Kinh Trung Bộ: Kinh Đoạn Giảm (số 8)


TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 8
Kinh Ðoạn giảm
  1. TOÁT YẾU
Sallekha Sutta - Effacement.
The Buddha rejects the view that the mere attainment of the mediative absorptions is effacement and explains how effacement is properly practised in his teaching.
Viễn ly.
Phật bác bỏ quan điểm cho rằng chứng đắc các thiền đã là viễn ly [hay đoạn giảm], và giải thích cách tu tập đoạn giảm [đọan phiền não, giảm vô minh] thực sự trong giáo lý Ngài.
  1. TÓM TẮT
Tôn giả Mahacunda bạch Phật, trên đời có nhiều quan điểm liên hệ đến ngã hoặc thế giới. Người mới tác ý có thể từ bỏ ngay những kiến chấp ấy không?
Phật dạy, muốn diệt trừ kiến chấp phải như thật quán sát năm uẩn "không phải của tôi, không phải là tôi, không phải tự ngã của tôi."
Sau khi trả lời câu hỏi của tôn giả Mahacunda, Phật nói đến những cách hiểu sai lạc về đoạn giảm. Những vị chứng đắc bốn thiền tự cho thế là sạch cấu uế, nhưng Phật dạy đấy gọi là "hiện tại lạc trú " chứ không phải đoạn giảm trong giới luật của Ngài. Những vị chứng bốnđịnh vô sắc hay 4 không cũng tự cho là sạch cấu uế, nhưng đấy chỉ là "tịch tịnh trú " trong giới luật Ngài, chưa phải là đoạn giảm. Rồi Ngài dạy thế nào là đoạn giảm thật sự. Ðó là từ bỏ 44 cấu uế (bản Anh ngữ không có 33, 34).
Muốn diệt trừ cấu uế, trước hết là khởi tâm làm ngược lại các thói xấu đã kể trên, vì sự khởi tâm rất có lợi cho các thiện pháp. Ðấy là pháp môn khởi tâm.
Mỗi thói ấy đều có một đức ngược lại với nó, nên dùng đức ấy để đối trị, như lấy bố thí đối trị xan tham. Ðấy là pháp môn đối trị. Trong khi tất cả bất thiện đều hướng hạ, thì cái ngược lại với chúng là hướng thượng; ví dụ với người xan tham thì có pháp bố thí để đưa mình đi lên. Ðấy là pháp môn hướng thượng. Ðối với người làm hại, không làm hại đưa đến hoàn toàn giải thoát [với tất cả cấu uế khác cũng vậy]. Ðấy là pháp môn hoàn toàn giải thoát.
III. CHÚ GIẢI
Ðoạn giảm Từ Pali "Sallekha" - đoạn giảm - nguyên nghĩa là khổ hạnh, trong kinh này có nghĩa là sự từ bỏ hay tận diệt cấu uế, nhiễm ô.
Các quan điểm, đấy là 20 quan điểm về ngã, được kể trong kinh số 44; 8 quan điểm về thế giới, như thường, vô thường, hữu biên vô biên…
"Người mới tác ý " ở đây ám chỉ người ở giai đoạn đầu của thiền quán, chưa vào Dự lưu đạo.
Sự từ bỏ đề cập ở đây là sự trừ diệt tận gốc các kiến chấp khi đã đạt đến Dự lưu đạo.
Như thật quán sát năm uẩn "không phải tôi, của tôi hay tự ngã của tôi" là tuệ quán đưa đến Dự lưu đạo.
44 cấu uế: 1. Tác hại; 2. Sát sinh; 3. Lấy của không cho; 4. Tà hạnh; 5. Nói dối; 6. Hai lưỡi; 7. Nói độc ác; 8. Nói phù phiếm; 9. Tham; 10. Sân; 11. Tà kiến; 12. Tà tư duy; 13. Tà ngữ; 14. Tà nghiệp; 15. Tà mạng; 16. Tà tinh tiến; 17. Tà niệm; 18. Tà định; 19. Tà trí; 20. Tà giải thoát; 21. Hôn trầm; 22. Trạo hối; 23. Nghi hoặc; 24. Phẫn nộ; 25. Oán hận; 26. Hư ngụy; 27. Não hại; 28. Tật đố; 29. Xan tham; 30. Man trá; 31. Khi cuống; 32. Ngoan cố; [33. Cấp tháo; 34. Mạn]; 35. Quá mạn; 36. Khó nói; 37. Ác hữu; 38. Phóng dật; 39. Bất tín; 40. Vô tàm; 41. Vô quý; 42. Nghe ít; 43. Biếng nhác; 44. Thất niệm; 45. Liệt tuệ; 46. Nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, khó hành xả.
Có thể tóm thâu 44 cấu uế này vào sáu nhóm:
  1. Mười bất thiện nghiệp về thân khẩu ý (từ 2 - 11);
    B. Bảy phần cuối của 8 phi thánhđạo (12 - 18);
    C. Tà trí, tà giải thoát (19 - 20; tức ngược lại với hai chi cuối trong mười thánhđạo);
    D. Ba triền cái cuối trong năm triền cái (21 - 23);
    E. Mười trong 16 cấu uế của tâm đã nói trong kinh số 7 (24 - 35);
    F. Bảy thói xấu ngược lại với 7 đức là tín, tàm, quý, đa văn, tinh tấn, niệm, tuệ nói trong kinh 53.
  2. PHÁP SỐ
Bốn thiền
Bốn không, hay bốn vô sắc
Bốn pháp môn: khởi tâm, đối trị, hướng thượng, giải thoát.
Năm triền cái
Bảy thánh tài: tín, tàm, quý, đa văn, tinh tấn, niệm, tuệ.
Mười bất thiện nghiệp: gồm sát đạo dâm, 4 ngữ nghiệp và ba ý nghiệp là tham, sân, tà kiến.
Mười thánh đạo, tám chánh đạo thêm hai là chánh trí và chánh giải thoát.
  1. KỆ TỤNG
  2. Chẳng phải tu khổ hạnh
    Mà gọi làđoạn giảm
    Chẳng phải chứng bốn thiền
    Mà gọi làđoạn giảm
    Chẳng phải chứng bốn Không
    Mà gọi là đoạn giảm
    Bốn thiền trong pháp Phật
    Gọi là "hiện tại lạc"
    Còn bốn định vô sắc
    Gọi là "tịch tịnh trú".
    Nghĩa của sự đoạn giảm
    trong giáo pháp Như lai
    Là trừ tâm uế nhiễm
    Ðể đoạn ác, giảm ngu.

    2. Ðoạn giảm được thực hiện
    Khi bỏ mười bất thiện
    Của thân, lời và ý;
    Từ bỏ tám tà đạo
    Tà trí, tà giải thoát;
    Bỏ hôn trầm, trạo cử
    Từ bỏ nghi, bất tín
    Vô tàm và vô quý
    Nghe ít và biếng nhác
    Thất niệm và đần độn
    Phẫn nộ và oán hận;
    Hư ngụy và não hại;
    Tật đố và xan tham;
    Man trá và khi cuống;
    Ngoan cố và cấp tháo;
    Mạn, quá mạn, khó nói
    Ác hữu và phóng dật;
    Nhiễm trước thói thế tục
    Cố chấp ý kiến mình
    Và tính khó hành xả.

    3. Người nào tâm hết sạch
    Tất cả ô nhiễm này
    Dù có ăn vị ngon
    Cũng không thành chướng ngại.
    Tâm biến mãn mười phương
    Với từ bi hỷ xả
    Thoát khỏi các lậu hoặc
    Sanh tận, phạm hạnh thành

    4. Ấy gọi là tắm rửa
    Bằng gột rửa nội tâm
    Kẻ ngu tưởng tắm sông
    Tẩy trừ được tội lỗi
    Nhưng sông nào rửa được
    Những nghiệp ác đã làm
    Ðừng mê tín dị đoan
    Ðể tha hồ tạo ác.

    5. Với người sống thanh tịnh
    Không tạo mười bất thiện
    Không cần sông tẩy tội
    Ngày nào cũng tốt lành.