Pháp Âm Phật vĩnh hằng miên viễn
Theo các nhà nghiên cứu Phật học, Đức Phật Thích Ca đã thuyết pháp bằng tiếng Magadhi. Tiếng Magadhi là ngôn ngữ của nước Magadhi thuộc vùng trung lưu sông Hằng. Nhiều tảng đá lớn và các cây cột lớn được tìm thấy có ghi sắc lệnh của vua Asoka giúp chúng ta biết được về ngôn ngữ mà Đức Phật đã nói.
Vào khoảng trên 2.000 năm, trước khi Phật giáo được truyền bá đến các nước thuộc vùng Trung Á, kinh điển Phật giáo đã được dịch ra các ngôn ngữ của địa phương này. Thật vậy, để đáp ứng nhu cầu hiểu biết một cách dễ dàng và đúng đắn về ý nghĩa của giáo lý đạo Phật ghi lại trong các kinh điển, thì việc chuyển ngữ kinh điển từ tiếng Ấn Độ ra ngôn ngữ của tín đồ Phật giáo ở các nước khác là vô cùng cần thiết. Vì vậy, kinh điển Phật giáo cũng đã lần lượt được dịch ra các ngôn ngữ như Trung Hoa, Tây Tạng, Cao Ly (Đại Hàn), Nhật Bản, Việt Nam và các nước Tây phương như Anh, Pháp, Đức, Ý, Nga, Đan Mạch...
Có thể thấy rõ kinh điển được kiết tập tại Ấn Độ đã sử dụng chính yếu tiếng Phạn và Pali. Hiện nay, các Đại tạng kinh được dịch từ tiếng Phạn là: Đại tạng Hán dịch, Đại tạng Tây Tạng, Đại tạng Mông Cổ, Đại tạng Mãn Châu, Đại tạng Cao Ly, Đại tạng Nhật Bản.
Về Pali có Đại tạng Tích Lan, Đại tạng Miến Điện, Đại tạng Thái Lan, Đại tạng Campuchia, Đại tạng Lào quốc. Đại tạng Anh ngữ và Đại tạng Nhật Bản cũng đã dịch thành Nam truyền Đại tạng kinh. Ngoài ra, cũng có các Đại tạng của các nước Tây vực thuộc vùng Trung Á và các nơi khác.
Riêng ở Việt Nam, nhờ tiếng Việt, Phật giáo được truyền bá sâu rộng trên khắp mọi miền đất nước và ngược lại, Phật giáo cũng đã làm cho tiếng Việt trở nên phong phú hơn. Tuy nhiên, Phật giáo du nhập vào Việt Nam bằng những con đường khác nhau qua các thời kỳ khác nhau, dẫn tới việc sử dụng ngôn ngữ trong các kinh Phật khá đa dạng (chữ Hán, chữ Pali, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ). Ngoài ra, ngôn ngữ sử dụng trong các chùa, trong các kinh Phật ở mỗi địa phương cũng mang đậm màu sắc riêng để thích hợp với Phật tử từng vùng miền.
Thiết nghĩ việc Việt hóa và sử dụng tiếng Việt với chữ Quốc ngữ theo hướng đồng nhất, chuẩn mực, hiện đại là điều tất yếu của ngôn ngữ Phật giáo để góp phần cho đạo Phật luôn luôn song hành cùng dân tộc trong tiến trình phát triển và hội nhập.
Tóm lại, điều kỳ diệu là Đức Phật không viết một câu nào, nhưng lời giảng dạy của Ngài đã hiện hữu sống động vượt qua không gian và thời gian để tạo ra vô số ngôn ngữ, văn tự và rất nhiều nền văn hóa khác nhau, làm cho đạo pháp càng ngày càng phong phú và lợi lạc cho nhân sinh. Bởi Phật giáo không hề bị hạn hẹp chấp chặt trong những văn bản bất di bất dịch thường trở nên lỗi thời trên đà phát triển của nhân loại.
Có thể hiểu rằng đó chính là cái lý thậm thâm vi diệu của “Phật thuyết nhứt âm, chúng sanh tùy loại giải”. Thật vậy, với hạnh nguyện hoằng pháp lợi sanh đời đời kiếp kiếp, chư vị Tổ sư, chư vị cao tăng thạc đức trên khắp thế giới đã truyền bá lời dạy của Phật qua việc thuyết giảng, luận giải, dịch thuật từ ngàn xưa và cho đến ngày nay, việc này vẫn còn là mối quan tâm lớn lao của hàng đệ tử Phật.
Bên cạnh việc dịch thuật kinh Phật đã ảnh hưởng sâu xa đến các sinh ngữ từ phương Đông đến phương Tây, việc luận giải kinh điển cũng góp phần quan trọng làm phong phú tư tưởng Phật giáo trong nền văn hóa cổ và cả trong nền văn hóa hiện đại. Thực tế cho thấy không ít những học giả đã hiến dâng đời mình trong việc nghiên cứu tiếng Phạn, tiếng Pali, tiếng Hán… để đóng góp vào việc dịch thuật và trước tác quan trọng cho những kiến giải thích nghi theo nhịp sống của thời đại, nhờ đó đem lại lợi lạc vô cùng trong dòng phát triển của văn hóa Phật giáo trên khắp năm châu.
Giáo Pháp của Đức Phật được lưu truyền bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau
Có thể thấy rõ kinh điển được kiết tập tại Ấn Độ đã sử dụng chính yếu tiếng Phạn và Pali. Hiện nay, các Đại tạng kinh được dịch từ tiếng Phạn là: Đại tạng Hán dịch, Đại tạng Tây Tạng, Đại tạng Mông Cổ, Đại tạng Mãn Châu, Đại tạng Cao Ly, Đại tạng Nhật Bản.
Về Pali có Đại tạng Tích Lan, Đại tạng Miến Điện, Đại tạng Thái Lan, Đại tạng Campuchia, Đại tạng Lào quốc. Đại tạng Anh ngữ và Đại tạng Nhật Bản cũng đã dịch thành Nam truyền Đại tạng kinh. Ngoài ra, cũng có các Đại tạng của các nước Tây vực thuộc vùng Trung Á và các nơi khác.
Riêng ở Việt Nam, nhờ tiếng Việt, Phật giáo được truyền bá sâu rộng trên khắp mọi miền đất nước và ngược lại, Phật giáo cũng đã làm cho tiếng Việt trở nên phong phú hơn. Tuy nhiên, Phật giáo du nhập vào Việt Nam bằng những con đường khác nhau qua các thời kỳ khác nhau, dẫn tới việc sử dụng ngôn ngữ trong các kinh Phật khá đa dạng (chữ Hán, chữ Pali, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ). Ngoài ra, ngôn ngữ sử dụng trong các chùa, trong các kinh Phật ở mỗi địa phương cũng mang đậm màu sắc riêng để thích hợp với Phật tử từng vùng miền.
Thiết nghĩ việc Việt hóa và sử dụng tiếng Việt với chữ Quốc ngữ theo hướng đồng nhất, chuẩn mực, hiện đại là điều tất yếu của ngôn ngữ Phật giáo để góp phần cho đạo Phật luôn luôn song hành cùng dân tộc trong tiến trình phát triển và hội nhập.
Tóm lại, điều kỳ diệu là Đức Phật không viết một câu nào, nhưng lời giảng dạy của Ngài đã hiện hữu sống động vượt qua không gian và thời gian để tạo ra vô số ngôn ngữ, văn tự và rất nhiều nền văn hóa khác nhau, làm cho đạo pháp càng ngày càng phong phú và lợi lạc cho nhân sinh. Bởi Phật giáo không hề bị hạn hẹp chấp chặt trong những văn bản bất di bất dịch thường trở nên lỗi thời trên đà phát triển của nhân loại.
Có thể hiểu rằng đó chính là cái lý thậm thâm vi diệu của “Phật thuyết nhứt âm, chúng sanh tùy loại giải”. Thật vậy, với hạnh nguyện hoằng pháp lợi sanh đời đời kiếp kiếp, chư vị Tổ sư, chư vị cao tăng thạc đức trên khắp thế giới đã truyền bá lời dạy của Phật qua việc thuyết giảng, luận giải, dịch thuật từ ngàn xưa và cho đến ngày nay, việc này vẫn còn là mối quan tâm lớn lao của hàng đệ tử Phật.
Bên cạnh việc dịch thuật kinh Phật đã ảnh hưởng sâu xa đến các sinh ngữ từ phương Đông đến phương Tây, việc luận giải kinh điển cũng góp phần quan trọng làm phong phú tư tưởng Phật giáo trong nền văn hóa cổ và cả trong nền văn hóa hiện đại. Thực tế cho thấy không ít những học giả đã hiến dâng đời mình trong việc nghiên cứu tiếng Phạn, tiếng Pali, tiếng Hán… để đóng góp vào việc dịch thuật và trước tác quan trọng cho những kiến giải thích nghi theo nhịp sống của thời đại, nhờ đó đem lại lợi lạc vô cùng trong dòng phát triển của văn hóa Phật giáo trên khắp năm châu.