Việc làm mỗi ngày của tín đồ Phật giáo
Phật giáo coi trọng thể nghiệm tu hành, nhấn mạnh thực tu thực chứng; nếu có được một phần chứng ngộ thì tự thân có thể loại trừ một phần vô minh
Tu học Phật, không nhất định chỉ giới hạn trong chùa viện. Phật giáo đặc biệt chú trọng tu hành trong đời sống, có thể thực hành pháp Phật trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, việc làm mỗi ngày của tín đồ Phật giáo, từ sáng sớm thức dậy đến đêm hôm nghỉ ngơi, kể cả việc đối nhân xử thế thường ngày, nói im động tịnh, đều phải noi theo Phật Bồ-tát, lấy từ bi làm gốc rễ, phương tiện làm phương pháp, như lý sinh hoạt, như pháp ứng xử, để đạt đến đời người được tự tại, xa khổ đau được an vui.
Nói đến sinh hoạt tu hành, những việc làm trong ngày của giới Tăng lữ Phật giáo, có thể dựa vào Tỳ-ni nhật dụng1, được xem là hướng dẫn xa rời phiền não. Một ngày sinh hoạt của tín đồ Phật giáo thì bao gồm: khóa tụng sáng tối, đi đứng ngồi nằm, trong nhà ngoài đường, đối xử giao thiệp, đọc sách bồi dưỡng, thăm hỏi bạn bè, nghỉ ngơi du lịch, điện thoại liên lạc, tham dự hội nghị, cho đến khởi tâm động niệm, cũng nên như pháp thực hành, tịnh hóa thân tâm, như vậy mới có thể tích góp phước đức, viên mãn đời người.
Liên quan việc tu hành ở nhà của tín đồ Phật giáo, trong một ngày, tóm lược có thể chia làm:
Thể nghiệm tôn giáo
Phật giáo coi trọng thể nghiệm tu hành, nhấn mạnh thực tu thực chứng; nếu có được một phần chứng ngộ thì tự thân có thể loại trừ một phần vô minh. Vì thế, có thể dựa vào thời gian cá nhân mà sắp xếp giờ giấc cố định, kiên trì tu học bền bỉ. Nếu điều kiện trong nhà cho phép, có thể bố trí một nơi thờ Phật (Phật đường); mỗi ngày dậy sớm, dâng hoa cúng nước, thắp hương lễ bái trước thánh tượng Phật, Bồ-tát, hoặc tụng kinh, hoặc tĩnh tọa năm phút; ban đêm trước lúc sắp đi ngủ, có thể tịnh tâm lễ Phật, hoặc đọc tụng văn kỳ nguyện của Phật giáo, phản tỉnh (xét lại mình, tự kiểm điểm) công tội (hoặc ưu khuyết điểm) của mình.
Mỗi tuần có thể tham gia đạo tràng tu chung một hoặc hai lần, mượn thiền duyệt pháp hỷ của tôn giáo để gột rửa tham sân phiền não của mình, khai mở thánh tài (tài sản bậc thánh nhân) từ nội tâm. Mỗi ngày trước mỗi bữa ăn, chắp tay trước ngực xưng niệm bốn cúng dường2, bốn câu kệ Phật quang hoặc năm quán tưởng3, cũng có thể bồi dưỡng tình cảm sâu đậm tôn giáo về lòng biết ơn và tâm từ bi. Ngoài ra, đặc biệt nên kiến lập tri kiến chính xác, không tùy tiện giữ Tăng lữ trọ qua đêm, để tránh phá hoại hòa hợp Tăng.
Công việc tu hành
Công việc là một trong những vấn đề trọng tâm của cuộc sống. Ở phương diện công việc tu hành, trước tiên phải biết phối hợp thời gian, quy hoạch công việc. Kế đến, đi làm phải đúng giờ giấc; trước khi đi làm, phải chào hỏi các thành viên trong gia đình (già trẻ). Ăn mặc trang phục nên cố gắng đoan trang, lịch sự, không ăn vận áo quần lố lăng; cũng không chưng diện, khoe khoang đi lại với những phương tiện giao thông nhãn hiệu nổi tiếng; khi điều khiển xe nên chú ý lái xe an toàn, lịch thiệp nhường nhau, không chạy quá tốc độ, không chở quá tải. Đến công sở, gặp ai cũng cần gật đầu mỉm cười, hỏi han vui vẻ, nói những lời tốt đẹp; có việc nên báo cáo với chủ quản, như có các dịp dự hội nghị (hội họp) thì cần nên phát biểu, phát huy đạo đức nghề nghiệp, không tiết lộ những bí mật thương mại (hoạt động mậu dịch của công ty). Ngày thường trên bàn làm việc nên thu dọn ngăn nắp sạch sẽ, vật phẩm không được đặt để lộn xộn; nghe điện thoại việc công phải nói năng nhỏ nhẹ, không quấy nhiễu sự yên tịnh của người khác, nói chuyện cần phải gãy gọn, rõ ràng (điểm chính vấn đề), không được cản trở, làm ảnh hưởng người khác sử dụng, càng không nên sử dụng điện thoại cơ quan như là phương tiện của cá nhân. Lúc có khách thăm viếng nên tiếp đón đưa tới phòng tiếp tân trao đổi, bàn bạc, để không gây ảnh hưởng đến công việc của người khác, xem đây như là nguyên tắc.
Sinh hoạt ở nhà
Dưỡng thành thói quen tốt đẹp và xây dựng mỹ đức lo nghĩ cho người khác là việc quan trọng nhất của người tu hành tại gia, ví dụ: ngủ sớm dậy sớm, sinh hoạt hàng ngày bình thường; vào nhà phải gõ cửa, khép cửa phải nhẹ nhàng, đi bộ phải bước nhẹ nhàng, rẽ lối phải ra hiệu; sau khi sử dụng nhà vệ sinh thì nên dọn dẹp sạch sẽ, thuận tiện người sau sử dụng. Còn những thứ dùng hàng ngày như điện nước, cơm áo v.v..., phải có ý thức tiết kiệm nguồn năng lượng, tích phước yêu vật, không được tùy tiện lãng phí. Ngày ba bữa phải bình thường, ăn uống điều phối cần ít dầu ít muối, coi thanh đạm là nguồn vui. Ở nhà cần chú ý sự an toàn, xem xét vật dễ cháy và cửa ngõ, để tránh tiềm ẩn hình thành tai họa ngoài ý muốn. Ngày thường trò chuyện với người nhà hoặc xem truyền hình, phim ảnh, nghe âm nhạc nên nhỏ nhẹ, chớ gây phiền nhiễu đến hàng xóm láng giềng.
Môi trường chung quanh nhà ở sạch sẽ, điểm tô cho đẹp đẽ, sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống, vì vậy mỗi ngày siêng năng quét dọn sân nhà vườn, dọn dẹp sáng sủa sạch sẽ thoáng mát nhà cửa, trong sân vườn cũng có thể trồng hoa trồng cỏ, để tăng thêm ý vị và hứng thú cho cuộc sống. Có việc đi ra ngoài cần nói rõ cho người nhà biết nơi đến và báo cho người nhà biết thời gian về nhà. Đối với bậc cha chú phải thường xuyên vấn an (thăm hỏi sức khỏe), quan tâm chăm sóc; đối với việc giáo dục con cái phải nghiêm khắc khoan dung, lấy khích lệ thay cho quở trách, chỉ trích; giữa vợ chồng phải tôn trọng lẫn nhau, yêu thương tin tưởng lẫn nhau; với phường xã, hàng xóm phải thân thiện hòa nhã, hỗ trợ lẫn nhau; đối với những người cao tuổi neo đơn phải chủ động quan tâm, ân cần thăm hỏi. Lúc gặp người đi khất thực, quyên góp thì nên lượng sức tùy hỷ (vui lòng làm chuyện công đức), và phải lựa chọn đạo tràng chánh tín, xem như là chuẩn tắc gieo trồng ruộng phước. Tóm lại, nếu có thể xem gia đình như là đạo tràng, già trẻ quyến thuộc đều là pháp lữ, việc nhà cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, thường ca ngợi, ít tranh chấp, thường nhường nhịn, ít tính toán, thì tự thân có thể tăng thêm hòa thuận vui vẻ, hạnh phúc trong gia đình.
Ngoài ra, nhà ở nên trang bị sẵn hòm thuốc y tế gia đình, để phòng lúc cần đến; bình thường cất trữ lương thực nước uống, để phòng bị lúc đói khát; chuẩn bị đầy đủ các loại như đinh búa để tiện cho việc sử dụng sửa chữa; chuẩn bị sẵn nến, đèn pin để phòng lúc cúp điện bão tố; cơm nước nấu nhiều hơn một phần để phòng có khách đến nhà; trà nóng nước nóng để sẵn tiếp khách. Chi tiêu tiền bạc cần có trí tuệ, các khoản chi tiêu hàng ngày phải có dự toán, như cần vay tiền nên cân nhắc, cho dù là bạn thân cũng không nên dùng chung tiền bạc của nhau, càng không được thường xuyên rủ bạn tới nhà mua vui, để tránh làm phiền đời sống gia đình, đều là những việc tu hành sinh hoạt một ngày của tín đồ Phật giáo.
Nghỉ ngơi đọc sách
Tín đồ Phật giáo đọc sách vở, chủ yếu lấy sách Phật, hoặc chọn lựa những cuốn sách thuộc loại tri thức, phát khởi chí khí, ví dụ có thể đặt mua một tờ tạp chí Phật giáo, mỗi ngày cũng có thể đọc kinh, chép kinh, hoặc xem báo in, xem tin tức, ngày thường đặc biệt nên bổ sung thêm các loại tin tức xã hội, quan tâm nhiều hơn tình hình thời sự, coi là phương tiện độ sinh. Lúc nghỉ phép nên cố gắng giảm bớt tiệc tùng, thường cùng những thành viên trong gia đình tham gia chung các hoạt động nghỉ ngơi giải trí có ích cho thân tâm. Nếu muốn thăm hỏi bạn bè thì nên điện thoại liên lạc trước.
Nếu có dịp gặp gỡ tiệc tùng thì nên thể hiện mình là một tín đồ Phật giáo, không uống rượu ăn thịt, không mời ép rượu, không nát rượu, lúc bất tiện (không thích hợp) thì chí ít cũng nên giữ được nguyên tắc là không uống đến trạng thái say xỉn. Với những người qua lại tình nghĩa, nên lấy việc thăm hỏi bệnh nhân cứu giúp làm chính; lúc tiệc tùng tặng quà thì không hoàn toàn lấy tiền bạc làm thước đo - suy tính, có thể dùng một bức tranh thư pháp, một bó hoa tươi, một quyển sách hay... thay thế, chỉ cần bắt nguồn từ tâm ý chân thành thì cho dù là tâm hương một mảnh cũng đủ để khiến đối phương cảm động.
Nói chung, đối với việc tu hành một ngày của tín đồ Phật giáo thì việc ứng nhân xử thế là tu hành, công việc phục vụ là tu hành, tụng kinh lễ Phật là tu hành, gặp gỡ trò chuyện là tu hành, ái ngữ (ngôn ngữ mềm mỏng) ngợi ca là tu hành, sửa sai hướng thiện là tu hành, cả đến nghỉ ngơi giải trí (có tính giáo dục) cũng là tu hành. Như cuộc sống Tịnh độ được miêu tả trong kinh A Di Đà, lấy những thiên hoa rực rỡ huyền diệu cúng dường (diệu hoa cúng dường), ăn cơm kinh hành (phạn thực kinh hành), các thiện tri thức gặp gỡ (thiện nhân tụ hội), kiên trì niệm danh hiệu (chấp trì danh hiệu), chuyên tâm không loạn (nhất tâm bất loạn), hiện (tướng) lưỡi rộng dài (xuất quảng trường thiệt), niệm Phật niệm Pháp niệm Tăng, ca ngợi các Phật (xưng tán chư Phật), phát nguyện rộng lớn (phát hoằng thệ nguyện), pháp âm được tuyên dương lưu truyền (pháp âm tuyên lưu), đều là sinh hoạt một ngày của tín đồ Phật giáo. Lại ví dụ, lên núi lễ Phật, tham vấn, vân du, nghe pháp, cùng tu chung, hội nghị, đọc kinh, làm điều tốt vì người khác, sự bố thí bé nhỏ v.v…, cũng đều là việc tu hành mỗi ngày. Điều này có nghĩa là uống trà, ăn cơm, mặc áo, cầm bát (khất thực), ra đồng làm việc, tiệc tùng giao tế, giương mày nháy mắt, nói im động tịnh, cũng đều ẩn chứa nhân duyên của thiền ý vi diệu và khai ngộ.
Việc tu hành của tín đồ Phật giáo hòa quyện gắn chặt với đời sống, mà không phải tách rời thành một mảng riêng biệt với đời sống. Vì vậy, trạng thái bình thường, hoan hỷ tự tại, phát đại bi tâm, nhẫn nại vì đạo, không nhớ thù hận xưa cũ, đoạn trừ phiền não, không thối đạo tâm, gánh vác trách nhiệm, sám hối lập nguyện, cứu khổ cứu nạn, mỗi ngày làm một việc tốt, chủ động giúp đỡ chúng sinh, đều chứa đựng đạo lý tu hành. Thành Phật mặc dù cần phải trải qua thời gian ba (đại) A-tăng-kỳ kiếp, nhưng, chỉ cần mỗi ngày tự thân không ngừng quán xét, tự thân không ngừng phản tỉnh, tự thân không ngừng tinh tấn, tự thân không ngừng thăng hoa, tự nhiên có thể tích cát thành tháp, thành tựu quả Phật.
Tu học Phật, không nhất định chỉ giới hạn trong chùa viện. Phật giáo đặc biệt chú trọng tu hành trong đời sống, có thể thực hành pháp Phật trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, việc làm mỗi ngày của tín đồ Phật giáo, từ sáng sớm thức dậy đến đêm hôm nghỉ ngơi, kể cả việc đối nhân xử thế thường ngày, nói im động tịnh, đều phải noi theo Phật Bồ-tát, lấy từ bi làm gốc rễ, phương tiện làm phương pháp, như lý sinh hoạt, như pháp ứng xử, để đạt đến đời người được tự tại, xa khổ đau được an vui.
Nói đến sinh hoạt tu hành, những việc làm trong ngày của giới Tăng lữ Phật giáo, có thể dựa vào Tỳ-ni nhật dụng1, được xem là hướng dẫn xa rời phiền não. Một ngày sinh hoạt của tín đồ Phật giáo thì bao gồm: khóa tụng sáng tối, đi đứng ngồi nằm, trong nhà ngoài đường, đối xử giao thiệp, đọc sách bồi dưỡng, thăm hỏi bạn bè, nghỉ ngơi du lịch, điện thoại liên lạc, tham dự hội nghị, cho đến khởi tâm động niệm, cũng nên như pháp thực hành, tịnh hóa thân tâm, như vậy mới có thể tích góp phước đức, viên mãn đời người.
Liên quan việc tu hành ở nhà của tín đồ Phật giáo, trong một ngày, tóm lược có thể chia làm:
Thể nghiệm tôn giáo
Phật giáo coi trọng thể nghiệm tu hành, nhấn mạnh thực tu thực chứng; nếu có được một phần chứng ngộ thì tự thân có thể loại trừ một phần vô minh. Vì thế, có thể dựa vào thời gian cá nhân mà sắp xếp giờ giấc cố định, kiên trì tu học bền bỉ. Nếu điều kiện trong nhà cho phép, có thể bố trí một nơi thờ Phật (Phật đường); mỗi ngày dậy sớm, dâng hoa cúng nước, thắp hương lễ bái trước thánh tượng Phật, Bồ-tát, hoặc tụng kinh, hoặc tĩnh tọa năm phút; ban đêm trước lúc sắp đi ngủ, có thể tịnh tâm lễ Phật, hoặc đọc tụng văn kỳ nguyện của Phật giáo, phản tỉnh (xét lại mình, tự kiểm điểm) công tội (hoặc ưu khuyết điểm) của mình.
Mỗi tuần có thể tham gia đạo tràng tu chung một hoặc hai lần, mượn thiền duyệt pháp hỷ của tôn giáo để gột rửa tham sân phiền não của mình, khai mở thánh tài (tài sản bậc thánh nhân) từ nội tâm. Mỗi ngày trước mỗi bữa ăn, chắp tay trước ngực xưng niệm bốn cúng dường2, bốn câu kệ Phật quang hoặc năm quán tưởng3, cũng có thể bồi dưỡng tình cảm sâu đậm tôn giáo về lòng biết ơn và tâm từ bi. Ngoài ra, đặc biệt nên kiến lập tri kiến chính xác, không tùy tiện giữ Tăng lữ trọ qua đêm, để tránh phá hoại hòa hợp Tăng.
Công việc tu hành
Công việc là một trong những vấn đề trọng tâm của cuộc sống. Ở phương diện công việc tu hành, trước tiên phải biết phối hợp thời gian, quy hoạch công việc. Kế đến, đi làm phải đúng giờ giấc; trước khi đi làm, phải chào hỏi các thành viên trong gia đình (già trẻ). Ăn mặc trang phục nên cố gắng đoan trang, lịch sự, không ăn vận áo quần lố lăng; cũng không chưng diện, khoe khoang đi lại với những phương tiện giao thông nhãn hiệu nổi tiếng; khi điều khiển xe nên chú ý lái xe an toàn, lịch thiệp nhường nhau, không chạy quá tốc độ, không chở quá tải. Đến công sở, gặp ai cũng cần gật đầu mỉm cười, hỏi han vui vẻ, nói những lời tốt đẹp; có việc nên báo cáo với chủ quản, như có các dịp dự hội nghị (hội họp) thì cần nên phát biểu, phát huy đạo đức nghề nghiệp, không tiết lộ những bí mật thương mại (hoạt động mậu dịch của công ty). Ngày thường trên bàn làm việc nên thu dọn ngăn nắp sạch sẽ, vật phẩm không được đặt để lộn xộn; nghe điện thoại việc công phải nói năng nhỏ nhẹ, không quấy nhiễu sự yên tịnh của người khác, nói chuyện cần phải gãy gọn, rõ ràng (điểm chính vấn đề), không được cản trở, làm ảnh hưởng người khác sử dụng, càng không nên sử dụng điện thoại cơ quan như là phương tiện của cá nhân. Lúc có khách thăm viếng nên tiếp đón đưa tới phòng tiếp tân trao đổi, bàn bạc, để không gây ảnh hưởng đến công việc của người khác, xem đây như là nguyên tắc.
Sinh hoạt ở nhà
Dưỡng thành thói quen tốt đẹp và xây dựng mỹ đức lo nghĩ cho người khác là việc quan trọng nhất của người tu hành tại gia, ví dụ: ngủ sớm dậy sớm, sinh hoạt hàng ngày bình thường; vào nhà phải gõ cửa, khép cửa phải nhẹ nhàng, đi bộ phải bước nhẹ nhàng, rẽ lối phải ra hiệu; sau khi sử dụng nhà vệ sinh thì nên dọn dẹp sạch sẽ, thuận tiện người sau sử dụng. Còn những thứ dùng hàng ngày như điện nước, cơm áo v.v..., phải có ý thức tiết kiệm nguồn năng lượng, tích phước yêu vật, không được tùy tiện lãng phí. Ngày ba bữa phải bình thường, ăn uống điều phối cần ít dầu ít muối, coi thanh đạm là nguồn vui. Ở nhà cần chú ý sự an toàn, xem xét vật dễ cháy và cửa ngõ, để tránh tiềm ẩn hình thành tai họa ngoài ý muốn. Ngày thường trò chuyện với người nhà hoặc xem truyền hình, phim ảnh, nghe âm nhạc nên nhỏ nhẹ, chớ gây phiền nhiễu đến hàng xóm láng giềng.
Môi trường chung quanh nhà ở sạch sẽ, điểm tô cho đẹp đẽ, sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống, vì vậy mỗi ngày siêng năng quét dọn sân nhà vườn, dọn dẹp sáng sủa sạch sẽ thoáng mát nhà cửa, trong sân vườn cũng có thể trồng hoa trồng cỏ, để tăng thêm ý vị và hứng thú cho cuộc sống. Có việc đi ra ngoài cần nói rõ cho người nhà biết nơi đến và báo cho người nhà biết thời gian về nhà. Đối với bậc cha chú phải thường xuyên vấn an (thăm hỏi sức khỏe), quan tâm chăm sóc; đối với việc giáo dục con cái phải nghiêm khắc khoan dung, lấy khích lệ thay cho quở trách, chỉ trích; giữa vợ chồng phải tôn trọng lẫn nhau, yêu thương tin tưởng lẫn nhau; với phường xã, hàng xóm phải thân thiện hòa nhã, hỗ trợ lẫn nhau; đối với những người cao tuổi neo đơn phải chủ động quan tâm, ân cần thăm hỏi. Lúc gặp người đi khất thực, quyên góp thì nên lượng sức tùy hỷ (vui lòng làm chuyện công đức), và phải lựa chọn đạo tràng chánh tín, xem như là chuẩn tắc gieo trồng ruộng phước. Tóm lại, nếu có thể xem gia đình như là đạo tràng, già trẻ quyến thuộc đều là pháp lữ, việc nhà cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, thường ca ngợi, ít tranh chấp, thường nhường nhịn, ít tính toán, thì tự thân có thể tăng thêm hòa thuận vui vẻ, hạnh phúc trong gia đình.
Ngoài ra, nhà ở nên trang bị sẵn hòm thuốc y tế gia đình, để phòng lúc cần đến; bình thường cất trữ lương thực nước uống, để phòng bị lúc đói khát; chuẩn bị đầy đủ các loại như đinh búa để tiện cho việc sử dụng sửa chữa; chuẩn bị sẵn nến, đèn pin để phòng lúc cúp điện bão tố; cơm nước nấu nhiều hơn một phần để phòng có khách đến nhà; trà nóng nước nóng để sẵn tiếp khách. Chi tiêu tiền bạc cần có trí tuệ, các khoản chi tiêu hàng ngày phải có dự toán, như cần vay tiền nên cân nhắc, cho dù là bạn thân cũng không nên dùng chung tiền bạc của nhau, càng không được thường xuyên rủ bạn tới nhà mua vui, để tránh làm phiền đời sống gia đình, đều là những việc tu hành sinh hoạt một ngày của tín đồ Phật giáo.
Nghỉ ngơi đọc sách
Tín đồ Phật giáo đọc sách vở, chủ yếu lấy sách Phật, hoặc chọn lựa những cuốn sách thuộc loại tri thức, phát khởi chí khí, ví dụ có thể đặt mua một tờ tạp chí Phật giáo, mỗi ngày cũng có thể đọc kinh, chép kinh, hoặc xem báo in, xem tin tức, ngày thường đặc biệt nên bổ sung thêm các loại tin tức xã hội, quan tâm nhiều hơn tình hình thời sự, coi là phương tiện độ sinh. Lúc nghỉ phép nên cố gắng giảm bớt tiệc tùng, thường cùng những thành viên trong gia đình tham gia chung các hoạt động nghỉ ngơi giải trí có ích cho thân tâm. Nếu muốn thăm hỏi bạn bè thì nên điện thoại liên lạc trước.
Nếu có dịp gặp gỡ tiệc tùng thì nên thể hiện mình là một tín đồ Phật giáo, không uống rượu ăn thịt, không mời ép rượu, không nát rượu, lúc bất tiện (không thích hợp) thì chí ít cũng nên giữ được nguyên tắc là không uống đến trạng thái say xỉn. Với những người qua lại tình nghĩa, nên lấy việc thăm hỏi bệnh nhân cứu giúp làm chính; lúc tiệc tùng tặng quà thì không hoàn toàn lấy tiền bạc làm thước đo - suy tính, có thể dùng một bức tranh thư pháp, một bó hoa tươi, một quyển sách hay... thay thế, chỉ cần bắt nguồn từ tâm ý chân thành thì cho dù là tâm hương một mảnh cũng đủ để khiến đối phương cảm động.
Nói chung, đối với việc tu hành một ngày của tín đồ Phật giáo thì việc ứng nhân xử thế là tu hành, công việc phục vụ là tu hành, tụng kinh lễ Phật là tu hành, gặp gỡ trò chuyện là tu hành, ái ngữ (ngôn ngữ mềm mỏng) ngợi ca là tu hành, sửa sai hướng thiện là tu hành, cả đến nghỉ ngơi giải trí (có tính giáo dục) cũng là tu hành. Như cuộc sống Tịnh độ được miêu tả trong kinh A Di Đà, lấy những thiên hoa rực rỡ huyền diệu cúng dường (diệu hoa cúng dường), ăn cơm kinh hành (phạn thực kinh hành), các thiện tri thức gặp gỡ (thiện nhân tụ hội), kiên trì niệm danh hiệu (chấp trì danh hiệu), chuyên tâm không loạn (nhất tâm bất loạn), hiện (tướng) lưỡi rộng dài (xuất quảng trường thiệt), niệm Phật niệm Pháp niệm Tăng, ca ngợi các Phật (xưng tán chư Phật), phát nguyện rộng lớn (phát hoằng thệ nguyện), pháp âm được tuyên dương lưu truyền (pháp âm tuyên lưu), đều là sinh hoạt một ngày của tín đồ Phật giáo. Lại ví dụ, lên núi lễ Phật, tham vấn, vân du, nghe pháp, cùng tu chung, hội nghị, đọc kinh, làm điều tốt vì người khác, sự bố thí bé nhỏ v.v…, cũng đều là việc tu hành mỗi ngày. Điều này có nghĩa là uống trà, ăn cơm, mặc áo, cầm bát (khất thực), ra đồng làm việc, tiệc tùng giao tế, giương mày nháy mắt, nói im động tịnh, cũng đều ẩn chứa nhân duyên của thiền ý vi diệu và khai ngộ.
Việc tu hành của tín đồ Phật giáo hòa quyện gắn chặt với đời sống, mà không phải tách rời thành một mảng riêng biệt với đời sống. Vì vậy, trạng thái bình thường, hoan hỷ tự tại, phát đại bi tâm, nhẫn nại vì đạo, không nhớ thù hận xưa cũ, đoạn trừ phiền não, không thối đạo tâm, gánh vác trách nhiệm, sám hối lập nguyện, cứu khổ cứu nạn, mỗi ngày làm một việc tốt, chủ động giúp đỡ chúng sinh, đều chứa đựng đạo lý tu hành. Thành Phật mặc dù cần phải trải qua thời gian ba (đại) A-tăng-kỳ kiếp, nhưng, chỉ cần mỗi ngày tự thân không ngừng quán xét, tự thân không ngừng phản tỉnh, tự thân không ngừng tinh tấn, tự thân không ngừng thăng hoa, tự nhiên có thể tích cát thành tháp, thành tựu quả Phật.
___________________________________________
(Nguồn: Tinh Vân (2008), Phật giáo và thế tục, Nxb.Từ Thư Thượng Hải, tr.157-161)
(1) Tỳ-ni nhật dụng, còn gọi là Tỳ-ni nhật dụng lục, do Tính Chỉ nhà Thanh biên soạn, chọn lấy từ phẩm Tịnh hạnh thuộc kinh Hoa nghiêm và những kệ, chú trong kinh điển Mật giáo. Tỳ-ni là cựu dịch âm, nghĩa là “luật”, tân dịch là “Tỳ-nại-da”, vì thế Tỳ-ni nhật dụng là chỉ cho giới luật mà hàng ngày phải tuân thủ. Trong văn ngoài có rất nhiều kệ chú đi mặc ăn ngồi nằm hàng ngày nên tụng niệm ra, còn có các giới điều dành cho người tại gia và xuất gia.
(2) Ở trong nhà Phật, trước khi ăn cơm phải xưng niệm cúng dường Phật, cúng dường Pháp, cúng dường Tăng, cúng dường tất cả chúng sinh.
(3) Ở trong nhà Phật, lúc ăn cơm cần phải quán tưởng năm pháp, còn gọi là Thực thời ngũ quán. Ngũ quán (năm quán tưởng) đó là: thứ nhất, xem công lao mình bao nhiêu, lượng đó mà xử lý; thứ hai, suy nghĩ đức hạnh của mình, xem có xứng đáng nhận lãnh đồ cúng đó không; thứ ba, hãy đề phòng tâm tránh xa mọi tội lỗi, mà tham sân si là nguyên nhân chính; thứ tư, xem thực phẩm là lương dược, nhằm trị bệnh khô gầy của thân; thứ năm, để thành đạo nghiệp, nên nhận thực phẩm này. Nếu khi quá đường ở chùa viện, tảo trai và ngọ trai nên xướng tụng “cúng dường chú” trước khi dùng, sau khi ăn xong xướng tụng “kiết trai kệ”. Phàm bất cứ việc gì, cũng đều là tu hành khi thọ dụng đồ ăn thức uống của thí chủ, hành giả phải khởi lên chánh niệm chánh ý.
(Nguồn: Tinh Vân (2008), Phật giáo và thế tục, Nxb.Từ Thư Thượng Hải, tr.157-161)
(1) Tỳ-ni nhật dụng, còn gọi là Tỳ-ni nhật dụng lục, do Tính Chỉ nhà Thanh biên soạn, chọn lấy từ phẩm Tịnh hạnh thuộc kinh Hoa nghiêm và những kệ, chú trong kinh điển Mật giáo. Tỳ-ni là cựu dịch âm, nghĩa là “luật”, tân dịch là “Tỳ-nại-da”, vì thế Tỳ-ni nhật dụng là chỉ cho giới luật mà hàng ngày phải tuân thủ. Trong văn ngoài có rất nhiều kệ chú đi mặc ăn ngồi nằm hàng ngày nên tụng niệm ra, còn có các giới điều dành cho người tại gia và xuất gia.
(2) Ở trong nhà Phật, trước khi ăn cơm phải xưng niệm cúng dường Phật, cúng dường Pháp, cúng dường Tăng, cúng dường tất cả chúng sinh.
(3) Ở trong nhà Phật, lúc ăn cơm cần phải quán tưởng năm pháp, còn gọi là Thực thời ngũ quán. Ngũ quán (năm quán tưởng) đó là: thứ nhất, xem công lao mình bao nhiêu, lượng đó mà xử lý; thứ hai, suy nghĩ đức hạnh của mình, xem có xứng đáng nhận lãnh đồ cúng đó không; thứ ba, hãy đề phòng tâm tránh xa mọi tội lỗi, mà tham sân si là nguyên nhân chính; thứ tư, xem thực phẩm là lương dược, nhằm trị bệnh khô gầy của thân; thứ năm, để thành đạo nghiệp, nên nhận thực phẩm này. Nếu khi quá đường ở chùa viện, tảo trai và ngọ trai nên xướng tụng “cúng dường chú” trước khi dùng, sau khi ăn xong xướng tụng “kiết trai kệ”. Phàm bất cứ việc gì, cũng đều là tu hành khi thọ dụng đồ ăn thức uống của thí chủ, hành giả phải khởi lên chánh niệm chánh ý.