PHẬT GIÁO VỚI MÔI TRƯỜNG SINH THÁI


Sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật phương Tây hiện nay được cổ vũ bởi niềm tin rằng khoa học ứng dụng có thể khử bỏ tất cả nhu cầu của con người và mở ra một con đường cho một thời đại vàng son – một sự phồn vinh, giàu có về mặt vật chất cho tất cả nhân loại. Hiện nay, con người sử dụng thành tựu kỹ thuật chinh phục thiên nhiên nhằm mục đích phục vụ nhu cầu mong muốn của con người. Một mặt, đời sống con người được đầy đủ, thoải mái về mặt đời sống vật chất. Mặt khác, khoa học hiện đại đã thành công trong việc làm cho đời sống thoải mái hơn và an toàn hơn về một số khía cạnh so với những thời kỳ trước đây. Tuy nhiên những thành phố được bao phủ đầy khói của chúng ta, những hệ thống nước nhiễm ô, sự tàn phá hoàn toàn những khu rừng và những chất thải hóa học nhắc nhở chúng ta một cách đau đớn rằng những sự chiến thắng về mặt vật chất của chúng ta đã được thành đạt bằng những sự trả giá kinh khủng. Không chỉ vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên đang dần dần bị hủy hoại mà khả năng duy trì sự sống đang bị đe doạ nghiêm trọng và đang trong tiến trình tiến đến sự hủy diệt hoàn toàn tự nhiên; con người đã đặt chính mình vào một trạng thái vô cùng nguy hiểm và mất đi hết tất cả bản chất nhân đạo của mình.

      Đạo Phật tiêu biểu cho đạo từ bi, thương yêu tất cả muôn loài, không sát hại sinh mạng của muôn loài. Chẳng những tôn trong sự sống của loài người, hay loại vật mà cho đến cả các loài cỏ cây cũng cần phải bảo vệ. Vì rằng muôn loài trong vũ trụ đều đồng nhau ở dạng thể tính và trên hiện tượng giới, sự sống muôn người muôn vật cùng cộng hưởng, cộng tồn không thể tách rời.

      Nhưng con người thời đại này tự mệnh danh là khôn nhất trong các loài, đã sử dụng một cách si lầm và vị kỷ cái khôn của mình để huỷ diệt các loài vật này, phá bỏ rừng núi kia, khai thác tài nguyên nọ… để rồi cuối cùng đưa đến kết quả tàn phá môi trường sinh sống của chính mình. tất cả những hư hỏng về sự suy thoái tầng ôzôn, sự biến đổi khí hậu trên trái đất làm tăng nhiệt độ, tăng tai nạn do thiên tai, giảm sức đề kháng của cơ thể… tất cả những vấn đề đó đều xuất phát từ tâm niệm xấu ác , trục lợi quá mức của con người. Trong khi loài thú bị xem là hạ đẳng, dù hung dữ như cọp, sói, sống trong thiên nhiên nhưng chúng không hề tàn phá thiên nhiên mà chỉ có con người là huỷ hoại trái đất này mà thôi.

     Môi trường bên ngoài bị ô nhiễm trầm trọng cũng chính vì môi trường trong nội tâm con người hư hỏng nặng Lòng tham của con người không bao giời biết dừng nghỉ cho nên nó đã thúc đẩy con người thụ hưởng quá mức nhu cầu cần thiết và kéo họ lao vào cuộc tranh giành bất tận, đưa đến tiêu diệt lẫn nhau, tà phá môi trường sống của mình. Trái với tâm tham lam, xấu ác là tinh thần sống thiểu dục, tri túc trong giáo lý đạo Phật. Trong khế kinh Đức Phật Có dạy: “ Tri túc chi chân, tuy ngoạ đạ thượngdu vi an lạc, bất tri túc chi chan, tuy xứ thiên đườngdiệc bất xưng ý”. Nghĩa là: Người biết đủ dù nằm trên đất vẫn an lạc, trái lại, người không biết đủ dù ở trên thiên đường vẫn không vừa ý.

     Sống với thiểu dục tri túc là phải sống hài hoà, không làm hư môi sinh, vì thấy được cái nào nên khai thác, cái nào không nênkhai thácvà khai thác đến mức độ nào, những gì cần bảo vệ cho con em thế hệ sau. Ngược lại nếu sống không biết thiểu dục, tri túc mà ham muốn quá độ, chỉ ham mê lợi lộc mà khai thác bừa bãi, làm cạn kiệt tài nguyên, diết hại các sinh linh, xả khí độc vào không khí, và các dòng nước, dẫn đến ô nhiễm môi sinh, làm mất cân bằng sinh thái. Như vậykhông những họ tự huỷ hoại mình mà còn huỷ hoại cả nhân loại.

 Trong kinh Trung bộ Đức Phật dạy: Không nên đổ đồ ăn dư thừa trên cỏ xanh và trong nước có vi trùng, sợ làm hại cỏ và côn trùng. Ngài dạy các đệ tử xuất gia phải dùng vải lọc nước để ngan chặn giết hại các sinh vật. Trong thòi kỳ mùa mưa an cư kết hạ, Đức Phật khuyên các vị Tì khiêu không đi ra ngoài sợ dẫm đạp lên cỏ cây hoặc các loại côn trùng nảy nở rất nhiều trên đất và trong không khí ẩm ướt. Ngài xác nhận không sát sinh là bố thí không sợ hãi, bố thí không hận thù, bố thí không làm hại: Vị thánh đệ tử từ bỏ sát sinh đem không sợ hãi cho vô lượng chúng sinh, đem không hận thù cho vô lượng chúnh sinh, đem không lầm hại cho vô lượng chúng sinh. ( Tăng Chi Bộ kinh tập II ). Và Ngài tuyên bố rõ, Ngài không chấp nhận vì Ngài và các đệ tử của Ngài mà giết hại chúng sinh để cúng dường đồ ăn.

      Và vì vậy, Đức Phật khuyên các đệ tử nên ăn chay, trước là để nuôi lớn lòng từ bi, tránh quả báo luân hồi và vì ăn chay rát hợp vệ sinh. Theo Triết gia Senè que đã nói: “ mỗi bữa ăn người ta dùng thịt là tự đầu độc, thành thử con người tự sát ngấm nầm mà không hay biết, do đó con người bị mạng yểu, chết sớm”. Và một nhà bác học có nói: “ Muốn thế giới hoà bình, bắt đầu trong bữa ăn của con người phải không có chút mau hay một miếng thịt cá nào”. Con người là một bộ phận của tự nhiên và không có một sự phân biệt rõ ràng có thể được đưa ra giữa chúng và nhứng thứ xung quanh, bởi vì tất cả hiện tượng, pháp hữu vi đều là vô thường, biến đổi liên tục và cùng chịu chung những qui luật của tự nhiên.

    Mặt khác, Theo Phật giáo, những yếu tố của sự sinh tồn, hiện hữu đều có quan hệ liên kết với qui luật nhân quả. Mặc dù các yếu tố không phải là những bộ phận của tổng thể, nhưng chúng có quan hệ liên kết với nhau và tương quan tương duyên với nhau. Sự ý thức rằng tất cả đều là vô thường, biến dịch – như Hécralite đã phát biểu : "Ngươi không thể bước 2 lần trong cùng một dòng nước" – và rằng nhân loại phải chịu chi phối bởi qui luật nhân quả hay nói đủ là nhân – duyên – quả phải được nhìn nhận như là một cơ sở quan trọng cho một sự hiểu biết đúng đắn về vai trò của con người đối với thiên nhiên.

     Một sự nhận thức như thế có thể thúc đẩy một thái độ khiêm nhường và sự quan tâm chu đáo hơn về môi sinh. Học thuyết Phật giáo rất phong phú những nguồn thông tin liên quan đến sự quan hệ liên kết và tương quan tương duyên của tất cả các pháp hữu vi. Nhưng với thời gian có giới hạn, tác giả xin trình bày mối tương quan giữa đạo đức con người và tự nhiên.

    Mặc dù sự thay đổi vốn bản chất đã có, nhưng Phật giáo tin rằng các quá trình tự nhiên được ảnh hưởng bởi hành vi đạo đức của con người. Một số bài kinh trong hệ kinh tạng Pàli cho thấy rằng Phật giáo thời kỳ Nguyên thủy tin rằng có một mối quan hệ gần gũi thân thiết giữa hành vi đạo đức con người và môi trường tự nhiên.

     Ý tưởng này đã được hệ thống hóa trong học thuyết "5 qui luật tự nhiên" (panca niyamadhamma) trong những bản sớ giải sau này. Theo học thuyết này, trong vũ trụ có 5 quy luật tự nhiên đang hoạt động, đó là : qui luật vật lý, qui luật sinh lý, luân lý và nhân quả. Điều này có nghĩa là môi trường vật lý của bất kỳ một lĩnh vực nào tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển của bộ phận cấu thành về mặt sinh học của nó như quần thể động vật và quần thể thực vật.

     Để thể hiện rõ sự sống hài hoà với thiên nhiên, các ngôi chùa, các ngôi tự viện thường được xây dựng trên đồi núi hoặc trong các khu rừng hay trong các thôn quê. Cảnh sống u tịch của núi rừng, thôn quê giúp cho con người dễ thăng hoa đời sống tâm linh, đồng thời họ cũng bảo vệ được sự sống của sinh vật nơi ấy. Thậy vậy, với tâm lượng hiền hoà, bao dung, người tucùng cây cỏ hoa lá, dã thú trong rừng núi luôn gắn bó mật thiết, sống dung hợp với nhau, hỗ tương sinh tồn. Người hấp thụ được dưỡng khí của cây, nhờ bống mát của cây và ngược lại, nhờ có người cây cối được chăm sóc sum suê. Dã thú tìm đến sống bằng hoa mầu của chùa mà không sợ người sí hại.

Tinh thần sống hài hoà của Phật giáo hoàn toàn khác hẳn cách sống đối lập, cạch tranh sinh tồn theo kiểu một mất một còn, chống lại thiên nhiên thao Tây phương, đưa đến sát phạt, tàn phá để có lợi cho riêng mình.

Ngày nay, cảnh trí của các ngôi chùa với rừng cây thiêng liêng, núi non tươi tốt, ao hồ trong sạch, không khí trong lành cảnh quan xinh đẹp tràn đầy sức sống an lành, vẫn là những thắng tích cho khách thập phương tìm đến vui hưởng sự khoẻ mạnh cho thân, thanh thản cho tâm hồn giữa chốn bụi trần đầy ô nhiễm.

Nhưng ngày nay các ngôi chùa ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn như trên thì chỉ còn một số ít và thay vào chỗ yên tĩnh, thanh tịnh, trong sạch thì chùa là nơi ồn ào láo nhiệt của các Phật tử đi lễ, và cũng là nơi gây nhiều tác hại đến đến môi trường sinh thái nhất vì các tệ nạn đốt vàng mã và  tục lệ hái lộc vào đêm giáo thừa là các vấn đề nay đang là những vấn đề nhức nhối của xã hội.

Nói về tục lệ đốt vàng mã thì trong nghi lễ Phật giáo chính thống không hề có và không bao giời có tục lệ đốt vàng mã. Tục lệ này có nguồn gốc từ thời cổ đại trong xã hội Trung Hoa từ thời nhà Hán. Theo niền tin thuần phát của họ thì người chết không phải là mất hẳn mà biến thành quỷ thần và người chết cung giông người sống cần phải có những nhu yếu phẩm cần dùng. Vì vậy mà khi con  người chết đi thì thân nhân của họ sẽ chôn thieo những vật dừng cần thiết cho người chết trong đó có cả tiền, nhưng dần dần họ thấy việc chôn các vật dụng thật như vậy là rất lãng phí nên họ đã làm các vật dụng bằng giấy để thay thế đót cho người chết. vì vậy, tục lệ đốt vàng mã được hình thành và nó được xuất phát từ Trung Hoa. Việt Nam do bị trung Quốc đô hộ nhiều năm nên các phong tục tập quán của Trung Quốc cũng ảnh hưởng tới Việt Nam và tục lệ nay càng được phát triển mạnh. Và Phật giáo cho việc này là hủ tục, một việc làm vô ích đối với người chết, chỉ lãng phí tiền của, công sức và gây ô nhiễm, hoả hoạn mà thôi. Là người đệ tử của Phật thì cần nên hiểu rõ về tai hạicủa việc đốt vàng mã, và hãy làm dùng những số tìn đó để mua vật dụng khác để bố thí cho người nghèo hay là phóng sinh tu phúc, nhằm bảo vệ được môi sinh cũng như là tiết kiêm được tài nguyên thiên nhiên.

Về tục lệ hái lộc đầu xuân theo quan niệm của người dân Việt Nam thì đó là hái lộc phúc hái những điều lành . Nhưng vấn đề đó liệu có phải là lộc, là phúc, là những điều lành hay là ta đang đam thảm hoạ đến cho ta vì rằng ta đang dần dần phá hoại môi sinh. Vì vậy thay vì hái lộc bẻ cành thì ta hãy thay vào đó là trồng lên những mầm cây non nơi chùa hay những hè phố để gây trồng một mần thiện tâm trong cả một năm trước là bảo vệ mình sau là bảo vệ môi sinh

Tóm lại, là những Phật tử theo học Phật Pháp thì chúng ta cần phải biết và hiểu đúng đâu là văn hó tín ngưỡng và đâu là văn hóa Phật giáo? Và quan trọng nhật là mỗi Phật tử chúng ta phải tự mình phải biết bảo vệ môi trường sinh thái trước nhất là cho chính bản thân mình và sau là cho muôn loài chúng sinh. Đó cũng là thế giới cực lạc ngay ở tại thế gian này.



Thích Giác Ân