Tiếng gà gáy sáng và "tâm thức" người tu
Ta là ai? Tại sao mấy chục năm qua ta chưa hề nghe được một tiếng gà gáy sáng? Phải chăng chỉ vì ta quên hiện tại rồi loay hoay, đào bới một dĩ vãng xa xăm và sống mơ mộng cho một tương lai chưa đến nên đã bao năm qua ta không biết trên đầu có một bầu trời xanh, bên cạnh ta có những con người thân thương đang sống, và trong xóm kia có những tiếng gà?
Biết bao năm ta đắm mình trong đêm mộng, vùi mình trong những ảo ảnh của thế gian. Nay, tiếng gà gáy vang làm cho ta "tỉnh mộng", nhận ra "mọi vật quanh ta" đang hiện hữu. An lạc chính là đây mà tại sao ta cứ mải miết đi tìm? Có một câu chuyện, đã lâu lắm rồi không nhắc lại. Nhưng năm Đinh Dậu, xin được mạn phép kể về tiếng gà Quý Dậu thuở xưa kia:
"Câu chuyện xảy ra khi cuộc binh đao giữa Tây Sơn và Nguyễn Vương chấm dứt trên chiến trường và thanh bình đã đến với lê dân, chim muông, cây cỏ. Nhưng một cuộc chiến mới âm thầm, không biên cương, không tuốt gươm trần và không vang rền vó ngựa lại bắt đầu khai diễn ở chốn cung đình.
Nơi đó, có một trí thức nọ, rất ham mê đọc sách. Ông vùi mình trong kinh thư và những luận ngữ ngày đêm không mỏi mệt. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm cầu, cuối cùng ông cũng đã sở hữu được gia tài "kiến thức đồ sộ" và trở thành một học giả uyên thâm.
Nơi đó, có một trí thức nọ, rất ham mê đọc sách. Ông vùi mình trong kinh thư và những luận ngữ ngày đêm không mỏi mệt. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm cầu, cuối cùng ông cũng đã sở hữu được gia tài "kiến thức đồ sộ" và trở thành một học giả uyên thâm.
Ông được người đời trọng vọng, các quan chức trong triều kính nể và tôn sùng. Tuy nhiên, sau một biến cố xảy đến: Là cái chết của người anh em thân thiết trong một cuộc "bút chiến về thơ ca" (vì bị nghi ngờ là có tư tưởng phản nghịch khi dùng 2 câu thơ cuối cùng); Ông mới chợt nhận ra cái phù phiếm của sách vở, từ chương và cái bọt bèo, phi lý của thân phận con người. Quá đau lòng, ông ngẩng mặt nhìn trời mà rơi lệ, than rằng:
"Bắt chước người xưa ta vây màn đọc sách,
Ba năm trường không thấy mặt nhân gian.
Khi ngoảnh lại thấy hồn bay mây trắng,
Và quanh ta cỏ dại mọc hoang đường!"
(P.Đ.T)
(P.Đ.T)
Kể từ đó, ông quyết chí ra đi, một lòng tìm cầu chân lý. Ông băng đèo, lội suối để đến tham vấn với thiền sư nổi tiếng thời bấy giờ, mong được "phá mê khai ngộ", tìm được con đường tỉnh thức cho muôn loài.
Trong hang núi cheo leo chỉ có mây bay và gió thoảng, ông đến gặp sư Trúc Lâm đang nhập thiền định. Chờ mãi vẫn thấy nhà sư im lìm như tượng đá. Đã ba ngày chờ đợi, vẫn không thấy nhà sư động tĩnh, mặc dầu hơi thở điều hòa chứng tỏ nhà sư ở trong trạng thái tham thiền nhưng tỉnh thức.
Cuối cùng ông phải lên tiếng:
- Thưa thiền sư, tôi chỉ là một kẻ vô danh, nhưng bình sinh vốn là người ham mê đèn sách. Suốt 10 năm trường chuyên tâm nghiên cứu, giam mình trong thư phòng, học cho đến khi thuộc làu kinh sử Đông Tây kim cổ với ước mong luận ra con đường cứu đời giúp người. Nhưng càng ngày, chữ nghĩa càng làm cho tôi hôn mê trong trận đồ bát quái của sách vở từ chương, không tìm ra được con đường tiến thoái để thực sự đi vào cuộc đời. Nay được nghe danh thiền sư là bậc đạo cao đức trọng và đạo Phật của thiền sư là giáo lý cao siêu cứu khổ giúp đời. Bởi vậy, hôm nay tôi lặn lội đến đây xin thỉnh ý thiền sư để mong tìm ra một con đường, không phải là con đường đi vào rừng thiêng của chữ nghĩa kinh sách, mà chính là con đường đi vào cuộc đời.
Sau một thời gian dài tham thiền, nhập định; nhà sư chỉ mở mắt mà nói với ông hai chữ giản đơn: "Con gà" rồi tiếp tục ngồi lặng yên, bất động trong hang núi.
Ông buồn bã trở về, lòng bâng khuâng tự hỏi: "Chỉ có vậy thôi sao?
Trong hang núi cheo leo chỉ có mây bay và gió thoảng, ông đến gặp sư Trúc Lâm đang nhập thiền định. Chờ mãi vẫn thấy nhà sư im lìm như tượng đá. Đã ba ngày chờ đợi, vẫn không thấy nhà sư động tĩnh, mặc dầu hơi thở điều hòa chứng tỏ nhà sư ở trong trạng thái tham thiền nhưng tỉnh thức.
Cuối cùng ông phải lên tiếng:
- Thưa thiền sư, tôi chỉ là một kẻ vô danh, nhưng bình sinh vốn là người ham mê đèn sách. Suốt 10 năm trường chuyên tâm nghiên cứu, giam mình trong thư phòng, học cho đến khi thuộc làu kinh sử Đông Tây kim cổ với ước mong luận ra con đường cứu đời giúp người. Nhưng càng ngày, chữ nghĩa càng làm cho tôi hôn mê trong trận đồ bát quái của sách vở từ chương, không tìm ra được con đường tiến thoái để thực sự đi vào cuộc đời. Nay được nghe danh thiền sư là bậc đạo cao đức trọng và đạo Phật của thiền sư là giáo lý cao siêu cứu khổ giúp đời. Bởi vậy, hôm nay tôi lặn lội đến đây xin thỉnh ý thiền sư để mong tìm ra một con đường, không phải là con đường đi vào rừng thiêng của chữ nghĩa kinh sách, mà chính là con đường đi vào cuộc đời.
Sau một thời gian dài tham thiền, nhập định; nhà sư chỉ mở mắt mà nói với ông hai chữ giản đơn: "Con gà" rồi tiếp tục ngồi lặng yên, bất động trong hang núi.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) |
Con gà, con gà là có ý nghĩa gì?". Ông dùng hết khả năng, cũng như sự thông thái của một học giả uyên thâm kinh sử Đông Tây kim cổ để đi tìm lời đáp. Nhưng vẫn không thấy!
Tiết Thanh Minh năm Quý Dậu, nhân dịp mọi người đi dự hội Đạp Thanh ở kinh thành, thậm chí ông còn cho mở "Đại hội con gà" để mời tất cả văn nhân, tài tử, học giả nổi tiếng, truy tìm cho ra mọi triết lý cao xa có liên quan đến "Gà". Tuy nhiên, tất cả chỉ là "vô vọng".
Mọi người tranh cãi không ngừng:
Có vị khoa bảng cho rằng: "Gà là một linh vật vì gà là một trong tam sinh để cúng thần linh. Giò gà mang thông điệp của thần thánh nên có người giết gà cầu nguyện để đem giò coi bói với hy vọng tìm ra bí quyết đời mình".
Có nhiều nhà thơ, nhà văn lấy làm tiếc và trách nhà sư kia: "Tại sao không nói đến con én mùa Xuân, con quốc nhớ nước, con sơn ca hót lồng lộng trên trời xanh, con hoàng oanh hát chào nhà quý tộc... mà lại nói đến con gà thấp bé tầm thường?"
Giống gà hiền lương, vô tư đã bị những đầu óc thông thái nhìn qua những cặp kính màu: Màu đỏ của tham vọng, màu xám của hận thù, màu rong rêu của nịnh hót, màu phôi pha của nông cạn, màu âm u của si mê... Con gà sống thực giữa cuộc đời bỗng nhiên mất hút, mỗi khuynh hướng vẽ ra một hình ảnh con gà kỳ dị riêng tư. Con gà đã trở thành một cái cớ để cho người ta bám vào đó mà leo lên giấc mơ khanh tướng, công hầu.
Suốt một tháng trường, ông càng cố đào sâu về triết lý con gà, trí óc ông lại càng rối loạn vì những mớ lý thuyết bòng bong của những nhà thông thái chỉ biết vùi đầu trong sách vở như ông.
“Đại Hội Gà” là một cố gắng cuối cùng để bước ra khỏi tháp ngà của sách vở, lý thuyết suông mà đi vào thực tế. Vì vậy, ông kêu gọi bất cứ ai có những loại gà, giống gà độc đáo nào hãy mang về tham dự đại hội để ông được ngắm nhìn và cảm nhận.
Hơn 500 loại gà từ rừng núi cho đến đồng bằng, sông biển đều được đem ra đấu xảo. Mọi người xem đều hứng thú: Có những giống gà kỳ lạ như rồng, như phượng, như ác điểu, như chim muông. Chỉ riêng ông vẫn thất vọng, hờ hững đắm mình trong suy tư.
Ông muốn quên đi chuyện “Con Gà” nhưng ánh mắt kỳ diệu và danh tiếng lẫy lừng của nhà sư trên núi Trúc Lâm vẫn đè nặng trí óc và tâm hồn ông như một nỗi ám ảnh dằng dặc bám lấy những nẻo suy tư.
Rừng nhân sĩ đã lui gót, đại hội gà đã tàn, thôn xóm lại trở về nếp sinh hoạt thường nhật với cảnh êm đềm và tịch liêu của nó. Suốt mấy đêm liền, ông vẫn ngồi đăm chiêu trong đêm thâu, lặng yên trong sương đêm hiu hắt.
Tiết Thanh Minh năm Quý Dậu, nhân dịp mọi người đi dự hội Đạp Thanh ở kinh thành, thậm chí ông còn cho mở "Đại hội con gà" để mời tất cả văn nhân, tài tử, học giả nổi tiếng, truy tìm cho ra mọi triết lý cao xa có liên quan đến "Gà". Tuy nhiên, tất cả chỉ là "vô vọng".
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) |
Có vị khoa bảng cho rằng: "Gà là một linh vật vì gà là một trong tam sinh để cúng thần linh. Giò gà mang thông điệp của thần thánh nên có người giết gà cầu nguyện để đem giò coi bói với hy vọng tìm ra bí quyết đời mình".
Có nhiều nhà thơ, nhà văn lấy làm tiếc và trách nhà sư kia: "Tại sao không nói đến con én mùa Xuân, con quốc nhớ nước, con sơn ca hót lồng lộng trên trời xanh, con hoàng oanh hát chào nhà quý tộc... mà lại nói đến con gà thấp bé tầm thường?"
Giống gà hiền lương, vô tư đã bị những đầu óc thông thái nhìn qua những cặp kính màu: Màu đỏ của tham vọng, màu xám của hận thù, màu rong rêu của nịnh hót, màu phôi pha của nông cạn, màu âm u của si mê... Con gà sống thực giữa cuộc đời bỗng nhiên mất hút, mỗi khuynh hướng vẽ ra một hình ảnh con gà kỳ dị riêng tư. Con gà đã trở thành một cái cớ để cho người ta bám vào đó mà leo lên giấc mơ khanh tướng, công hầu.
Suốt một tháng trường, ông càng cố đào sâu về triết lý con gà, trí óc ông lại càng rối loạn vì những mớ lý thuyết bòng bong của những nhà thông thái chỉ biết vùi đầu trong sách vở như ông.
“Đại Hội Gà” là một cố gắng cuối cùng để bước ra khỏi tháp ngà của sách vở, lý thuyết suông mà đi vào thực tế. Vì vậy, ông kêu gọi bất cứ ai có những loại gà, giống gà độc đáo nào hãy mang về tham dự đại hội để ông được ngắm nhìn và cảm nhận.
Hơn 500 loại gà từ rừng núi cho đến đồng bằng, sông biển đều được đem ra đấu xảo. Mọi người xem đều hứng thú: Có những giống gà kỳ lạ như rồng, như phượng, như ác điểu, như chim muông. Chỉ riêng ông vẫn thất vọng, hờ hững đắm mình trong suy tư.
Rừng nhân sĩ đã lui gót, đại hội gà đã tàn, thôn xóm lại trở về nếp sinh hoạt thường nhật với cảnh êm đềm và tịch liêu của nó. Suốt mấy đêm liền, ông vẫn ngồi đăm chiêu trong đêm thâu, lặng yên trong sương đêm hiu hắt.
Ông ngẩng đầu nhìn bầu trời đầy sao, nghe gió về trong lá, cảm nhận cái mát lạnh mơn man của mùa Xuân chín và chìm lắng trong dòng suy nghĩ. Mùi hoa phù dung thoang thoảng cho ông biết đã quá nửa đêm. Ông vẫn thao thức trăn trở cho đến quá canh tư.
Giữa không gian vô cùng và thinh không lắng đọng, tiếng chuông công phu buổi sớm của chùa Thiên Mụ từng tiếng thong thả nối đuôi nhau. Từ lặng im, một tiếng chuông bỗng vang lên, ngân nga, nhỏ dần rồi tắt lịm như biểu hiện cho một kiếp người.
Từ trong thôn xóm, một tiếng gà gáy sáng vừa cất lên. Tiếng gà gáy như một thứ âm thanh nẩy mầm từ lòng đất, vắt qua bầu trời và rơi vào một thế giới xa xăm. Hồi chuông công phu quyện với tiếng gà gáy sáng có một sức hút lạ lùng làm cho ông "chăm chú" lắng nghe. Tiếp theo là tiếng gà gáy sáng thi nhau rộn rã đủ sức lay động cả bình minh và tâm hồn người hành giả.
Có tiếng gà thanh thoát cao vút với nhiều cung bậc u trầm như tiếng hò ru con của người cô phụ. Có tiếng gà trong suốt mời gọi tươi vui. Có tiếng gà vừa cất lên đã vội vàng rơi xuống. Có tiếng gà khàn khàn như tiếng ho hiu hắt của cụ già. Trong một khoảnh khắc thời gian, trí óc của vị học giả lênh đênh, chơi vơi rồi bùng vỡ ngập tràn ánh sáng. Ông ngạc nhiên nhìn lại chính mình rồi tự hỏi:
- Ta là ai? Ta chỉ là thân xác của một đứa trẻ sơ sinh với linh hồn một cụ già đã chết? Hay ta là một sinh vật vô cớ rớt xuống giữa đời và mọc mầm, đâm nhánh, ăn ngủ, làm việc rồi theo thời gian lụi tàn như một thân gỗ mục? Ta hiện hữu giữa đời mà đời không hiện hữu ở trong ta? Tại sao mấy chục năm qua ta chưa hề nghe được một tiếng gà gáy sáng? Phải chăng chỉ vì ta quên hiện tại rồi loay hoay, đào bới một dĩ vãng xa xăm và sống mơ mộng cho một tương lai chưa đến nên đã bao năm qua ta không biết trên đầu có một bầu trời xanh, bên cạnh ta có những con người thân thương đang sống, và trong xóm kia có những tiếng gà?
Tiếng chuông chùa vẫn ngân nga trong gió, tiếng gà vẫn rộn rã trong sương, người trí thức nọ cảm nhận sự hiện hữu của thế giới, của chính mình và bỗng nhiên cảm thấy một niềm hạnh phúc vô biên tràn đầy trong hơi thở."
Hồng Yến (Sưu tầm)
Lược trích "Nẻo về Chân tâm" của Trần Kiêm Đoàn
Giữa không gian vô cùng và thinh không lắng đọng, tiếng chuông công phu buổi sớm của chùa Thiên Mụ từng tiếng thong thả nối đuôi nhau. Từ lặng im, một tiếng chuông bỗng vang lên, ngân nga, nhỏ dần rồi tắt lịm như biểu hiện cho một kiếp người.
Từ trong thôn xóm, một tiếng gà gáy sáng vừa cất lên. Tiếng gà gáy như một thứ âm thanh nẩy mầm từ lòng đất, vắt qua bầu trời và rơi vào một thế giới xa xăm. Hồi chuông công phu quyện với tiếng gà gáy sáng có một sức hút lạ lùng làm cho ông "chăm chú" lắng nghe. Tiếp theo là tiếng gà gáy sáng thi nhau rộn rã đủ sức lay động cả bình minh và tâm hồn người hành giả.
- Ta là ai? Ta chỉ là thân xác của một đứa trẻ sơ sinh với linh hồn một cụ già đã chết? Hay ta là một sinh vật vô cớ rớt xuống giữa đời và mọc mầm, đâm nhánh, ăn ngủ, làm việc rồi theo thời gian lụi tàn như một thân gỗ mục? Ta hiện hữu giữa đời mà đời không hiện hữu ở trong ta? Tại sao mấy chục năm qua ta chưa hề nghe được một tiếng gà gáy sáng? Phải chăng chỉ vì ta quên hiện tại rồi loay hoay, đào bới một dĩ vãng xa xăm và sống mơ mộng cho một tương lai chưa đến nên đã bao năm qua ta không biết trên đầu có một bầu trời xanh, bên cạnh ta có những con người thân thương đang sống, và trong xóm kia có những tiếng gà?
Tiếng chuông chùa vẫn ngân nga trong gió, tiếng gà vẫn rộn rã trong sương, người trí thức nọ cảm nhận sự hiện hữu của thế giới, của chính mình và bỗng nhiên cảm thấy một niềm hạnh phúc vô biên tràn đầy trong hơi thở."
Hồng Yến (Sưu tầm)
Lược trích "Nẻo về Chân tâm" của Trần Kiêm Đoàn