Kinh Trung Bộ: Kinh Ví dụ Tấm vải
TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 7
Ví dụ tấm vải
- TOÁT YẾU
Vatthùpama Sutta - The simile of the cloth.
With a simple simile the Buddha illustrates the difference between a defiled mind and a pure mind.
Bằng một ví dụ đơn giản, Phật nói rõ sự khác nhau giữa một tâm ô nhiễm và một tâm thanh tịnh.
- TÓM TẮT
Cõi xấu ác chờ đợi một tâm ô nhiễm, như một tấm vải dơ đem nhuộm sẽ có màu loang lổ không đẹp. Ngược lại, cõi tốt lành chờ đợi một tâm không ô nhiễm, ví như tấm vải sạch khi nhuộm sẽ có màu đẹp đẽ.
Những cấu uế của tâm là:
- tham, sân, phẫn, hận,
- hư ngụy, não hại, tật đố, xan tham,
- man trá, khi cuống, ngoan cố, cấp tháo,
- mạn, quá mạn, kiêu, phóng dật.
- hư ngụy, não hại, tật đố, xan tham,
- man trá, khi cuống, ngoan cố, cấp tháo,
- mạn, quá mạn, kiêu, phóng dật.
Tỳ kheo nào biết được những cấu uế của tâm để diệt trừ, vị ấy thành tựu lòng tin tuyệt đối nơi Phật, Pháp, thánh chúng. Nơi vị ấy có sự từ bỏ, diệt trừ, giải thoát, xả ly, chứng được nghĩa tín thọ, pháp tín thọ, được sự hân hoan liên hệ đến Pháp. Do hân hoan, có hỷ, do hỷ có khinh an, do khinh an có lạc, do lạc có định. Một vị tỳ kheo có giới như vậy, pháp như vậy, tuệ như vậy, thì dù ăn gạo thơm và các thực phẩm ngon lành cũng không vì vậy mà bị chướng ngại (vì đã dứt lòng tham vị ngon). Vị ấy có thể tu tập các phạm trú từ bi hỷ xả, tu các thiền định, đạt đến tâm giải thoát tuệ giải thoát của bậc A la hán. Tỳ kheo ấy được gọi là đã tắm rửa với sự tắm rửa nội tâm.
Phật nói câu sau cùng là cốt nhắm đến bà la môn Sundarikabharadvaja ngồi cách Ngài không xa. Quả nhiên ông ta liên tưởng đến nghi lễ tắm sông để tẩy tội trong tín ngưỡng của mình, và hỏi Phật có tắm sông Bahuka không, vì sông này đem lại nhiều công đức. Khi ấy Phật nói lên một bài kệ đại ý rằng, không có sông nào rửa sạch được quả báo nơi kẻ đã tạo ác nghiệp, đã gây tội lỗi; tắm để rửa tội là một tục lệ mê tín. Ðối với người sống thanh tịnh thì ngày nào cũng tốt lành; vậy chỉ nên tắm trong tịnh nghiệp mới được sống an vui.
Bà la môn sau khi nghe kinh này, xin được xuất gia với Phật, và không bao lâu ông chứng thánh quả, thành một bậc A la hán.
III. CHÚ GIẢI
Theo bản Anh, 16 cấu uế là:
- 1. Covetousness and unrightous greed; 2. ill will; 3. anger; 4. Revenge; 5. contempt; 6. domineering attitude; 7. envy; 8. avarice; 9. deceit; 10. fraude; 11. obstinacy; 12. presumption; 13. conceit; 14. arrogance; 15. vanity; 16. negligence
- tham dục bất chính, ác ý, sân, hận, khinh miệt, thống trị, ngoan cố, tư phụ, kiêu căng, hợm hĩnh, khoe khoang, lơ đễnh.
Sớ giải nói 16 cấu uế trên được từ bỏ tuần tự như sau:
- Dự lưu đạo từ bỏ các cấu uế từ 5 - 10;
- Bất hoàn đạo từ bỏ thêm các cấu uế 2, 3, 4 và 16.
- A la hán đạo từ bỏ nốt sáu cấu uế còn lại.
- Bất hoàn đạo từ bỏ thêm các cấu uế 2, 3, 4 và 16.
- A la hán đạo từ bỏ nốt sáu cấu uế còn lại.
- PHÁP SỐ
Ba lậu: dục, hữu, vô minh.
Ba ngôi báu: Phật, Pháp, Tăng.
Bốn đôi tám vị: bốn quả sa môn và bốn đạo: Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán.
Bốn phạm trú hay vô lượng tâm: Từ, bi, hỷ, xả.
- KỆ TỤNG
- Như vải dơđem nhuộm
Sẽ có màu không đẹp
Cũng vậy cõi ác dữ
Chờ đợi tâm cấu uế
Như vải sạch đem nhuộm
Sẽ có màu thuần tịnh
Cũng vậy cõi tốt lành
Chờ đợi tâm hiền thiện.
2. Mười sáu cấu uế tâm
Cần biết để tẩy trừ:
Tà tham và giận dữ
Phẫn uất và hiềm hận,
hư ngụy và não hại,
tật đố và xan tham
man trá và khi cuống,
ngoan cố và cấp tháo
ngã mạn và thượng mạn
kiêu căng và phóng dật.
- Người hiền bỏ tất cả, Người lành không bàn dục, Dầu cảm thọ lạc khổ, Bậc trí không vui buồn.
- Dầu nói năng ngàn lời, Nhưng không gì lợi ích, Tốt hơn một câu nghĩa, Nghe xong, được tịnh lạc.
- Hòa thượng Thích Trung Quán với Thiền phái Tào Động in dấu ấn tại chùa Bàng Long - Lào
- Tưởng mình bị khi dễ như đất, không hiềm hận …
- Kinh Trung Bộ: Kinh Đoạn Giảm (số 8)