Muốn "giải thoát" khỏi nghèo khổ, hãy nhớ lời Phật dạy dưới đây
Ở đời ai cũng muốn mình giàu có, không ai muốn rơi vào cảnh nghèo túng, khó khăn về vật chất. Nhưng không phải muốn là được bởi sự giàu nghèo đều có nguyên nhân của nó cả. Nhiều người thắc mắc vì sao vẫn làm lụng vất vả mà cũng nghèo hoài. Trong khi những người không làm nhiều lại có của để xài? Và làm sao để thoát nghèo, cải thiện cuộc sống?
Dưới đây là 4 nguyên tắc Phật dạy để giải thoát khỏi sự nghèo khó mọi người nên biết.
Nguyên tắc 1: Không bao giờ mong giàu
Thường con người ai cũng khát khảo được giàu có, nên khi chưa đạt được họ sẽ dằn vặt, đau khổ. Nhiều người cứ nghĩ rằng giàu có mới có khả năng làm phước, nhưng không phải vậy. Chúng ta phải làm phước, phải có phước thì mới có tiền.
Phước ở đây chính là những việc làm lợi ích chúng ta giúp người, giúp đời. Còn suốt ngày chỉ ngồi nghĩ về tiền thì tiền càng không đến, càng mong muốn nhiều tiền thì tiền càng không có.
Nguyên tắc 2: Nghèo là do mình đã phạm sai lầm gì đó trong quá khứ, nên phải sám hối
Quá khứ có những sai lầm nên cần phải sám hối. Sám hối ở đây là phải có thái độ đúng, phải biết chắc chắn mình đã phạm sai lầm gì đó trong quá khứ mà bây giờ không tự nhìn ra được. Chính cái biết này là sự sám hối âm thầm giúp ta nhanh chóng thoát khỏi nghiệp cũ.
Nguyên tắc 3: Nhờ nghèo khổ mà yêu thương được mọi cảnh khổ trên đời
Hãy vui mừng vì nhờ nghèo mà mình thương yêu được rất nhiều người bị những người khác bỏ quên. Thương yêu được mọi người là chất liệu, nền tảng của những việc thiện lành, những việc tạo ra phước đức giúp chúng ta vượt lên.
Vì những người sinh ra trong cảnh giàu có thường không thể thấu hiểu và cảm thông được nỗi khổ của người nghèo vì họ chưa từng trải qua.
Nguyên tắc 4: Dù nghèo vẫn cố gắng chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh
Thời xưa đã có người từng hỏi Phật: “Con nghèo quá, không có gì để bố thí cả”. Phật trả lời: “Không ai nghèo đến mức không có một hạt cơm để bố thí cho con kiến”.
Người nghèo làm phước rất dễ dàng. Họ có thể bỏ ra cả triệu đồng để bố thí nhưng vẫn không thể quý bằng người nghèo giúp được một người qua cơn đói với bữa cơm đạm bạc.
Sự cố gắng chia sẻ thiếu thốn với người khó khăn hơn mình là phước đức rất lớn, là quà tặng của đất trời ban tặng cho người nghèo. Nhờ vậy mà cuộc sống sẽ được tốt dần lên.
Phong Linh
- Thịt nhân tạo từ thực vật, trào lưu ẩm thực mới ở Hồng Kông
- Thấu hiểu “bản chất vấn đề” sẽ giúp nhiều bạn có quyết định đúng đắn trong đời
- Giáo lý tối quan trọng của người phật tử: Hiểu thế nào về ba quy y
- Rồng Lý Trần: biểu tượng lưỡng trị của Nho giáo- Phật giáo thế kỷ XI- XIV
- 19 điều đức Phật dạy giúp bạn sống hạnh phúc hơn mỗi ngày