Thượng tọa Thích Minh Hiền và Lễ hội chùa Hương 2019



- Đầu xuân mới, phatgiao.org.vn xin phép được hỏi Thượng tọa, Lễ hội chùa công tác chuẩn bị cho xuân hội chùa Hương 2019 đã tới đâu rồi ạ?

Lễ hội chùa Hương là lễ hội dài nhất Việt Nam. Trong các ngôi chùa, thì lễ hội chùa Hương kéo dài 3 tháng, và là lễ hội có phạm vi, diện tích, và có số lượng người hành hương đông nhất. Với 3 đặc điểm đó, đã tạo nên cho lễ hội chùa Hương in dấu trong tâm thức của người Việt Nam. Đặc biệt là giới trẻ ngày càng trẩy hội chùa Hương rất đông. Ban tổ chức Lễ hội đã chuẩn bị cho Xuân Kỷ Hợi 2019 những cơ sở vật chất, phương tiện tương đối hoàn thiện.

Riêng chúng tôi, với tinh thần phụng sự Tam bảo, những năm gần đây, đặc biệt, năm nay, với chùa Hương mới đón nhận di tích Quốc gia đặc biệt nên đã chuẩn bị rất chu đáo cho mùa lễ hội này.

Xin kính hỏi Thượng tọa về ý nghĩa của việc công nhận di tích chùa Hương là di tích Quốc gia 2018?

Chùa Hương được công nhận là Di tích Quốc Gia lầu tiên năm 1962 và tiếp đến là năm 1990, và gần đây, là năm 2018 được thêm hai chữ "Đặc biệt".

Khi nhận hai chữ Di tích Quốc gia Đặc biệt, chúng tôi cũng xin nêu ba đặc điểm khác biệt và lớn nhất như đã nêu trên. 3 đặc điểm này đã tạo  vị trí cho Lễ hội chùa Hương. Vì chùa Hương có 21 tự viện, đình đền, chùa, hang động thờ Phật và thờ thần linh theo tín ngưỡng của người bản địa.

Chính điều đó tạo nên phạm vi rộng lớn về chiều dài, không gian, thời gian. Đặc biệt là kiến trúc tự viện hang động, và pho tượng Phật Bà Quan Âm Hương Tích tạo nên những vị trí hiếm có của chùa Hương.
 

Thưa thầy, trong nét xuân đặc biệt, một thói quen của nhiều Phật tử, nhiều năm nay họ hay tới chùa Hương để cầu tự

Theo kinh Phổ môn, hữu cầu tất ứng, sở cầu tất ứng. Có thể nói, cầu tự là việc khó khăn nhất trong Sinh lão bệnh tử thì việc đó là khó khăn nhất. 

Từ nhiều năm nay, dân gian đã có tín ngưỡng cầu tự, những ai khó khăn, mong muốn sinh con thì tới động Hương Tích để cầu tự trong niềm hy vọng mong manh.

Sở dĩ Lễ hội chùa Hương có truyền thống nhiều người hành hương đi nhiều lần. Như Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã đi tới 44 năm liên tục. Sang năm sẽ là 45 năm liên tục hành hương chùa Hương của HT Thích Bảo Nghiêm. Đây là điều kỳ diệu.

Vậy khi người ta tới đây cầu tự thì họ là con của đức Quan Âm, như tướng Nguyễn Cao Kỳ là một ví dụ. Tất cả lễ nghi đó, tạo cho truyền thống hành hương chùa Hương của mỗi người không thể bỏ được, in đậm trong tâm thức của người con chùa Hương.

Thưa thầy, thầy có thể mô tả giúp Phật tử, khách hành hương về ý nghĩa, thời khắc giao thừa chùa Hương?

Có lẽ, thời điểm sang canh, tất niên, giao thừa, ở đâu cũng có. Mà truyền thống ở các tự viện cũng rất thiêng liêng. Có lẽ, do không gian núi rừng, do tâm của con người, đặc biệt là các Phật tử thuận thành, bà con sống lâu năm trong khu rừng này, đã tạo nên không khí xuân phong. Đêm giao thừa, chúng tôi tụng kinh Di Lặc, lễ Phật, lễ Tổ. 

Đêm trừ tịch đó, không gian đã tạo cho con người, và chính con người cũng tạo cho không gian, không khí đó một mùa xuân chốn thiền môn ấm áp!

Adida Phật, chúng con xin cảm ơn Thượng toạ!


Nguồn: Phatgiao.org