Phật giáo và vũ đạo
Tinh Vân
Nguyễn Phước Tâm (Dịch)
Vũ đạo là một trong những nghệ thuật lâu đời nhất của loài người. Thời thượng cổ, khi dân trí chưa được mở mang, thường hay lấy việc thỉnh thầy mo (ông đồng / phù thủy) mượn nghi thức cầu khấn để cúng tế làm vui thần linh, cầu phước trừ họa; các bộ tộc quần cư cũng cùngtham gia khiêu vũ trong nghi lễ cúng tế này nhằm tăngthêm sự hiểu biết lẫn nhau, gắn kết sức mạnh. Khi nền văn minh của loài người ngày càng phát triển, vũ đạo dần dần tách khỏi bầu không khí tôn giáo, biến thành thú tiêu khiển, giải trí, giảm căng thẳng, liên hệ giao hảo ,biểu đạt một trong những hoạt động tình cảm Với sự tiến bộ của thời đại, hàng loạt các loại múa kịch
Với sự tiến bộ của thời đại, hàng loạt các loại múa kịch ra đời như múa cung đình, múa dân gian, múa xã giao,múa ba-lê, múa nhà hát, là đều ứng dụng từ đây mà ra. Dù vậy, do những điệu nhảy tôn giáo vốn có một ý nghĩa đặc thù, trong nghệ thuật vẫn giữ một chỗ đứng nhất định.Trong nghệ thuật vũ đạo, Phật giáo đã có rất nhiều đóng góp. Trước hết, từ trong các kinh luật, chúng ta có thể thấy vũ đạo đóng một vai trò quan trọng trong Phật giáo .Chẳng hạn, kinhHoa Nghiêm chép rằng Đức Phật trong 21 ngày đầu chứng ngộ đạo Bồ-đề, từng khuyến khích chư Bồ-tát nên học tập nghệ thuật ca múa và nên lấy đó làm phương tiện độ sinh.Trong luật Ma-Ha Tăng Kỳ (Mahasanghika) Đức Phật cũng dẫn trường hợp Phật Ca-diếp (Kassapa) nhập Niết-bàn làm ví dụ theo đó, vua Cát Lợi đem tất cả những người giỏi âmnhạc ca múa cúng dường Phật tháp và lưu truyền để dạy lại các đệ tử đời sau; luật nói rằng cho dù Như Lai còn ở đời hay đã Niết-bàn rồi vì lợi ích thế gian khiến hết thảy chúng sinh trong đêm dài được an lạc, cho nên cần đem tất cả hương hoa kỹ nhạc, các loại y phục, đồ ăn thức uống hết lòng cúng dường”.Kinh Pháp Hoa miêu tả Đức Đại Thông Trí Thắng Vương Phật tu tọa thiền, ngồi rất lâu trong đạo tràng, đoạn trừ phiền não, nhưng Phật pháp không hiện ra trước mắt, thế là chư thiên long thần dùng hương hoa kỹ nhạc cổ vũ không ngừng, cho đến khi Đại Thông Trí Thắng Vương Phật thành tựu mới thôi.
Kinh Bi Hoa cho biết sau khi Đức Phật thuyết xong mười phương pháp tu trì tất cả hạnh môn, chư thiên cõi Dục được khai mở tâm ý, liền dùng các loại ca vũ để bày tỏ pháp hỷ trong cõi lòng. Tất cả điều này đều đã nói rõ tính chất thù thắng của vũ đạo trong Phật giáo không phải là loại âm nhạc bình thường Ở Ấn Độ, ngoài kinh Phật ghi chép tình hình ca vũ được hưng thịnh dưới thời Phật còn tại thế ra, thì sau khi Đức Phật diệt độ, tác phẩm Xá lợi phất chi sở thuyết do Bồ-tát Mã Minh (Asvaghosa, đầu thế kỷ II) biên soạn là hý kịch nổi tiếng Ấn Độ cổ; tác phẩm kịch Long vương chi hỷ được biên soạn bởi vua Giới Nhật (Siladitya, khoảng 590-647) là ngọn nguồn của nền ca vũ có quy mô lớn trong Phật giáo. Ngoài ra, từ các các di tích điêu khắc Sơn Kỳ (Ấn Độ) và các bích họatrên hang đá A-khương-đạt (Ajanta, Ấn Độ), đều có thể thấy tín đồ Phật giáo đã hăng hái dùng ca vũ hý kịch đểhoằng pháp lợi sinh.
Vũ đạo Trung Quốc, kể từ sau khi Phật giáo truyền vào, đã hấp thu nhiều tinh hoa. Qua các điêu khắc hay bích họa của các triều đại trong các hang động như Đôn Hoàng, Vân Cương, Long Môn, có thể tận mắt chứng kiến cảnh chư thần bay múa trong không trung với muôn hình vạn trạng, thân hình vờn lượn thảnh thơi, tư thế tao nhã; điều này có thể thấy đầu mối của nó. Trong sử sách, việc miêu tả vũ đạo Phật giáo càng khiến người ta mắt nhìn không xuể Lạc dương già lam ký ghi nhận sự tráng lệ của hoạt động vũ nhạc do Phật giáo tổ chức nhân dịp khánh tiết dưới thời Nam Bắc triều như sau “Trong lễ ngày 8 tại chùa Cảnh Minh, pháp âm Phạn bối trổi lên, khua động trời đất, tạp kỹ vút cao” tại chùa Cảnh Hưng thì kỹ xảo âm nhạc bay lên trời, vờn cùng tầng mây và” Cổ tay áo chầm chậm uốn lượn, đàn sáo lảnh lót, đều là tinh xảo sống động, tuyệt vời” Thời đại Tùy Đường, ngoài việc
kế thừa các hoạt động ca vũ dân gian theo phong tục tập quán thời Nam Bắc triều, nhà chùa còn tổ chức hội chùa, rạp hát, đem các tiết mục phổ biến dân gian tập trung tại đây; còn như nhạc Thiên Trúc, nhạc Khâu Từ , nhạc Tây Lương, múa Hồ Hoàn … được phổ biến ở cung đình, cũng đều là theo vũ đạo của Phật giáo truyền vào, về sau trở thành vũ đạo dân tộc của Trung Quốc. Trong số đó, Tần vương phá trận vũ là kiểu múa do Đường Thái Tông (Lý Thế Dân, 599-649) tự thiết kế dựa vào Khâu Từ nhạc, nghe nói khiến người xem ai cũng nín thở như muốn nhảy vọt, kinh hãi hào hùng sau đó truyền đến Nhật Bản, thịnh hành một thời; còn Nghê thường vũ y vũ do Đường Minh Hoàng (Đường Huyền Tông Lý Long Cơ, 685-762) giỏi về ca vũ sáng tác, đem vũ khúc Bà-la-môn, vũ khúc Tây Vực cho đến vũ đạo tộc Hán nung chảy thành một lò, có thể gọi là hạt minh châu trong lịch sử vũ đạo Trung Quốc. Ngoài ra Ngũ phương sư tử vũ có nguồn gốc từ trong điển cổ Phật thuyết Thái tử Thụy Ứng kinh mãi đến thời đại ngày nay vẫn thường xuyên được biểu diễn trong các dịp lễ long trọng, được xem như là biểu tượng cho việc trừ tà hiển điềm lành; Bát đầu vũ còn gọi là Bát đầu hoặc Bạt đầu là kiểu múa mang mặt nạ được truyền vào từ nước Bạt-đầu, một xứ phụ cận Nam Thiên Trúc;
có người còn cho rằng có khả năng đấy là hình thức ban đầu của Bình kịch tức Kinh kịch của Trung Quốc ngày nay). Ít nhất, có hai vở kịch ca vũ dân gian lan lăng vương và Đạp dao nương thuộc loại đạp ca một hình thức nghệ thuật vừa múa vừa hát – hoàn toàn là mô phỏng vũ kịch đất nước Ấn Độ. Hý khúc thời kỳ Tống Kim , lấy ca vũ biểu diễn làm nồng cốt, trong đó Mục Liên hý được dân chúng đón nhận rộng rãi. Các bậc đế vương nhà Nguyên (1271-1368) sùng bái Phật giáo, đưa vào cung đình Thập lục thiên ma vũ là loại vũ nhạc chuyên dùng để tán thán Đức Phật, trong đội múa còn có Thuyết pháp đội về vai diễn, có người sắm vai Tăng lữ Phật giáo, có người đóng vai Phật hay Bồ-tát, lại có người đóng vai Đại Kim Cang, mang sắc thái Phật giáo rất sâu đậm Lạt-ma giáo của Tây Tạng dung hòa với nghi lễ và vũ đạo của tập tục bản địa mà hình thành, dùng nhiều ở việc cúng dường chư Phật, cầu nguyện trường thọ, lễ khởi công, cúng tế trừ tai họa, loại trừ ác quỷ, tục gọi là Khiêu quỷ; nghe nói để kỷ niệm Kim Cang cát tường vào khoảng thế kỷ IX mượn tinh thần đại vô úy, biểu diễn điệu múa giết chết ác vương Lãng-đạt-mã (vua nước Tây Tạng), sau này trở thành một trong những nghi thức pháp hội của Lạt-ma giáo. Tiếp đến còn truyền vào Mông Cổ, gọi là Tra mã tục gọi là điệu múa Khiêu thần(đuổi tà ma) hoặc “đả quỷ trừ ma”được tổ chức vào tháng giêng hàng năm mọi người xem đây như là biểu tượng phù hộ bình an Bên cạnh đó, còn có Nang mã được biểu diễn ở Long Vương đường phía sau núi Bố-đạt-lạp Cung vào ngày 15 tháng 4 hàng năm theo lịch truyền thống Tây Tạng ban đầu, trong đời Đạt-lai-lạt-ma thứ 6 chỉ là ngâm xướng thơ kệ; đến đời Đạt-lai-lạt-ma thứ 8 mới thêm vào ca vũ. Vào thế kỷ XIV, tăng nhân Thang-đông-kết bố phái Ca-nhĩ-cư (Kagyudpa) quyên góp gây quỹ tổ chức xây dựng cầu treo bắc qua sông Nhã-lỗ Tạng-bố(Yarlung Zangbo) để việc đi lại hanh thông, đã mời bảy chị em tướng mạo như tiên, khéo hát giỏi múa của nhà Bách Nạp thành lập đội ca vũ Binh Đầu Đốn Ba, rồi chính ông truyền thụ các tác phẩm sáng tác thiết kế kịch bản của mình cho các cô gái ấy biểu diễn có thể coi là thủy tổ của hý kịch Tây Tạng lưu truyền đến nay; các kịch bản như Nặc tang Vương tử Vân thừa Vương tử … đều lấy đề tài từ các câu chuyện trong kinh Phật. Trong số đó, giai phẩm kịch Văn thành công chủ được đón nhận rộng rãi, cho thấy Phật giáo lúc bấy giờ đóng một vai trò quan trọng trong việc giao lưu văn hóa Hán Tạng Phật giáo Triều Tiên vào thời đại triều Lý, Phạn bối (tiếng tụng kinh) rất phổ biến; Tăng vũ cũng theo đó mà rất đỗi thịnh hành.
Theo khảo cứu, nguồn gốc của Tăng vũ có từ rất sớm, chậm nhất thì đã tồn tại vào thời đại Cao Ly (936-1391).Vũ đạo đáng được xem nhất vào thời đại triều Lý là Liên Hoa đài vũ của thời Thế Tổ 1417-1468). Ngoài ra, giới Phật giáo cũng ra sức đẩy mạnh Thí phong vũ song mãi đến năm 1910, sau khI Nhật Bản xâm chiếm Triều Tiên, phát ‘tự sát lệnh’ của tổng đốc phủ Triều Tiên, lập ra các điều khoản quản lý các chùa chiền, đồng thời cũng ngăn cấm các hoạtđộng tụng kinh, vũ đạo của Tăng lữ. Vũ nhạc của Phậtgiáo Hàn Quốc cận đại phần lớn lưu truyền trong các hoạt động tín ngưỡng dân gian.Ở Nhật Bản, vũ nhạc Phật giáo từ Ấn Độ, Tây Vực,Trung Quốc, Hàn Quốc truyền vào, thường xuyên sửdụng trong các nghi lễ, cúng dường, hoằng dương giáo hóa Phật giáo, qua đó phát triển một bộ vũ nhạcPhật giáo đặc sắc; ví dụ, kỹ nhạc chính là vũ nhạc mặt nạ không lời của thời Bách Tế ở Triều Tiên truyền vào Nhật Bản dưới triều Thôi Cổ (Suiko, cuối thế kỷ VI, đầu thế kỷ VII), được Thánh Đức thái tử lấy làm vũ đạo Nhật Bản; vũ nhạc chính là nhã nhạc của Trung Quốc truyền sang, được trùng chế vào thời đại Bình An (Heian). Dưới triều Thánh Vũ, có vị Tăng ở Ấn Độ là Bồ-đề- tiên-na (Bodhisena, 704-760) và vị Tăng ở Lâm Ấp 11là Tăng Triết cùng đến Nhật Bản. Thiển sư Tăng Triết truyền thụ Lâm ấp bát nhạc khởi nguyên ở Ấn Độ, nội dung đều lấy đề tài từ Phật giáo. Bên cạnh đó, viên nhạc (tán nhạc) là vũ nhạc có nguồn gốc từ Ấn Độ, Tây Vực, được truyền vào từ Trung Quốc vào thời đại Nại Lương (710-794) Nhật Bản. Việc tổ chức các pháp hội cúng dường của Phật giáo vào thời kỳ Bình An dần dần biến thành nghệ năng hóa hay diễn nghệ hóa (nghệ thuật biểu diễn hý kịch, ca vũ, tạp kỹ…), trong đó Chú sư nghệ diễn biến mà sản sinh từ Viên nhạc ,dần dà dung hòa lẫn nhau sinh ra Năng kịch Năng kịch” sauđó lại kết hợp vớiCuồng nGôn– kiểu kịchhoạt kê– đểtrở thành nghệ thuật sân khấu độc đáo của Nhật Bản.
Ngoài ra, còn có điệu múa bố giáo được phát triển từviệc giáo hóa của các Tăng lữ Phật giáo, nổi tiếng như Tăng Không Dãniệm Phật, cho đếnDõng niệm Phậtcủa Nhất Biến – Sơ tổ Thời tông –, múa Đại Nhật ngâmxướng kinhPháp Hoa Bồn dõng (Bon Odori) của ngàyhội Vu-lan-bồn (Ullambana), sau đó kết hợp với nghệthuật địa phương, trở thành một phần đặc biệt của vănhóa Nhật Bản ngày nay.Phật giáo không chỉ làm phong phú nội hàm nghệthuật vũ nhạc, nâng cao trình độ nghệ thuật vũ nhạc,mà còn dùng những thanh âm ngọt ngào, thủ ấn, dángmúa đẹp đẽ để chuyển tải ngôn ngữ tâm hồn, có thểđạt được hiệu quả gửi gắm thông điệp giáo dục trongâm nhạc. Như thế rõ ràng vũ nhạc Phật giáo có mộtđóng góp rất lớn đối với việc tịnh hóa nhân tâm. Ngàynay là một thời đại có âm thanh, có màu sắc; từ sau khicác tiết mục trình diễn vũ nhạc Phạn âm bước lên vũđài thế giới, vũ nhạc Phật giáo rất được nhân sĩ quốctế chú trọng, hy vọng giới Phật giáo sau này ngoài việcdốc sức mở rộng, phổ biến vũ đạo Phật giáo ra, hãytiếp tục tăng cường tinh thần sáng tác, để đáp ứng nhucầu cho từng chúng sinh có căn cơ khác nhau.
(Theo nguồn Tạp chí Văn hóa Phật giáo)