(3.9.2019), Đoàn công tác GHPGVN khảo sát chùa Việt Nam tại Lào: PHẬT TỬ CHÙA BỒ ĐỀ KHAO KHÁT ĐƯỢC THỈNH SƯ
(Web VHPG) - Ngày 3/9/2019, tại chùa Bồ Đề, thị trấn Tà Khẹt, tỉnh Khăm Muộn, TT Thích Thọ Lạc - UV Thư ký HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban Văn hoá TƯ GHPGVN, Trưởng đoàn công tác đã cùng Chư tôn giáo phẩm thành viên: HT Thích Thanh Giác - UVHĐTS GHPGVN, Phó Trưởng Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN; HT Thích Bửu Chánh - UV HĐTS GHPGVN, Phó TBTT Ban VHTW GHPGVN; TT Thích Minh Quang - UV HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban Điều phối PGVN tại Lào; ĐĐ Thích Minh Đăng - Chánh Thư ký Ban VHTWGHPGVN; Sư cô Thích Giác Ân - Phó Chánh VP Ban VHTW GHPGVN, PGS.TS Chu Văn Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm KHXHVN cùng các nhà nghiên cứu KHXHVN đã đến thăm, làm việc khu chùa Bồ Đề. Tham gia đoàn công tác của GHPGVN còn có ông Bùi Trí Mạnh - Tham Tán ĐSQVN tại Lào, ông Nguyễn Phúc Nguyên - Ban Tôn giáo Chính phủ; và các đại .diện Hội Người Việt tại Lào, đại diện các cơ quan chức năng, Hội Cựu chiến binh Quân tình nguyện bộ đội VN tại Lào; ông Dương Đình Bảng, đại diện các doanh nghiệp tại Lào và các đoàn thể, đại diện các phật tử...
Về phía bạn Lào có đại diện của chính quyền tinh Khăm Muộn, thượng toạ Bounthai chanthaphaisith - Trưởng ban trị sự IMPG Lào tỉnh Khăm Muộn.
Phát biểu tại cuộc gặp, TT Thích Thọ Lạc đã nhấn mạnh: “Hoằng dương Phật pháp, lợi ích quần sinh giúp đỡ cộng đồng dân cư đang sinh sống tại 3 nước Lào, Việt Nam, Cămpuchia là mục tiêu đã được thống nhất, các nước cam kết giúp các tăng ni, phật tử những quốc gia này có cuộc sống an lạc, hoà bình. Sự cam kết của Phật giáo ba nước đông Dương cứ hai năm một lần, luân phiên được tổ chức tại ba quốc gia nêu trên. Sau ký kết thượng tầng, GHPGVN đã chỉ đạo cho các ban thành viên cùng các bạn ở các nước triển khai thực hiện. Để tạo điều kiện thực hiện các cam kết, đoàn công tác được phép đến 5 địa phương của nước Lào để thăm, khảo sát các ngôi chùa VN tại nước Lào, hiểu sinh hoạt đời sống của phật tử VN tại các địa phương. Mục đích của chuyến đi là đoàn công tác thăm, hiểu biết tập quán, văn hoá, sinh hoạt của các phật tử kiều bào đang sinh sống, làm việc tại nước ngoài.
Mong muốn của đoàn công tác qua chuyến đi là giao lưu, học hỏi; Muốn thăm các ngôi chùa VN, thăm chư tôn Đức tăng ni, thăm các phật tử VN tại các ngôi chùa VN tại Lào; Đặc biệt, đoàn công tác mong muốn tìm hiểu lịch sử các ngôi chùa VIệt, muốn lắng nghe trong quá trình xây dựng và phát triển, các sư trụ trì và các phật tử cho biết những thuận lợi, những điều cần kiến nghị đến GHPGVN. Đây là cơ hội mà đoàn công tác muốn lắng nghe, hiểu biết và cũng là cơ hội để chư tôn Đức tăng ni, các phật tử đề đạt để đoàn công tác trình báo cáo Thường trực HĐTS GHPGVN.
Sau khi làm việc tại chùa Bồ Đề, đoàn công tác có chương trình làm việc với GHPG tỉnh Khăm Muộn. Điều gì liên quan đến Chính phủ VN, quý vị có thể đề đạt, trình bày với vị đại diện của Chính phủ VN về tôn giáo tham gia đoàn công tác, Đây là cơ hội để quý vị giãi bày nguyện vọng của chính mình và địa phương, Đây là lý do chính của chuyến công tác. Viện Nghiên cứu tôn giáo (NCTG) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học VN sẽ cùng kết hợp với Viện NCTG thuộc Viện Hàn lâm KH của Lào rất cần những tư liệu quý, những vấn đề, những ý kiến của quý vị từ cuộc gặp gỡ này để chuẩn bị cho cuộc hội thảo sắp tới”.
Đoàn công tác đã lắng nghe bà Nguyễn Thị Huyền - đại diện phật tử chùa Bồ Đề cho biết ngôi chùa này có từ năm 1939; Hội Người Việt ở Khăm Muộn có 2.570 người. Có khoảng 200 phật tử sinh hoạt thường xuyên. Chùa chưa có sư trụ trì, mà do gần 200 phật tử là người Việt theo Phật thường đến sinh hoạt tại chùa Bồ Đề. HT Thích Bửu Chánh đã trò chuyện thân tình với các đại biểu, phật tử có mặt tại chùa. Nguyện vọng của bà con là được thỉnh chư tăng ni về trụ trì, để được tu tập, học chánh pháp. Đất chùa khá rộng. Trong khuôn viên của chùa có ngôi trường tiểu học Thống Nhất do Hội Người Việt tỉnh Khăm Muộn sáng lập với hơn 300 học sinh là con của bà con các tộc Lào, và của bà con người Việt đang làm ăn sinh sống tại nơi đây. Có 50% học trò là con người Việt; Trong 24 giáo viên của trường, có 1/3 số giáo viên từ VN qua tham gia dạy tiếng Việt cho con em người Việt.
Lắng nghe nguyện vọng của bà con phật tử địa phương và Ban Hộ tự chùa Bồ Đề, TT Thích Minh Quang - Trưởng Ban Điều phối PGVN tại Lào cho hay: “Mục đích của đoàn công tác là chúng ta muốn kết nối 13 ngôi chùa VN trên đất Lào thành một tổ chức sinh hoạt theo tinh thần nghi lễ thống nhất, giữ gìn bản sắc truyền thống của PGVN đồng hành cùng hoạt động của PG Lào. Đoàn công tác sẽ kiến nghị xin với TƯGHPGVN công cử các vị sư do bà con phật tử địa phương tiến cử, thỉnh mời. Đã có TƯGHPGVN, đã có Ban Điều phối PGVN tại Lào thì chúng ta có đủ điều kiện để đề đạt nguyện vọng thỉnh Sư và tổ chức các sự kiện Phật giáo, khi các cơ sở chùa có Sư trụ trì, chúng ta cần phải sinh hoạt duy trì chánh pháp”.
Đại diện cho chính quyền tỉnh Khăm Muộn, ông bày tỏ: Cũng như ông Chủ tịch đã báo cáo, chùa Bồ Đề là chùa cổ, có từ lâu. Chính quyền tỉnh rất quan tâm đến các hoạt động ỏ đây. Ngài Vụ phó thuộc Cục Cục Dân tộc, PG, Mặt trận Lào Ichssala phát biểu: (Vụ phó vụ dân tộc nội vụ Lào): Đây là cơ hội hiếm có, rất tốt. Hoạt động PG ở Lào theo 3 nguyên tắc: khoa học, sinh hoạt cộng động, Ông hy vọng GHPGVN tạo điều kiện để mọi hoạt động được tốt hơn.TTTB - Trưởng Đoàn công tác kết luận: Chùa Bồ Đề có tuổi lâu hơn cả chùa Bàng Long 3 năm. HT Thích Thanh Quán là đệ tử của Đức Pháp chủ Thích Đức Nhuận, là sư huynh của TTTB. Chùa này có từ năm 1939 (trước chùa Bàng Long ở Vientiane 3 năm). Được biết, tư liệu về chùa có một vị đạo hữu cất giữ rất kỹ, hiện chưa tìm thấy. TTTB hy vọng quý đạo hữu sớm tìm thấy giao cho TT Thích Minh Quang được biết để phục vụ hội thảo sắp tới. Trong 13 ngôi chùa ở Lào, chỉ còn chùa Bồ Đề ở đây và chùa Bảo Quang (Pát Xế) chưa có trụ trì thì bà con đề đạt đến TT Thích Minh Quang báo cáo các cấp tìm sư cho chùa, cho dân.
Đoàn đã đến dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh vào dịp lễ giỗ Người tại đền thờ Bác Hồ thuộc tỉnh Khăm Muộn, trong chiều 3.9.
Buổi tối cùng ngày, đoàn công tác đã đến thị trấn Sênno, thăm chùa Pháp Hoa. Nhà sư Thích Thiện Đức - trụ trì chùa Pháp Hoa, cùng các đại biểu đại diện huyện Sen no, bà con Việt kiều là phật tử chùa Pháp Hoa và khu vực huyện Senno đã có mặt tại buổi gặp. TT Trưởng đoàn công tác đã nói rõ: “Mục đích của chuyến đi là đến thăm đất nước, con người và hoạt động Phật giáo tại nước Lào, đặc biệt, đoàn muốn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhà sư trụ trì và bà con phật tử nơi đây để GHPGVN có những định hướng đúng cho hoạt động PG cppủa địa phương, và phục vụ cho cuộc hội thảo vào tháng 10 tới”.
ĐĐ Thích Thiện Đức, trụ trì Chùa Pháp Hoa cho hay: Thời Pháp thuộc, chùa có tên là Hoa Nghiêm, sau này, năm 1986, chùa chuyển đến địa điểm mới này, mang tên chùa Pháp Hoa. Nhiều đời, chư tôn Đức nhiều vị đến ngôi chùa này, nhưng không có vị sư nào ở quá 6 tháng. Năm 2001, sư Thiện Đức đến Senno, một bên là thờ Phật, một bên thờ thần. Sư Thiện Đức đã quyết định ở lại chùa, qua 18 năm ở thị trấn Sênô, có khoảng 70 hộ dân Việt kiều sinh sống. Sư Thiện Đức đã độ cho 4 vị Việt kiều xuất gia, một vị học tại HVPG Huế. 2 vị đang làm việc tại Ban Nghi lễ GHPGVN, và một vị sư học xong mới trở về chùa. Dẫu ở 18 năm ở đất Lào, nhưng sư không có giấy tờ gì được công nhận tư cách pháp nhân, nên cứ sau gần một tháng, sư phải qua Thailand đóng dấu vào hộ chiếu để có visa ở lại chùa. Hiện tại, nhà chùa thường xuyên có khoảng 30 phật tử đến chùa lễ Phật. Hàng năm, chùa vẫn tổ chức 3 lễ lớn: thượng nguyên, Phật đản, Vu lan. Các lễ hằng thuận, cầu siêu, cầu an thì vẫn làm theo yêu cầu của phật tử khu vực này.
TT Thích Minh Quang trăn trở: “ sau năm 1975 đến nay, người Việt sinh sống tại Lào có 13 ngôi chùa, tự viện, tuy nhiên vẫn chưa có bất cứ điều kiện gì để hoạt động chính thống. Mặc dù, Ban Điều phối PGVN đã được quyết định thành lập năm vừa rồi, nhưng vẫn chưa có con dấu, chưa chính thức được hoạt động. Mới đây, TƯGHPG Lào đã thành lập Ban Quốc tế PG, chúng ta tin tưởng sự kết nối 13 ngôi chùa, tự viện tại Lào sẽ đi vào hoạt động, sẽ giải quyết các vướng mắc, trăn trở của chư vị tăng ni, và phật tử Việt kiều, cùng người dân địa phương. Tới đây, cần thiết phải có các thủ tục công nhận định cư lâu dài cho các nhà sư trụ trì để xiểng dương Phật pháp. Ông Phó CT Mặt trận đại diện cho chính quyền địa phương, đã có lời chào mừng đoàn; Ngài Phó Ban Trị sự GHPG huyện Sênô cũng có ý kiến phối hợp với chùa Pháp Hoa trong các hoạt động phật sự.