Ý nghĩa của Bát Bảo trong Văn hoá Phật giáo Việt Nam


  1. Bảo Bình: tượng trưng cho cổ của Đức Phật và Giáo Pháp của Như Lai, vì tất cả Phật Pháp đều từ kim khẩu của Phật nói ra, biểu thị cho giáo lý, cúng dường bảo bình có ý nghĩa cầu nguyện chúng sanh đắc được giáo nghĩa viên mãn của Đức Phật.
  2. Bảo Cái: tượng trưng cho Phật đảnh, Trung Quốc gọi là Bạch tán, tán (cái ô, dù) là vật dụng của tầng lớp vua chúa, quý tộc Ấn Độ cổ đại, biểu thị sự hàng phục ma chướng, thanh tịnh cát tường, cụ oai thế lực, hiến cúng tán cái có ý nghĩa cầu nguyện cho chúng sanh thoát khổ được an lạc.
  3. Song Ngư:biểu trưng cho Phật nhãn của Đức Thế Tôn từ bi quán sát chúng sanh, tượng trưng cho trí huệ, cúng dường song ngư cát tường có ý nghĩa cầu nguyện dùng trí tuệ Phật diệt trừ vô minh của chúng sanh, liễu ngộ hết thảy trí huệ.
  4. Liên Hoa: tượng trưng cho lưỡi của Đức Phật quảng trường thiệt tướng nói vô lượng Pháp, khiến cho chúng sanh khai ngộ tri kiến Phật, cúng dường hoa sen có ý nghĩa cầu nguyện chúng ta có đầy đủ năng lực để lợi ích chúng sanh.
  5. Pháp loa: tượng trưng cho cổ dài ba ngấn của Phật, tiếng nói của Đức Phật quảng đại du dương như âm thanh của Pháp loa nguyện cho chúng sanh nghe được liền đặng giải thoát và giác ngộ.
  6. Kiết Tường Kết: tượng trưng cho tâm của Đức Phật còn gọi là vô tận kết, vì là kết không có đầu cũng không có đuôi cho nên biểu thị Tâm Pháp vô tận như hai chữ  (vạn) tạo thành, nguyện hết thảy chúng sanh thành tựu mọi thắng duyên.
  7. Tôn Thắng Tràng: tượng trưng cho Chánh Đẳng Chánh Giác là sự thắng lợi của Phật Giáo, trừ tất cả ma chướng phiền não được đại thắng lợi, cứu cánh giải thoát, nguyện cho chúng sanh đạt đáo rốt ráo Vô Thượng Bồ Đề.
  8. Pháp Luân: tượng trưng cho bàn tay của Đức Phật, với ý nghĩa pháp luân thường chuyển và đồng thời cũng biểu ý bát tướng thành đạo của Đức Phật. Có thuyết cho rằng 8 nhánh của Pháp luân biểu thị cho Bát chánh đạo.