Tranh cãi quanh việc tạo tượng một nhà sư
Trong những năm cuối thế kỷ 16, ở Xiêm La (Thái Lan ngày nay), có một nhà sư tên là Luang Pu Thuat. Theo truyền thuyết, khi sư còn là một em bé, một con rắn khổng lồ đã cuộn mình xung quanh chiếc võng nơi em bé đang ngủ.
Mẹ của bé Pu lúc đầu đã lo lắng, nhưng sau đó bà nghi con rắn là một vị thần đến để ban phước cho con mình, vì vậy bà đã cúng dường cho con rắn với bánh gạo, hoa và hương.
Trước khi con rắn trườn đi, nó đã nhả ra một viên pha lê rực sáng vào ngực của bé Pu.
Lớn lên sư có khả năng thực hiện phép lạ: Khi đi thuyền đến Ayuthaya, cố đô của Thái Lan, thì bị kẹt trong một cơn bão, sư đã làm yên dòng biển mặn và biến nó thành nước uống sạch cho thủy thủ đoàn đang hoảng loạn.
Điều này mang lại cho sư một biệt danh, "Pu Thuat Yiab Nam Tale Jerd" (Pu Thuat vượt qua biển mặn và biến nó thành nước ngọt). Sau khi viên tịch, khoảng 100 tuổi, Phật tử Thái Lan đã bắt đầu làm các bức tượng và bùa hộ mệnh Luang Pu Thuat và cho đến ngày nay được cho là có sức mạnh bảo vệ.
Nhưng tác phẩm điêu khắc nhà sư đáng kính gần đây nhất của Thái Lan đã gây ra tranh luận của người dân địa phương.
Công trình xây dựng tại chùa Wat Baan Pho gây tranh cãi vì mọi người thấy chỉ có phần đầu...
Đang được xây dựng bên ngoài chùa Wat Baan Pho ở Chacheongsao, phía đông Bangkok, đây sẽ tác phẩm điêu khắc lớn nhất trong các tác phẩm điêu khắc Luang Pu Thuật, (khoảng 16,8m). Nhà chùa vẫn còn gây quỹ để xây dựng pho tượng, và dự kiến quá trình xây dựng phải mất ít nhất 3 năm.
Cho đến nay, bức tượng chỉ là một cái đầu, nằm thấp thoáng trên bãi đậu xe của ngôi chùa. Khi trang web du lịch Unseen Thailand đăng một bức ảnh tiến độ của công trình trên Facebook, tranh cãi đã nổ ra.
"Điều này có vẻ đáng sợ. Chỉ có một cái đầu!", một người bình luận.
"Tôi hiểu công việc chưa hoàn chỉnh, nhưng điều này thật gây sốc. Tại sao sư ấy chỉ có một cái đầu? Những người kính trọng Luang Pu Thuat không thoải mái khi nhìn thấy điều này. Xin hãy tôn trọng", một bình luận hàng đầu.
Sau đó, chùa Wat Baan Pho, cho đăng tải hình ảnh mô hình của tác phẩm điêu khắc hoàn chỉnh trên Facebook (ảnh dưới).
Văn Công Hưng
(theo Hyperallergic)