Ý nghĩa thờ phụng và bài trí tượng Phật Bồ Tát tại các ngôi chùa miền Bắc - Việt Nam
Ý nghĩa thờ phụng và bài trí tượng Phật Bồ Tát tại các ngôi chùa miền Bắc - Việt Nam
- Ý nghĩa và cách bài trí tượng Phật tại chính điện
1.1. Tam Thế Chư Phật.
Khi ta bước vào chùa ta thấy có ban chính gọi là ban Tam Bảo ở đây ta nhìn thấy có rất nhiều tầng cấp và các tượng Phật khác nhau.
Ở trên cùng cao nhất giáp với mái chùa có ba pho tượng Phật ngồi toà sen, đều giồng nhau về cả kích thước cũng như hình dáng. Ta gọi đó là ba pho Tam Thế lấy ý nghĩa chư Phật ba đời (Quá khứ, hiện tại, và vị lai) một khi đã chứng đắc thì đều là những vị có tư cách giác ngộ hoàn toàn, giải thoát hoàn toàn, hoàn toàn chân thiện mỹ, toàn năng vô thượng chí Tôn, không còn một ly nhiễm tục, nên tượng các Ngài được thờ xa xa trên cùng tột.
1.2 - Di Đà Tam Tôn
Tiếp theo là tầng thứ hai có ba pho tượng một pho ở giữa to nhất là Đức Phật A Di Đà ở bên thế giới cực lạc ở phương Tây. Hai bên tả hữu là hai pho tượng tạc đứng hoặc ngồi là hai pho Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát, có thể gọi hai vị này là tả phú hữu bật của Đức Phật A Di Đà giúp Ngài tiếp dẫn chúng sinh về cõi Tây phương cực lạc.
1.2.a- Đức Phật A Di Đà
Khi Ngài còn là một Tỷ Khiêu hiệu là Pháp Tạng Tỷ Khiêu Ngài đã phát 48 nguyện rộng lớn. Trong 48 nguyện thì có một nguyện là sau này khi Ngài thành Phật rồi hễ có chúng sinh nào tu đạo Phật đầy đủ công đức mà trí thành, chí tâm cầu nguyện sinh sang tịnh độ của Ngài thì Ngài sẽ tiếp dẫn cho được vãng sinh.
Mặt khác người Việt Nam ta đa phần là tu theo tịnh độ (Niệm phật) chính vì vậy mà việc thờ Đức Phật A Di Đà là điều hiển nhiên.
1.2.b- Quan Thế Âm Bồ Tát
Là hiển thân cuả Từ Bi và trí tuệ. Lòng từ bi của Ngài không ngăn ngại, không giới hạn ở bất cứ chúng sinh nào, mà bình đẳng phổ đồng. Trí tuệ của Ngài siêu suốt nên giải quyết tận gốc rễ khổ đau. Bi trí của Ngài là vô biên là khả tính của tính thường chân thật nên đã thôi thúc tâm con người mỗi khi nhìn thấy Ngài tu nhĩ căn tới mức thuyết diệu, chứng đạo viên thông, không có tiếng tăm nào ở thế gian là Ngài không nghe thấy. Vì vậy chúng sinh khi gặp tai nạn gì thì nhất tâm niệm danh hiệu Ngài liền được Ngài giải thoát cho.
Có nhiều Phật tử thắc mắc về vấn đề Bồ Tát Quán Thế Âm là nam hay nữ.
Về Bồ Tát Quán Thế Âm đa phần tôn tượng của Ngài được thờ phụng dưới dạng nữ thân. Vì trong tâm thức của mọi người mẹ hiền thường che chở và gia hộ cho chúng sinh nhất là trong những lúc nguy khốn. Kinh Bi Hoa dạy rằng: “về một đời quá khứ, Ngài Quán Thế Âm là một thái tử con của Vua Vô Tránh Niệm. Lúc bấy giờ có Đức Đa Bảo Như Lai ra đời giáo hoá chúng sinh, sau Vua và Thái Tử xuất gia, Vua Vô Tránh Niện thành Phật làm giáo chủ cõi cực lạc lấy hiệu là A Di Đà. Thái Tử công hạnh tgròn đủ, cũng sinh về cõi ấy thành Bồ Tát Quán Thế Âm. Ngài viện trợ hoá cho Phật A Di Đà tiếp dẫn chúng sinh về Tây phương cực lạc, Ngài còn phát bi nguyện cứu khổ cứu nạn cho tất cả chúng sinh nếu hô thành tâm niệm danh hiệu Ngài. Theo kinh Pháp Hoa phẩm Phổ Môn Phẩm Bồ Tát Quán Thế Âm có thần lực tại, có khả năng ứng hiện vô số thần để cứu độ chúng sinh. Ngài có thể hiện thân Phật, Duyên Giác, Thanh văn, phụ nữ, trời... để thực hành bản nguyện của mình. Như vậy không nhất thiết Ngài chỉ thị hiện thân nữ mà là vô số thân. Nhưng do niềm tịnh tín của các dân tộc vùng Đông Nam Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng thì hình ảnh người mẹ hiền thương chúng sinh như con đỏ, thường che trở ra hộ và tưới mát những tâm hồn khổ đau của Ngài rất được quần chúng nhân dân vì ngưỡng mộ tôn thờ vì vậy tượng của Ngài được thờ ở khắp nơi Đa phần là thân nữ. Tuy nhiên cũng có một số chùa thờ Ngài với hình tượng là thân Nam.
Ngoài ra Ta còn thấy thờ Ngài ở ngoài sân trước cổng chùa với ý nghĩa là một người mẹ luôn luôn dang tay đón chờ những đứa con lầm lạc khổ đau quay về. Mặt khác người Phật tử khi bước chân đến chùa nhìn thấy uy dung của Ngài trước sân chùa thì bao vất vả no toan của cuộc đời đều bị tuột lại ở ngoài cổng.
1.2.c- Bồ Tát Đại Thế Chí.
Đại Thế Chí có nghĩa là thế lực rất mạnh, rất lớn. Vị Bồ Tát này trước khi Ngài đắc đạo Ngài đã tu phép niệm Phật Tam Muội và chính Ngài đã nói rằng nay Ngài ở thế gian này để tiếp dẫn những người niệm Phật về Phật.
Ba pho tượng A Di Đà Quán Thế Âm Đại Thế Chí bao giờ cũng thờ một hàng và gọi Là tượng A Di Đà Tam Tôn.
1.3. Hoa Nghiêm Tam Thánh
Lớp thứ ba có ba pho tượng: Một là tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vị giáo chủ sáng lập đạo Phật, ngồi giữa một bên là tượng Đức Văn Thù sư lợi Bồ Tát, một bên là Đức Phổ Hiền Bồ Tát.
Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tạc đứng bên toà sen, hoặc cưỡi con Thanh Sư.
Đức Phổ Hiền cũng có khi tạc đứng trên toà sen, hoặc cưỡi con bạch tượng sư tử tượng trưng cho sức mạnh của trí tuệ mà Đức Văn Thù là biểu hiện cho sức mạnh của trí tuệ đó. Voi trắng tượng trưng cho chân lý trong sạch vững chắc và điều này được biểu hiện qua Ngài Phổ Hiền.
Ở tầng thứ ba này cũng có chùa thay hai pho tượng Bồ Tát bằng hai vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca. Đó là Ngài Ca Diếp và Ngài A Nan là hai vị đệ tử luôn luôn đi theo hầu Đức Phật.
Ngài Ca Diếp (Ẩn Quang) được Đức Phật trao truyền lại y bát và là vị tổ đầu tiên của Ấn Độ, Ngài chứng hạnh đầu đà đệ nhất. (khổ hạnh đệ nhất)
Ngài A Nan là người thị giả của Phật và là tổ thứ hai của Ấn Độ. Ngài là người đa văn đệ nhất.
1.4- Các cách bài trí khác nhau.
Bắt đầu từ lớp thứ tư trở thì các chùa có các cách bài trí có khác nhau
1.4.a- Toà Cửu Long.
Ở lớp thứ tư này thường các chùa thờ toà Cửa Long ở chính giữa. Toà Cửu Long tức là toà thờ tượng Đức Phật Thích Ca sơ sinh một tay chỉ lên trời một tay chỉ xuống đất, xung quanh có chín con rồng lượn trong đám mây, có các vị Bồ Tát và chư Thiên cử nhạc để cúng dàng Đức Phật dáng sinh.
Trong kinh nói là khi Đức Phật ra đời có chín rồng phun nước tắm cho Ngài và các Bồ Tát đến tán thán cúng dàng Ngài bèn đi bảy bước, một tay chỉ lên trời một tay chỉ xuống đất mà nói rằng “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”. Tôi có thể nói qua về câu nói này chúng ta thường hiểu câu nói này tức là ở “trên trời hay là ở dưới nhân gian thì chỉ có ta là cao quý nhất” nhưng với cách nghĩ như vậy là không đúng ở đây Đức Phật nói “Chữ ngã” ý là bản thân mình tức là chúng ta là tôn quý, chỉ có ta mới có thể đem lại hạnh phúc an vui cho ta, chứ không có cái gì đem lại an vui cho ta cả.
Hai bên toà Cửu Long thì có nơi thờ một bên là pho tượng Đế Thích (vua cõi trời Tam Thập Tam Thiên) và một pho tượng Đại Phạm Thiên Vương (chủ tể của vạn vật theo đạo Bà La Môn) hai vị thần này đều phát nguyện hộ trì Phật pháp nên được thờ ở chùa.
Lại có chùa thì thờ hai bên tào cửu long là hai pho tượng Bồ Tát. Một bên là Bồ Tát Di Lặc và một bên là Đức tuyết Xương.
Bồ Tát Di Lặc: Là vị Đại Bồ Tát sắp thành Phật và sẽ nối ngôi Đức Thích Ca Mâu Ni làm giáo Chủ cõi sa Bà này để giáo hoá chúng sinh. Tượng của Ngài bao giờ cũng được tạc hình một người béo mập ngồi toà sen, ngực để hở lúc nào cũng cười có vẻ yên vui lắm, cho nên gọi Ngài là (ông vô lo). Sở dĩ chúng ta tạc hình tượng của Ngài như vậy là ta tạc hoá thân của Ngài làm Bố Đại Hoà Thượng ở Trung Quốc. Sinh thời không ai biết Ngài là hoá thân của Phật Di Lặc. Mọi người chỉ biết một Bố Đại Hoà Thượng ăn mặc xuềnh xoàng, tay mang túi vải lúc nào cũng cười tươi, thường xuyên phân phát bánh kẹo và vui đùa với trẻ con Ngài hành đạo tuỳ duyên, hoan hỷ và tự tại. Trước khi Ngài viên tịch ngài đã để lại một bài kệ: “Di Lặc chân Di Lặc thiên bách ức hoá thân, thời thời thị thời nhân thời nhân thường phất thức” (nghĩa là: Di Lặc đúng thật là Di Lặc đây, hoá thân trăm Ngài ức thường chỉ dạy mọi người mà mọi người không biết được). Lúc đó người ta mới biết Ngài là hoá thân của Phật Di Lặc và họ đã tạc tượng Ngài với hình dáng như vậy. Chính vì vậy mà tượng Phật Di Lặc không giống với các vị Phật khác.
Đức Tuyết Sơn: Đây tức là hình tượng của Đức Phật Ca khi Ngài tu khổ hạnh 6 năm ở Núi Tuyết Sơn Ngài chỉ ăn mỗi ngài một hạt vừng nên thân thể của Ngài gầy còm chỉ còn da bọc sương.
Với hai pho tượng n ày với con mắt của người dân quê người ta cho là Đức Phật Di lặc béo cỏi trần thì họ gọi là “Ông nhịn mặc để ăn”, còn đức Phật tuyết Sơn gầy gò nhưng ăn mặc quần áo đầy đủ thì gọi là “ông nhịn ăn để mặc”.
1.4.b- Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Có nhiều ngôi chùa ta thấy ở tầng thứ tư có ba pho tượng một pho ngồi chính giữa mặc quần áo vua và đội mũ vua đó là Ngọc Hoàng Thượng Đế, và hai bên ta nhìn thấy hai pho tượng ăn mặc theo kiểu quan văn võ đó là Nam Tào Và Bắc Đẩu. Ba vị thần này thuộc về não giáo chứ không phải là thuộc về Phật giáo và ta cũng không thấy trong các kin h điển nói đến tên ba vị này ở chính điện là không đúng.
1.4.c- Tứ Thiên Vương.
Ta cũng có khi thấy chùa không thờ mà họ thờ bốn pho tượng tứ Thiên Vương là bốn vị thiên thần hộ trì Phật pháp ở bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Cũng có khi thay thế bằng bốn vị Bồ Tát (Ái, sinh, ngữ, Quyền) tạc hình dáng của vị thiên thần. Bồ tát Ái tay cầm cái tên, Bồ Tát Ngữ tay cầm cái lưỡi sách Bồ Tát tay cầm cái giầy, Quyền Bồ tát tay nắm lại và để vào ngực.
1.4.d- Quan Âm Diệu Thiện và Thị Kính
Ngoài các pho tượng ở chin hs giữa được thờ giữa các tầng khác nhau như đã nói ở trên thì ta còn thấy ở hai bên trong cùng và thờ thấp hơn là hai pho tượng Quan Âm. Một bên thò một vị có nhiều tay ngồi hay đứng ở trên toà sen có khi là sáu tay, mười hai hoặc 18 đó là Quan Âm Diệu Thiện (Công Chúa Ba). Và một bên có tạc hình một người đàn bà bế một tre nhỏ ấy là Tượng Quan Âm Tống Tử (Tức Quan Âm Thị Kính).
Cũng có chùa thờ Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền, hoặc Quan Âm Bồ Tát và Thế Trí Bồ Tát.
1.4.e- Hai Bên Chính Điện.
Nếu có chùa rộng thì ta thấy có bày thêm mười pho tượng Diêm Vương, ngồi ngai vàng (Thập điện diêm vương). Ấy là các vị ngồi sử tội cân phúc rất công minh kẻ ác không sao tránh khỏi tội, còn người hiền chắc chắn không khi nào bị sử oan.- Nhà bái đường.
Ta thường nhìn thấy các chùa đều có hai bên chính điện ở ngoài còn có một gian rộng hơn và hai bên có thờ các vị khác nữa ta gọi hai bên đó là nhà bái đường.
2.1.Tượng Hộ Pháp.
Bước vào chùa ta thường nhìn thấy hai bên chính điện có hai pho tượng to lớn tạc hình Quan võ, mặc áo giáp, đội mũ trụ, oai phong lẫm liệt hoặc đứng hoặc cưỡi con sấu. Đó là hai vị Hộ Pháp một là ông “khuyến thiện” (hay là khuyến khích làm thiện) và một ông là ông “Trừng phạt kẻ ác) tục gọi là “ông thiện” và “ông ác”.
Ông thiện với ông vẻ mặt hiền từ và được tạc với mặt trắng. Ông ác vẻ dữ tợn, tòng rất oai nghiêm kỳ thực, vị này không ác. Theo kinh điển nhà Phật, xưa Ngài là một ông vua công minh cương trực. Thủa ấy Phật pháp suy đồi kẻ tu hành đức kém lại còn dong dỡ, kiêu căng lên Ngài ra tay trừng trị rất ngắt, có khi Ngài còn chém giết. Ngài phát nguyện Bồ Tát hộ trì Phật pháp dù có phải tội báo luân hồi cũng cam chịu.
- Tượng Đức Ông.
Hai vị ngồi hai bên là già lam chân tể và bên cạnh đức hộ pháp (ông thiện) có ban thờ một pho tượng tạc hình một ông quan văn có khi tay cầm quyển sổ, tay cầm cái bút hình như để ghi chép và pho tượng đó là pho tượng Đức Ông, là vị thần giữa chùa, trông nom coi sóc giữ gìn tài sản, đất cát, hoa lợi của nhà chùa. Có khi gọi là Đức chúa hay thổ địa thần cũng giống như thổ công của tư gia chúng ta vậy.
Về sự tích của vị thần này, các kinh điển nói mỗi chỗ một khác. Có sách nói rằng đấy là Ngài Cấp Cô Độc, một vị trưởng giả giàu có thời Phật còn tại thế, Ngài là người cúng Tịnh Xá Kỳ Hoàn cho Đức Phật và chúng Tăng. Nhưng điều này cũng không thấy là chính xác, tôi nghĩ điều đó cũng không có gì là quan hệ vì ở thời Đức Phật có vị thần thánh hộ trì Phật pháp. Mỗi vị có một nguyện khác nhau để ủng hộ đạo Phật. Rất có thể hàng trăm hàng nghìn vị đã phát nguyện giống nhau thí dụ như là nguyện coi sóc tài sản đất cát, hoà lợi cho nhà chùa. Vậy rất có thể có nhiều Đức Ông danh hiệu khác nhau mỗi vị ở một chùa nhưng tựu chung đều giữ một nhiệm vụ như nhau.
2.3.Tượng Thánh Hiền
Đối diện với ban Đức Ông là ban Thánh Hiền với hình dáng một tay cầm chén nước và một tay ấn khuyết đầu đội mũ thất Phật đó chính là Ngài A Nan Đà vị đệ tử đa văn đệ nhất của Phật. Trong một lần nhập thiền quán Ngài đã quán chiếu thấy chúng sinh ở địa ngục khổ, đói khát bụng to như trống cổ nhỏ như kim. Và Ngài đã xin Phật để hàng ngày xin được xuất sinh cho chúng sinh dưới địa ngục được ăn vào các buổi chiều. Đó là lý do mà vào các buổi chiều mỗi ngày ở các chùa thường hay cúng thí thực cho các cô hồn thất lạc tại nơi đó.
- Nhà hành lang
3.1- Các vị A La Hán (A La Hán là gì) Thánh trong Đức Phật.
Những chùa rộng có nhà ngang gọi là hành lang ở đó có thờ các vị A La Hán các pho tượng La Hán ở các chùa không nhất định nhơng thường là nhiều (16 hay 18 vị). Theo quan niệm nhân gian thì xuất xứ của 18 vị A La Hán được diễn giảng dưới nhiều hành trạng khác nhau, có khi đó là tên cướp, nhân quy y Phật pháp Và trở thành đệ tử Phật, tích cực ủng hộ Phật pháp. một số tên đặc trưng.
3.2- Mặt Động
Ở một số chùa rộng ví dụ như ở chùa Thầy ở một bên rộng nhà bái đường có các hình tượng được tạc cảnh ở địa ngục, vua Diêm La tra hỏi phán quan bên cháp, vạc dầu, bàn chông, cột đồng cối say...
Thờ Phật và Bồ-tát là cốt tỏ lòng nhớ ơn, cung kính và học theo hạnh nguyện của các Ngài. Bởi vì chư Phật đã trải vô số kiếp cần khổ tu hành và đã biết bao nhiêu lần hy sinh thân mạng để mưu cầu sự an vui lợi ích cho chúng sinh. Chư Bồ-tát cũng thực hành theo hạnh nguyện của chư Phật, nhưng chưa được viên mãn. Cho nên, các Ngài đã phát đại nguyện lăn xả vào cuộc đời khổ đau ô trược này để cứu độ chúng sinh. Mỗi vị đều đầy đủ tất cả công hạnh như nhau, song tuy sở nhân tu hành từ vô lượng kiếp của mỗi vị mà có hiển bày ưu liệt khác nhau. Chúng ta họa, tạc, tô tượng các Ngài để thờ, là vì ngưỡng mộ hạnh nguyện cao cả của các Ngài và tỏ lòng tri ân, kính mến tâm vị tha không bờ bến của các Ngài.
Nhưng, gần đây có nhiều Phật tử thờ tượng Phật, Bồ-tát mà không đúng ý nghĩa nói trên. Họ thờ Phật, Bồ-tát với tính cách nhờ sự có mặt của các Ngài ở trong nhà để bọn ma quỷ tinh quái sợ oai không dám đến phá phách. Hoặc họ thờ Phật, Bồ-tát để nhờ sự ban ân cho gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt. Hoặc họ thờ theo cổ lệ ông bà để lại, mà không biết ý nghĩa gì. Do đó, Phật, Bồ-tát đã mất tư cách bậc thầy sáng suốt của người dẫn đường chúng sinh, mà trở thành vị thần linh có đủ uy thế ban phúc giáng họa.
Mong rằng với bài viết này nó sẽ đóng góp được một chút thiển cận nhỏ nhoi để khiến cho tín đồ Phật tử có thể nhận định được rõ ràng thêm ý nghĩa sự thờ phụng và các thức bài trí tượng Phật và Bồ Tát. Và em cũng mong rằng với tập luận này có thể góp được một chút gì đó trong công cuộc xiển dương chánh pháp.
Thích Giác Ân