Pháp thoại bên ao Di Hầu
Đại Lâm, Mahā-vana, là khu rừng phụ cận thành Tỳ-xá-li, Trung Ấn, còn gọi Kūṭāgara-śalā, tức Trùng-các giảng đường, hay Cao-các giảng đường, Trùng-các đường, Phổ tập giảng đường, Trùng-các tinh xá. Theo ghi chép của cao tăng Pháp Hiển, thì “phía Bắc thành Tỳ-xá-li có tinh xá Trùng-các trong rừng Đại Lâm, là nơi Phật từng cư trú.”1
Đại Lâm, Mahā-vana, là khu rừng phụ cận thành Tỳ-xá-li, Trung Ấn, còn gọi Kūṭāgara-śalā, tức Trùng-các giảng đường, hay Cao-các giảng đường, Trùng-các đường, Phổ tập giảng đường, Trùng-các tinh xá. Theo ghi chép của cao tăng Pháp Hiển, thì “phía Bắc thành Tỳ-xá-li có tinh xá Trùng-các trong rừng Đại Lâm, là nơi Phật từng cư trú.”1
Thiện kiến luật Tỳ-bà-sa, quyển 10, cho biết, “rừng này không phải do con người trồng, mà là rừng nguyên sinh, kéo dài từ vương quốc Ca-tỳ-la-vệ đến dãy Tuyết sơn, nên có tên là Đại Lâm. Cao-các giảng đường được xây dựng bằng gỗ của rừng này, với lối kiến trúc như hình con chim nhạn, đầy đủ mọi tiện nghi, để cúng dường Phật.”2
Theo ghi chép của ngài Huyền Tráng, thì “phía Bắc thành Tỳ-xá-li có tháp do vua Vô Ưu xây dựng. Bên phải tòa tháp có trồng trụ đá cao 60 thước, trên đầu trụ đá có tượng sư tử.3 Phía Nam trụ đá có ao, đó là ao do bầy khỉ đào để cúng dường Phật. Xưa Như Lai từng ở đây. Cách không xa về phía Tây ao Di Hầu, có tháp, đó là nơi bầy khỉ leo lên cây lấy mật để dâng cúng Như Lai. Phía Nam ao Di Hầu không xa cũng có tháp, đó là nơi bầy khỉ dâng mật lên cúng Đức Phật. Góc Tây bắc ao Di Hầu có hình tượng khỉ.”4
Huyền ứng âm nghĩa, quyển 14, cũng ghi nhận: “Xưa, loài khỉ muốn cúng dường Phật nên đã tập hợp lại đào một cái ao, gọi là Di Hầu trì, nay người ta gọi là Di Hầu giang, đó là gọi theo thói quen của người đời.”5
Nhiều tư liệu cho thấy rừng Đại Lâm với tinh xá bên ao Di Hầu (Markaṭa-hrada-vihāra) là một, nhưng luận Đại trí độ lại ghi nhận tại thành Tỳ-xá-li có hai trú xứ mà Đức Phật từng cư trú. Luận ghi “Thành Tỳ-xá-li có hai trú xứ, một là Đại Lâm; hai là tinh xá bên ao Di Hầu.”6
Trung A-hàm, kinh Vị tằng hữu pháp, Tôn giả A-nan thuật lại rằng:
“Con nghe rằng, một thời Thế Tôn trú tại nước Tỳ-xá-li, trong Đại Lâm. Bấy giờ các Tỷ-kheo để bát ngoài chỗ đất trống, bát của Thế Tôn cũng có trong số ấy, có một con khỉ ôm bát của Thế Tôn mà đi. Các thầy Tỷ-kheo la ó, sợ nó làm bể bát của Thế Tôn. Nhưng Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo rằng: ‘Hãy để yên. Hãy để yên. Đừng la. Nó không làm bể bát đâu’. Thế rồi khỉ ôm bát của Thế Tôn mà đi, đến một cây sa-la, chậm rãi leo lên, lấy đầy bát mật nơi cây sa-la, rồi chậm rãi leo xuống, trở về chỗ Đức Phật, đem dâng bát mật ấy lên Đức Phật. Đức Thế Tôn không thọ nhận. Lúc ấy khỉ liền ôm bát qua một bên, dùng đũa gắp bỏ sâu. Sau khi nhặt bỏ sâu, nó ôm bát trở lại dâng lên Thế Tôn. Thế Tôn lại không nhận. Khỉ lại ôm qua một bên, múc nước đổ vào trong mật, rồi ôm trở lại dâng lên Thế Tôn. Thế Tôn liền thọ nhận. Khỉ thấy Thế Tôn lấy bát mật rồi liền vui mừng hớn hở, múa may nhảy nhót rồi bỏ đi.”7
Thuở ấy, bên ao Di Hầu, Thế Tôn có một căn nhà lá. Gần đó, có một ngôi nhà sàn mà các Trưởng lão Thượng tôn danh đức như Cāla, Upacāla, Kukkuṭa, Kaḷimbha, Nikaṭa, Kaṭissa… tá túc. Thế rồi, rừng Đại Lâm u tịch, thanh nhàn bỗng trở nên náo nhiệt. Ấy là do những vương tôn công tử bộ tộc Licchavī, với thói quen của bậc vua chúa, ưa biểu hiện uy quyền và muốn mọi người chú ý, đã đánh trống khua chuông khi đến chỗ Đức Phật để cúng dường, kính lễ và nghe pháp. Bấy giờ, chư vị Trưởng lão Thượng tôn nghe thấy những tiếng ồn ào liền nghĩ rằng: ‘Âm thanh là gai nhọn đối với thiền’, Đức Thế Tôn cũng nói rằng: ‘Âm thanh là gai nhọn đối với thiền.’ Rồi thì chư vị Trưởng lão Thượng tôn liền rời khỏi Đại Lâm đi qua rừng Ngưu giác Sa-la, ở đó không náo loạn, sống viễn ly cô độc, ẩn dật nơi thanh vắng mà tĩnh tọa tư duy.
Sau khi những người Licchavī được Đức Thế Tôn thuyết pháp, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi lạy chân Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi ra về. Họ về rồi, Đức Thế Tôn hỏi các Tỷ-kheo rằng: “Các Trưởng lão Thượng tôn đại đệ tử đã đến nơi nào?” Được biết chư vị đã đi qua rừng Ngưu giác Sa-la, ở đó không náo loạn, sống viễn ly cô độc, ẩn dật nơi thanh vắng mà tĩnh tọa tư duy, Đức Thế Tôn liền khen ngợi và dạy rằng:
- “Lành thay, lành thay, này các Tỷ-kheo. Trả lời như các đại đệ tử đã trả lời, là trả lời một cách chơn chánh. Này các Tỷ-kheo, “Tiếng ồn là gai cho thiền”, đã được Ta nói như vậy. Này các Tỷ-kheo, có mười loại cây gai này. Thế nào là mười?
- Với người ưa thích viễn ly, ưa thích hội chúng là cây gai. Với người chuyên chú tu tập tướng bất tịnh, tu tập tịnh tướng là cây gai. Với người phòng hộ các căn, đi xem văn nghệ trình diễn là cây gai. Với người sống Phạm hạnh, thân cận với phụ nữ là cây gai. Với người chứng Thiền thứ nhất, tiếng ồn là cây gai. Với người chứng Thiền thứ hai, tầm tứ là cây gai. Với người chứng Thiền thứ ba, hỷ là cây gai. Với người chứng Thiền thứ tư, hơi thở là cây gai. Với người đã đạt được Diệt thọ tưởng định, tưởng và thọ là cây gai. Tham là cây gai. Sân là cây gai. Si là cây gai.
- Này các Tỷ-kheo, hãy sống không phải là cây gai. Này các Tỷ-kheo, hãy sống rời khỏi cây gai. Này các Tỷ-kheo, hãy sống không phải là cây gai và rời khỏi cây gai. Này các Tỷ-kheo, không có cây gai là bậc A-la-hán. Này các Tỷ-kheo, rời khỏi cây gai là bậc A-la-hán. Này các Tỷ-kheo, vị không có gai và rời khỏi cây gai là bậc A-la-hán.”8
Đọc đoạn kinh trên đây và ngẫm nghĩ cuộc sống hiện tại mới thấy hình như ngày nào, lúc nào chúng ta cũng tự đâm thêm những chiếc gai nhọn vào thân và tâm mình bằng những âm thanh, hình sắc, lễ nghi, trống kèn, tán tụng; với những công việc mang danh Phật sự… Giữa cuộc thế bộn bề, náo nhiệt, nhiễm ô, chất ngất những thứ hàng gian, hàng giả và đạo đức cũng giả nốt thì hình ảnh những bậc Trưởng lão Thượng tôn tìm đến những khu rừng tịch tĩnh, ở đó không náo loạn, sống viễn ly cô độc, ẩn dật nơi thanh vắng mà tĩnh tọa tư duy thật xứng đáng làm nơi nương tựa cho trời người!
Một thời, Đức Phật ở tại giảng đường Trùng-các, bên ao Di Hầu. Bấy giờ, đám đông thiếu niên Licchavī đến chơi trước cổng tinh xá. Chúng lấy cung tên và cùng nhau tập bắn, từ xa bắn xuyên qua lỗ khóa nhỏ, từ lông đuôi mũi tên này tiếp lông đuôi mũi tên khác, không ai trượt lần nào. Tôn giả A-nan trông thấy và lấy làm lạ bởi chúng bắn bách phát bách trúng, các mũi tên đều lọt qua lỗ khóa nhỏ. Tôn giả A-nan cho rằng đó là việc khó làm, nhưng khi đem chuyện này kể lại với Đức Phật thì Phật hỏi: “Thầy nghĩ thế nào? Các thiếu niên Licchavī tranh nhau bắn tên vào lỗ khóa nhỏ và tất cả những mũi tên đó đều xuyên qua. Việc này là khó hay chẻ một sợi lông thành trăm phần, rồi bắn trúng vào một phần sợi lông và tất cả những mũi tên đó đều trúng, là khó?”9
Hẳn chúng ta đều có câu trả lời, nhưng Đức Phật cho biết việc làm khó ấy vẫn “chưa bằng đối với Khổ Thánh đế mà biết như thật, thì điều này mới thật là khó hơn. Cũng vậy, đối với Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế mà thấy biết như thật, điều này mới thật sự là khó.”10
Vì sao vậy? Bởi vì: “Này các Tỷ-kheo, vì không thông hiểu, không thấu đạt Bốn sự thật cao quý mà Ta cũng như quý vị từ lâu đã phải trải qua nhiều kiếp luân hồi trong vòng sinh tử.”11
Rồi Thế Tôn sử dụng hình ảnh thí dụ vô cùng sâu xa, rằng: Ví như đất liền đều biến thành biển lớn, có một con rùa mù, sống vô lượng kiếp; trăm năm mới trồi đầu lên một lần. Trong biển có một khúc gỗ nổi, chỉ có một lỗ hổng, lênh đênh trên sóng nước theo gió trôi nổi Đông Tây. Con rùa mù một trăm năm mới trồi đầu lên một lần kia, sẽ gặp được cái lỗ hổng này không? - Không thể! Giả sử, con rùa mù và khúc gỗ nổi tuy trái chiều nhau, nhưng có thể gặp được - sự kiện thật vô cùng hy hữu - thì vẫn chưa hy hữu bằng phàm phu ngu si phiêu lưu trong năm đường, tạm thời được thân người, sự kiện này còn khó hơn việc trên. Vì sao? Vì những chúng sanh này không thực hành nghĩa này, không thực hành pháp, không thực hành điều lành, không thực hành chân thật, lần lượt sát hại lẫn nhau, kẻ mạnh lấn áp người yếu, tạo ra vô lượng điều ác. Cho nên, các Tỷ-kheo, đối với bốn Thánh đế nếu chưa hiện quán, thì nên siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tăng thượng, tu học hiện quán12.
_____________________
(1) ĐTK/ĐCTT, T.51, n°.2085, p.861c.
(2) ĐTK/ĐCTT, T.24, n°.1462, p.743c.
(3) Hiện nay trụ đá này vẫn còn nguyên vẹn.
(4) ĐTK/ĐCTT, T.51, n°.2087, p.908b14.
(5) ĐTK/ĐCTT, T.54, n°.2128, p. 699b18.
(6) ĐTK/ĐCTT, T.25, n°.1509, p.77c.
(7) Trung A-hàm, kinh Vị tằng hữu pháp, HT.Thích Tuệ Sỹ dịch.
(8) Tăng chi bộ kinh, phẩm Ước nguyện, (II) (72) Cây gai, HT. Thích Minh Châu dịch. Tham chiếu Trung A-hàm, kinh Vô thích.
(9) Tạp A-hàm, kinh 405. Tham chiếu Pali: S. 56. 45. Chiggala.
(10) Kinh dẫn thượng.
(11) Kinh Niết-bàn.
(12) Tạp A-hàm, kinh 406.
Địa danh
Đại Lâm, Mahā-vana, là khu rừng phụ cận thành Tỳ-xá-li, Trung Ấn, còn gọi Kūṭāgara-śalā, tức Trùng-các giảng đường, hay Cao-các giảng đường, Trùng-các đường, Phổ tập giảng đường, Trùng-các tinh xá. Theo ghi chép của cao tăng Pháp Hiển, thì “phía Bắc thành Tỳ-xá-li có tinh xá Trùng-các trong rừng Đại Lâm, là nơi Phật từng cư trú.”1
Thiện kiến luật Tỳ-bà-sa, quyển 10, cho biết, “rừng này không phải do con người trồng, mà là rừng nguyên sinh, kéo dài từ vương quốc Ca-tỳ-la-vệ đến dãy Tuyết sơn, nên có tên là Đại Lâm. Cao-các giảng đường được xây dựng bằng gỗ của rừng này, với lối kiến trúc như hình con chim nhạn, đầy đủ mọi tiện nghi, để cúng dường Phật.”2
Theo ghi chép của ngài Huyền Tráng, thì “phía Bắc thành Tỳ-xá-li có tháp do vua Vô Ưu xây dựng. Bên phải tòa tháp có trồng trụ đá cao 60 thước, trên đầu trụ đá có tượng sư tử.3 Phía Nam trụ đá có ao, đó là ao do bầy khỉ đào để cúng dường Phật. Xưa Như Lai từng ở đây. Cách không xa về phía Tây ao Di Hầu, có tháp, đó là nơi bầy khỉ leo lên cây lấy mật để dâng cúng Như Lai. Phía Nam ao Di Hầu không xa cũng có tháp, đó là nơi bầy khỉ dâng mật lên cúng Đức Phật. Góc Tây bắc ao Di Hầu có hình tượng khỉ.”4
Huyền ứng âm nghĩa, quyển 14, cũng ghi nhận: “Xưa, loài khỉ muốn cúng dường Phật nên đã tập hợp lại đào một cái ao, gọi là Di Hầu trì, nay người ta gọi là Di Hầu giang, đó là gọi theo thói quen của người đời.”5
Nhiều tư liệu cho thấy rừng Đại Lâm với tinh xá bên ao Di Hầu (Markaṭa-hrada-vihāra) là một, nhưng luận Đại trí độ lại ghi nhận tại thành Tỳ-xá-li có hai trú xứ mà Đức Phật từng cư trú. Luận ghi “Thành Tỳ-xá-li có hai trú xứ, một là Đại Lâm; hai là tinh xá bên ao Di Hầu.”6
Sự kiện
Trung A-hàm, kinh Vị tằng hữu pháp, Tôn giả A-nan thuật lại rằng:
“Con nghe rằng, một thời Thế Tôn trú tại nước Tỳ-xá-li, trong Đại Lâm. Bấy giờ các Tỷ-kheo để bát ngoài chỗ đất trống, bát của Thế Tôn cũng có trong số ấy, có một con khỉ ôm bát của Thế Tôn mà đi. Các thầy Tỷ-kheo la ó, sợ nó làm bể bát của Thế Tôn. Nhưng Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo rằng: ‘Hãy để yên. Hãy để yên. Đừng la. Nó không làm bể bát đâu’. Thế rồi khỉ ôm bát của Thế Tôn mà đi, đến một cây sa-la, chậm rãi leo lên, lấy đầy bát mật nơi cây sa-la, rồi chậm rãi leo xuống, trở về chỗ Đức Phật, đem dâng bát mật ấy lên Đức Phật. Đức Thế Tôn không thọ nhận. Lúc ấy khỉ liền ôm bát qua một bên, dùng đũa gắp bỏ sâu. Sau khi nhặt bỏ sâu, nó ôm bát trở lại dâng lên Thế Tôn. Thế Tôn lại không nhận. Khỉ lại ôm qua một bên, múc nước đổ vào trong mật, rồi ôm trở lại dâng lên Thế Tôn. Thế Tôn liền thọ nhận. Khỉ thấy Thế Tôn lấy bát mật rồi liền vui mừng hớn hở, múa may nhảy nhót rồi bỏ đi.”7
Pháp thoại bên ao Di Hầu
Thuở ấy, bên ao Di Hầu, Thế Tôn có một căn nhà lá. Gần đó, có một ngôi nhà sàn mà các Trưởng lão Thượng tôn danh đức như Cāla, Upacāla, Kukkuṭa, Kaḷimbha, Nikaṭa, Kaṭissa… tá túc. Thế rồi, rừng Đại Lâm u tịch, thanh nhàn bỗng trở nên náo nhiệt. Ấy là do những vương tôn công tử bộ tộc Licchavī, với thói quen của bậc vua chúa, ưa biểu hiện uy quyền và muốn mọi người chú ý, đã đánh trống khua chuông khi đến chỗ Đức Phật để cúng dường, kính lễ và nghe pháp. Bấy giờ, chư vị Trưởng lão Thượng tôn nghe thấy những tiếng ồn ào liền nghĩ rằng: ‘Âm thanh là gai nhọn đối với thiền’, Đức Thế Tôn cũng nói rằng: ‘Âm thanh là gai nhọn đối với thiền.’ Rồi thì chư vị Trưởng lão Thượng tôn liền rời khỏi Đại Lâm đi qua rừng Ngưu giác Sa-la, ở đó không náo loạn, sống viễn ly cô độc, ẩn dật nơi thanh vắng mà tĩnh tọa tư duy.
Sau khi những người Licchavī được Đức Thế Tôn thuyết pháp, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi lạy chân Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi ra về. Họ về rồi, Đức Thế Tôn hỏi các Tỷ-kheo rằng: “Các Trưởng lão Thượng tôn đại đệ tử đã đến nơi nào?” Được biết chư vị đã đi qua rừng Ngưu giác Sa-la, ở đó không náo loạn, sống viễn ly cô độc, ẩn dật nơi thanh vắng mà tĩnh tọa tư duy, Đức Thế Tôn liền khen ngợi và dạy rằng:
- “Lành thay, lành thay, này các Tỷ-kheo. Trả lời như các đại đệ tử đã trả lời, là trả lời một cách chơn chánh. Này các Tỷ-kheo, “Tiếng ồn là gai cho thiền”, đã được Ta nói như vậy. Này các Tỷ-kheo, có mười loại cây gai này. Thế nào là mười?
- Với người ưa thích viễn ly, ưa thích hội chúng là cây gai. Với người chuyên chú tu tập tướng bất tịnh, tu tập tịnh tướng là cây gai. Với người phòng hộ các căn, đi xem văn nghệ trình diễn là cây gai. Với người sống Phạm hạnh, thân cận với phụ nữ là cây gai. Với người chứng Thiền thứ nhất, tiếng ồn là cây gai. Với người chứng Thiền thứ hai, tầm tứ là cây gai. Với người chứng Thiền thứ ba, hỷ là cây gai. Với người chứng Thiền thứ tư, hơi thở là cây gai. Với người đã đạt được Diệt thọ tưởng định, tưởng và thọ là cây gai. Tham là cây gai. Sân là cây gai. Si là cây gai.
- Này các Tỷ-kheo, hãy sống không phải là cây gai. Này các Tỷ-kheo, hãy sống rời khỏi cây gai. Này các Tỷ-kheo, hãy sống không phải là cây gai và rời khỏi cây gai. Này các Tỷ-kheo, không có cây gai là bậc A-la-hán. Này các Tỷ-kheo, rời khỏi cây gai là bậc A-la-hán. Này các Tỷ-kheo, vị không có gai và rời khỏi cây gai là bậc A-la-hán.”8
Đọc đoạn kinh trên đây và ngẫm nghĩ cuộc sống hiện tại mới thấy hình như ngày nào, lúc nào chúng ta cũng tự đâm thêm những chiếc gai nhọn vào thân và tâm mình bằng những âm thanh, hình sắc, lễ nghi, trống kèn, tán tụng; với những công việc mang danh Phật sự… Giữa cuộc thế bộn bề, náo nhiệt, nhiễm ô, chất ngất những thứ hàng gian, hàng giả và đạo đức cũng giả nốt thì hình ảnh những bậc Trưởng lão Thượng tôn tìm đến những khu rừng tịch tĩnh, ở đó không náo loạn, sống viễn ly cô độc, ẩn dật nơi thanh vắng mà tĩnh tọa tư duy thật xứng đáng làm nơi nương tựa cho trời người!
Việc khó làm
Một thời, Đức Phật ở tại giảng đường Trùng-các, bên ao Di Hầu. Bấy giờ, đám đông thiếu niên Licchavī đến chơi trước cổng tinh xá. Chúng lấy cung tên và cùng nhau tập bắn, từ xa bắn xuyên qua lỗ khóa nhỏ, từ lông đuôi mũi tên này tiếp lông đuôi mũi tên khác, không ai trượt lần nào. Tôn giả A-nan trông thấy và lấy làm lạ bởi chúng bắn bách phát bách trúng, các mũi tên đều lọt qua lỗ khóa nhỏ. Tôn giả A-nan cho rằng đó là việc khó làm, nhưng khi đem chuyện này kể lại với Đức Phật thì Phật hỏi: “Thầy nghĩ thế nào? Các thiếu niên Licchavī tranh nhau bắn tên vào lỗ khóa nhỏ và tất cả những mũi tên đó đều xuyên qua. Việc này là khó hay chẻ một sợi lông thành trăm phần, rồi bắn trúng vào một phần sợi lông và tất cả những mũi tên đó đều trúng, là khó?”9
Hẳn chúng ta đều có câu trả lời, nhưng Đức Phật cho biết việc làm khó ấy vẫn “chưa bằng đối với Khổ Thánh đế mà biết như thật, thì điều này mới thật là khó hơn. Cũng vậy, đối với Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế mà thấy biết như thật, điều này mới thật sự là khó.”10
Vì sao vậy? Bởi vì: “Này các Tỷ-kheo, vì không thông hiểu, không thấu đạt Bốn sự thật cao quý mà Ta cũng như quý vị từ lâu đã phải trải qua nhiều kiếp luân hồi trong vòng sinh tử.”11
Con rùa mù
Rồi Thế Tôn sử dụng hình ảnh thí dụ vô cùng sâu xa, rằng: Ví như đất liền đều biến thành biển lớn, có một con rùa mù, sống vô lượng kiếp; trăm năm mới trồi đầu lên một lần. Trong biển có một khúc gỗ nổi, chỉ có một lỗ hổng, lênh đênh trên sóng nước theo gió trôi nổi Đông Tây. Con rùa mù một trăm năm mới trồi đầu lên một lần kia, sẽ gặp được cái lỗ hổng này không? - Không thể! Giả sử, con rùa mù và khúc gỗ nổi tuy trái chiều nhau, nhưng có thể gặp được - sự kiện thật vô cùng hy hữu - thì vẫn chưa hy hữu bằng phàm phu ngu si phiêu lưu trong năm đường, tạm thời được thân người, sự kiện này còn khó hơn việc trên. Vì sao? Vì những chúng sanh này không thực hành nghĩa này, không thực hành pháp, không thực hành điều lành, không thực hành chân thật, lần lượt sát hại lẫn nhau, kẻ mạnh lấn áp người yếu, tạo ra vô lượng điều ác. Cho nên, các Tỷ-kheo, đối với bốn Thánh đế nếu chưa hiện quán, thì nên siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tăng thượng, tu học hiện quán12.
(1) ĐTK/ĐCTT, T.51, n°.2085, p.861c.
(2) ĐTK/ĐCTT, T.24, n°.1462, p.743c.
(3) Hiện nay trụ đá này vẫn còn nguyên vẹn.
(4) ĐTK/ĐCTT, T.51, n°.2087, p.908b14.
(5) ĐTK/ĐCTT, T.54, n°.2128, p. 699b18.
(6) ĐTK/ĐCTT, T.25, n°.1509, p.77c.
(7) Trung A-hàm, kinh Vị tằng hữu pháp, HT.Thích Tuệ Sỹ dịch.
(8) Tăng chi bộ kinh, phẩm Ước nguyện, (II) (72) Cây gai, HT. Thích Minh Châu dịch. Tham chiếu Trung A-hàm, kinh Vô thích.
(9) Tạp A-hàm, kinh 405. Tham chiếu Pali: S. 56. 45. Chiggala.
(10) Kinh dẫn thượng.
(11) Kinh Niết-bàn.
(12) Tạp A-hàm, kinh 406.