng mới, sự cởi mở chính là yếu tố cần thiết để bảo tồn”.
Thông tin này được đăng trên tạp chí Lion’s Roar ngày 10-10 qua.
Kể từ khi thành lập vào năm 1999, BDRC đã định vị, số hóa và lưu trữ hơn 15 triệu trang sách, văn bản Phật giáo quý hiếm. Tổ chức này có văn phòng chính ở các thành phố lớn như Cambridge, Massachusetts; các văn phòng các trung tâm số hóa ở Hàng Châu (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Kathmandu (Nepal) và Thư viện Quốc gia Mông Cổ (Ulaanbaatar).
Các chuyên gia số hóa của BDRC đi đến nhiều địa điểm và tu viện Phật giáo để lưu trữ kinh văn Phật giáo và đã phát hiện ra các tác phẩm độc nhất vô nhị như các bản kinh cổ khắc trên gỗ, trên lá cọ, các bản kinh khuyết danh và một số văn bản được cho là mất gốc. Bộ sưu tập đã có mặt trên IA với hàng triệu trang kinh, luận, lời dạy của Đức Phật cùng nhiều tác phẩm khác về y học, lịch sử và triết học.
Trong thông báo, đại diện BDRC khẳng định: “Sứ mệnh của sự ra đời BDRC là làm cho kinh điển Phật giáo có mặt trên internet. Chúng tôi nhận ra rằng, không thể bảo tồn văn hóa mà chỉ có thể tạo ra những điều kiện phù hợp nhất để văn hóa tự được bảo tồn. Đăng tải và lưu trữ các văn bản này trên IA, chúng ta có thể tiếp cận một thế hệ người sử dụng mới, sự cởi mở chính là yếu tố cần thiết để bảo tồn”.
Thông tin này được đăng trên tạp chí Lion’s Roar ngày 10-10 qua.
Trần Trọng Hiếu