Tội lỗi phá thai và phương pháp sám hối




TỘI LỖI PHÁ THAI

Theo các thống kê cho biết, số lượng các ca nạo phá thai ngày càng gia tăng, nghiêm trọng hơn là có không ít ca ở tuổi vị thành niên đã để lại nhiều hậu quả khôn lường về sức khỏe, tâm lý, học tập… cho người nạo phá thai.

Đạo Phật là đạo từ bi, luôn tôn trọng sự sống và bảo vệ sinh mạng của mọi loài. Đạo Phật không phản đối các biện pháp hạn chế sinh đẻ bằng cách ngừa thai nhưng không ủng hộ việc phá thai. Bởi lẽ bào thai là một mầm sống, là sinh mạng, do đó cần được bảo vệ. Phật giáo quan niệm sự sống hay sinh mạng có mặt khi mới bắt đầu thụ thai.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, khi trả lời về vấn đề này cho các nhà khoa học phương Tây đã khẳng định:“Phật giáo quan niệm rằng ý thức xâm nhập vào sinh vật ngay từ phút giây đầu tiên của sự thụ thai, bởi lẽ đó mà phôi bào vẫn được coi như là một sinh vật. Cho nên chúng tôi xem hành động phá thai cũng giống như việc cướp đi sự sống của một con người” (Beyond Dogma, HH the Dalai Lama. Rupa & Co., 1996. tr.11).

Theo giáo lý đạo Phật, hành vi phạm giới sát sanh phải hội đủ năm điều kiện, đó là: Một chúng sanh ý thức hay biết đó là một chúng sanh/ Có ý định giết hại/ Tìm mọi cách để giết/ Kết quả là chúng sanh ấy bị chết. Cứ theo những điều kiện trên thì một người mẹ đi phá thai là mắc tội lỗi rất lớn.

 

PHƯƠNG PHÁP SÁM HỐI

Một người sau khi phá thai xong, bị đau khổ, lương tâm dằn vặt và mong muốn sám hối là điều dễ hiểu. Dẫu sao thì sự phát tâm sám hối của người đó vẫn là điều tốt, còn hơn là tìm mọi cách để biện minh cho hành động của mình. Sám hối theo Phật giáo là ăn năn với lỗi lầm đã tạo trong quá khứ và nguyện không tái phạm lỗi ấy ở tương lai. Ngoài ra, người đã lỡ phạm phải tội lỗi ngày cần tác pháp sám hối theo các nghi thức lễ sám thông thường như lễ lạy Hồng danh Phật, tụng kinh, niệm Phật. Chân thành mà phát lồ sám hối trước bàn thờ Phật hoặc trước đại chúng càng tốt (nghiệp càng mau tiêu). Nguyện từ giờ trở đi không còn tái phạm lỗi lầm này nữa. Sau đó, phải từ Tâm mình mà sửa đối, tích đức tu thiện: Ăn chay, phóng sinh, tụng kinh, niệm Phật, bố thí, cúng dường, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn… trong khả năng tài lực của mình. Đem hết công đức thiện lành này hồi hướng cho tất cả chúng sanh khổ nạn trong toàn pháp giới, hồi hướng cho những vong nhi mà mình từng vô minh, ngu si phá bỏ. Nguyện cho tất cả đều nương nhờ công đức thiện lành này mà sớm được siêu thoát.

Là Phật tử, chúng ta cần tiết chế dục vọng, nhất là ý thức rất rõ về nhân quả để đề phòng, ngăn ngừa mọi tình huống xấu khi đang còn là nguyên nhân, trước khi xảy ra hậu quả. Do đó, thực tập Chánh niệm rất quan trọng trong mọi hành vi của cuộc sống hàng ngày. Chánh niệm là có ý thức về việc mình sắp làm trong phút giây hiện tại, đồng thời cũng thấy được nguyên nhân và hậu quả của hành động đó...

( Tổng hợp nguồn internet)