Tu tâm hướng thiện


Tu tâm hướng thiện

Thưa quý vị và các bạn! Với tinh thần “lợi đạo, ích đời”, Phật giáo Việt Nam đã tập hợp được lượng tín đồ đông đảo để xiển dương cho các giá trị đạo đức, nhân văn vì hạnh phúc của chúng sinh, vì sự an bình của đất nước. Bài “Tu tâm, hướng thiện” của PV Thu Thảo:

Giáo lý Phật giáo là từ bi và trí tuệ, giúp con người hình thành nhân cách, đạo đức và vì thế đã hòa nhập, ngày càng sâu rễ, bền gốc trong lòng dân tộc Việt Nam. Tư tưởng “Từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha”, khuyến khích con người hướng thiện dễ dàng đi vào lòng người, có tác dụng hoàn thiện nhân cách đạo đức, hướng con người đến lối sống vị tha, bình đẳng, bác ái. Phật tử Diệu Hoa ở tỉnh Nghệ An cho biết: đi chùa, nghe các thầy giảng Phật pháp bà đã giác ngộ được một điều đó là: tu tâm, tích đức mới hướng con người ta đến cuộc sống tốt đẹp:

Băng: Thầy giảng, giảng xong hiểu là thấm nhuần về sửa đổi tính nết, thuần tính lại. Tính tình xưa nóng qua giờ nguội rồi. Từ ăn nói nhẹ nhàng, cư xử ở nhà cũng nhẹ nhàng.

Theo định nghĩa của đức Phật, tham và sân là hai năng lực tiêu cực mạnh mẽ nhất trong tâm thức của con người, chúng che khuất tầm nhìn và làm nhiễu loạn sự phán đoán của ta, cho nên, diệt trừ được tâm sân, đích thực là một thành tựu to lớn nhất của con người. Đây cũng là điều mà những Phật tử như chị Diệu Hân ở Ninh Bình đang hướng đến:

Băng: Đến chùa cảm thấy tâm mình thoải mái, không cảm thấy sân si. Trước kia chưa đến chùa những cái ngoài đời còn tội lỗi nhưng khi vào kháo tu mình học hỏi được rất nhiều điều, mình thấy không còn vướng bận điều gì nữa.

          Theo Phật tử Từ Tế, chùa Yên Phú, Hà Nội: Phật giáo còn góp phần rè luyện lối sống kham nhẫn, khắc kỷ, giúp con người vượt qua những cám dỗ của cuộc đời để lòng được thanh cao, tâm hồn được giải thoát. Và học được điều này, Phật tử sẽ không phạm phải lỗi lầm về tư tưởng, lời nói, cũng như hành động:

          Băng: Dưới sự chỉ giáo của các thầy và đến chùa được các thầy các bạn bè giúp đỡ và mọi thứ về ăn ở đi đứng nằm ngồi đều phải thực hiện uy nghi. Thì ra ngoài đời cũng giảm bớt được những cái sa đọa về đạo đức.

          Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: những triết lý của Phật giáo hướng Phật tử đến một đời sống tinh tấn:

          Băng; Phật giáo không đóng góp như các ngành khoa học công nghệ hay mang tính chất chính trị mệnh lệnh nhưng về mặt tâm linh giáo lý Phật giáo đóng góp được rất nhiều., đem lại đạo đức lối sống cho người Việt Nam nói chung, làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp.

          Trải qua những thăng trầm của lịch sử, Phật giáo Việt Nam luôn luôn đồng hành cùng dân tộc. Và văn hóa Phật giáo vẫn xuyên suốt quá trình lịch sử, tạo một dòng chảy như “mạch ngầm” thấm sâu vào lòng dân tộc. Để từ đó, tạo ra một nền tảng giá trị tinh thần và hình thành nhân cách, giúp cho con người ứng xử với nhau một cách hòa đồng theo tinh thần “Lục hòa”./.

PV ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo,

Ban tôn giáo Chính phủ

Thưa quý vị! Trong suốt chiều dài lịch sử, với đạo pháp riêng có của mình, Phật giáo Việt Nam đã khẳng định giáo lí của mình hòa hợp, đồng hành cùng dân tộc. Những đóng góp của Phật giáo đã góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. PV Thu Thảo phỏng vấn ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ về nội dung này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe

  1. Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về những đóng góp của Phật giáo đối với đời sống người dân Việt Nam thời gian qua 
  1. Như ông vừa trao đổi, với tinh thần hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo đã có nhiều đóng góp đối với sự phát triển của đất nước. Theo ông, vấn đề đặt ra cho Phật giáo Việt Nam như thế nào để tiếp tục đồng hành cùng dân tộc?
  1. Hiện nay có một thực tế, có một số tăng ni thực hiện không đúng giáo pháp nhà Phật, ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phật pháp, dưới góc độ quản lý nhà nước, theo ông để Phật giáo tiếp tục phát triển lành mạnh, đồng hành cùng dân tộc thì công tác quản lý tăng lý cần được quan tâm như thế nào?

Vâng, xin trân trọng cảm ơn ông.