Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động Phật sự năm 2024
TP.HCM - Sáng ngày 06/01/2025, tại Văn phòng Thường trú phía Nam - Chùa Pháp Hoa (quận 3, TP.HCM) Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN đã tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động Phật sự năm 2024, Triển khai phương hướng hoạt động Phật sự năm 2025 của Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Triển khai dự thảo chương trình Vesak 2025.
Chứng minh buổi lễ có sự hiện diện của nhị vị Trưởng lão Hoà Thượng: Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Pháp và Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – đồng Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN; Hòa thượng Thích Thọ Lạc – Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN; Thượng tọa Thích Phước Nghiêm – Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó Chánh Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN; Chư Tôn đức Hội đồng Trị sự; chư Tôn đức Phó ban Văn hóa Trung ương; chư Tôn đức BVH các tỉnh thành cùng các thành viên Ban Văn hóa Trung ương đồng tham dự.
Đại diện chính quyền có sự tham dự của đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ, đại diện Cục An ninh nội địa - Bộ Công an, cùng đại diện lãnh đạo chính quyền, các ban ngành; cùng các học giả, nhà nghiên cứu, các nhân sĩ trí thức và quý cư sĩ Phật tử tham dự.
Phát biểu khai mạc, Hòa thượng Thích Thọ Lạc cung đón chư Tôn đức giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, lãnh đạo Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhiệt liệt chào mừng Chư vị Đại biểu khách quý đại diện cho các cơ quan ban ngành của Trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh; Ban Tổ chức hân hoan chào đón Chư Tôn đức Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử, nhân sĩ trí thức thành viên Ban Văn hóa Trung ương và các Phân ban trực thuộc; Ban Văn hóa Phật giáo các tỉnh thành trong cả nước. Hoà thượng cũng điểm lại đôi nét về quá trình hoạt động và nhấn mạnh, năm 2024, dù xã hội có nhiều biến động, nhưng với tinh thần “Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến,” không chao đảo trước các nghịch duyên, thử thách. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của Trung ương Giáo hội, các cấp chính quyền Nhà nước và sự chung lòng của các thành viên nên các hoạt động Phật sự của ban đã đạt được những thành tựu nhất định. Hoà thượng cũng hy vọng những kết quả tuyệt vời đó là nền tảng, động lực để mọi người cùng nhau hoàn thành các nhiệm vụ tiếp theo mà Giáo hội đã giao phó, góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng và phát huy mô hình văn hóa Phật giáo trong lòng dân tộc và bạn bè thế giới trong thời đại phát triển ngày nay.
Các đại biểu tham dự hội nghị cũng được xem video trình chiếu báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 2024 của Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN. Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm mà Ban Văn hóa đã thực hiện là triển khai 4 đề án: (1) Sắc phục Phật giáo, (2) Kiến trúc Phật giáo, (3) Ngôn ngữ Phật giáo, (4) Di sản Phật giáo.Để thực hiện điều này, Ban Văn hóa Trung ương đã tích cực triển khai các công việc như: xây dựng kế hoạch thực hiện, phối hợp chặt chẽ với Ban Nghi lễ Trung ương, các ban, viện, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố, các hệ phái Phật giáo trực thuộc GHPGVN, các đơn vị, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý tổ chức thực hiện đề án hiệu quả:
1. Phối hợp với Ban Trị sự tỉnh Nghệ An tổ chức công diễn ra mắt những ca khúc và nhạc phẩm Phật giáo Việt Nam tại Chùa Đại Tuệ, trong dịp lễ hội Khai bút đầu xuân năm Giáp Thìn vào ngày 14/02 (mồng 5 Tết). Qua đó, đề cao tầm quan trọng của sự học, ý nghĩa sâu xa của Lễ Khai bút cầu trí tuệ đầu Xuân, thể hiện tinh thần hiếu học, cầu trí tuệ, cầu tài của dân tộc. Tại Lễ hội các ca khúc, nhạc phẩm Phật giáo do các nghệ sĩ, ca sĩ 03 miền trình bày đã đưa giáo lý Phật đà đến gần quần chúng hơn, thẩm thấu lời Phật dạy vào đời sống nhân sinh.
2.Tổ chức Đoàn hành hương về miền đất Phật Ấn Độ, Nepal; Tham dự Lễ an vị Tượng Đức đệ nhất Pháp chủ ở Chùa An Việt Nam Phật Quốc Tự tại Nepal; Đồng thời khảo sát đề xuất đặt trụ kinh chuyển pháp luân tại Phật tích với Ban trụ trì Tháp Đại Giác và Tổng Thư ký Ban Quản trị Phật tích Buddha Gaya; đại diện Hiệp hội Maha Bodhi thảo luận về dự án xây dựng trụ kinh Chuyển Pháp luân và biểu tượng kiến trúc Phật giáo Việt Nam tại vườn Lộc Uyển. Đại diện Hiệp hội Maha Bodhi sẽ dốc lòng giúp sức để triển khai dự án này tại quần thể vườn Lộc Uyển trong thời gian sớm nhất. Đảm bảo tính kế thừa của hình tượng cũng như ý nghĩa lịch sử của các chi tiết trên trụ kinh và biểu tượng kiến trúc, công trình như cột mốc đánh dấu hợp tác giữa Phật giáo 2 nước, cũng như thể hiện lòng tôn kính, tri ân Đức Thế Tôn.
3.Ra mắt các tác phẩm văn hóa và âm nhạc Phật giáo Việt Nam vào ngày 20/4/2024 tại Văn phòng thường trú phía Bắc. Sơ kết 06 tháng đầu năm và phương hướng hoạt động Phật sự 06 tháng cuối năm năm 2024; Phát động cuộc vận động sáng tác nghệ thuật sáng đạo trong đời với chủ đề “Nhận thức Phật giáo qua nghệ thuật: Âm nhạc – Biểu tượng – Thơ đối” vào ngày 10/7/2024 tại Văn phòng thường trú phía Nam.
4. Phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak 2024 tại Chùa Yên Phú – Thanh Trì - Hà Nội; nhằm giao lưu văn hóa giữa hai nước, thắt chặt mối quan hệ đoàn kết giũa hai Quốc gia, đồng thời góp phần thực hiện tốt chính sách ngoại giao nhân dân của Đảng, Nhà nước ta.
5. Tiếp tục thực hiện ký kết 4 đề án: Pháp phục, Ngôn ngữ, Kiến Trúc, Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội; Viện Trần Nhân Tông; các tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ, 5 tỉnh Tây nguyên; Khảo sát địa điểm xây dựng Trung tâm Phật giáo tại Tây Nguyên trong Khu du lịch Măng Đen và phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng tổ chức toạ đàm và phát động sáng tác nghệ thuật Phật giáo.
6. Tổ chức thẩm định đề cương Kiến trúc Phật giáo Việt nam - thống nhất trong đa dạng. Quy tụ nhân sĩ trí thức, cơ quan chức năng tham gia ý kiến đóng góp thiết thực cho đề án Định hướng Kiến trúc Phật giáo Việt nam - Thống nhất trong đa dạng.
7. Tổ chức phát động sáng tác nghệ thuật: “Nhận thức Phật giáo qua văn hóa nghệ thuật”, triển khai tổ chức trại sáng tác khu vực phía Bắc tại Non thiêng Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh; Tổ chức thành công vang dội chương trình biểu diễn nghệ thuật: “Âm nhạc Phật giáo Việt Nam”, diễn ra vào ngày 07/6/2024 tại Nhà Hát lớn Hà Nội, ngày 15/06/2024 tại Nhà Hát Trưng Vương – Đà Nẵng và ngày 12 tháng 7 năm 2025 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, đã đong đầy nhiều ý nghĩa và cảm xúc sâu sắc trong lòng công chúng.
8. Kết hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh tỉnh Bạc Liêu tọa đàm, trao đổi với các cấp chính quyền lãnh đạo ban ngành tỉnh, thành phố Bạc Liêu về việc xin cấp phép đất, quy hoạch sơ bộ mặt bằng tổng thể các hạng mục công trình nằm trong Đề án "Quy hoạch xây dựng Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam tại Tây Nam Bộ".
9.Nâng cấp công nghệ phần mềm; Xử lý thông tin chính xác và kịp thời, tác nghiệp chuyên môn tại các diễn đàn, sự kiện, Hội nghị,.. đưa tin tức đến công chúng nhanh nhất như trang vanhoaphatgiaovietnam.net, phatgiaodoisong.vn.
Ban Văn hoá Trung ương cũng đã triển khai dự thảo chương trình Vesak 2025 và các hoạt động Văn hoá hướng đến Đại lễ Vesak 2025:
1. Phối hợp cùng Ban Nghi lễ Phật giáo Trung ương đã có buổi làm việc, khảo sát địa điểm bố trí lễ đài chính, lễ đài phụ, không gian tổ chức triển lãm, hội chợ và các công trình chào mừng Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM.
2. Triển lãm mang tên 'Sáng đạo trong đời" lan toả giá trị văn hoá Phật giáo đưa công chúng tiếp cận gần hơn với tinh thần Phật giáo mà còn tạo điều kiện để các hoạ sĩ thể hiện tài năng và sự sáng tạo của mình. Không chỉ được chiêm ngưỡng nghệ thuật mà còn cảm nhận sâu sắc hơn về dòng lịch sử và tinh thần Phật giáo. Triển lãm quy tụ 51 tác phẩm độc đáo của 12 họa sĩ tài năng, đến từ khắp mọi miền đất nước. Đó là những cái tên nổi bật trong giới hội hoạ như: Trịnh Sinh Nha, Lê Bá Cầu...
3. Tổ chức vở diễn "Thiền sư Tông Diễn" nhằm ôn lại chân dung đạo hạnh của vị Thiền sư danh Tăng đã góp lớn phần cho sự hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam vào thế kỷ XVII-XVIII tại Sân khấu Nhà hát lớn Hà Nội và nhà hát Trần Hữu Trang, Tp Hồ Chí Minh.
4. Tham gia cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam, với hơn 40 tác phẩm gửi về tham dự, Ban Giám khảo đã bình chọn giải nhất cuộc thi thuộc về tác phẩm của KTS. Minh Quang – Phó Trưởng Ban Văn hóa Trung ương.
Về phương diện Từ thiện xã hội: Khảo sát, kêu gọi đầu tư tài trợ xây dựng trường mầm non Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Bàn giao điểm trường Phổ thông Dân tộc Bán trú tiểu học 2 xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, giúp đỡ các cháu học sinh ở vùng sâu, vùng xa còn đang gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao cũng như ủng hộ đồng bào khắc phục thiên tai bão lũ.
2.Tổ chức Đoàn hành hương về miền đất Phật Ấn Độ, Nepal; Tham dự Lễ an vị Tượng Đức đệ nhất Pháp chủ ở Chùa An Việt Nam Phật Quốc Tự tại Nepal; Đồng thời khảo sát đề xuất đặt trụ kinh chuyển pháp luân tại Phật tích với Ban trụ trì Tháp Đại Giác và Tổng Thư ký Ban Quản trị Phật tích Buddha Gaya; đại diện Hiệp hội Maha Bodhi thảo luận về dự án xây dựng trụ kinh Chuyển Pháp luân và biểu tượng kiến trúc Phật giáo Việt Nam tại vườn Lộc Uyển. Đại diện Hiệp hội Maha Bodhi sẽ dốc lòng giúp sức để triển khai dự án này tại quần thể vườn Lộc Uyển trong thời gian sớm nhất. Đảm bảo tính kế thừa của hình tượng cũng như ý nghĩa lịch sử của các chi tiết trên trụ kinh và biểu tượng kiến trúc, công trình như cột mốc đánh dấu hợp tác giữa Phật giáo 2 nước, cũng như thể hiện lòng tôn kính, tri ân Đức Thế Tôn.
3.Ra mắt các tác phẩm văn hóa và âm nhạc Phật giáo Việt Nam vào ngày 20/4/2024 tại Văn phòng thường trú phía Bắc. Sơ kết 06 tháng đầu năm và phương hướng hoạt động Phật sự 06 tháng cuối năm năm 2024; Phát động cuộc vận động sáng tác nghệ thuật sáng đạo trong đời với chủ đề “Nhận thức Phật giáo qua nghệ thuật: Âm nhạc – Biểu tượng – Thơ đối” vào ngày 10/7/2024 tại Văn phòng thường trú phía Nam.
4. Phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak 2024 tại Chùa Yên Phú – Thanh Trì - Hà Nội; nhằm giao lưu văn hóa giữa hai nước, thắt chặt mối quan hệ đoàn kết giũa hai Quốc gia, đồng thời góp phần thực hiện tốt chính sách ngoại giao nhân dân của Đảng, Nhà nước ta.
5. Tiếp tục thực hiện ký kết 4 đề án: Pháp phục, Ngôn ngữ, Kiến Trúc, Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội; Viện Trần Nhân Tông; các tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ, 5 tỉnh Tây nguyên; Khảo sát địa điểm xây dựng Trung tâm Phật giáo tại Tây Nguyên trong Khu du lịch Măng Đen và phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng tổ chức toạ đàm và phát động sáng tác nghệ thuật Phật giáo.
6. Tổ chức thẩm định đề cương Kiến trúc Phật giáo Việt nam - thống nhất trong đa dạng. Quy tụ nhân sĩ trí thức, cơ quan chức năng tham gia ý kiến đóng góp thiết thực cho đề án Định hướng Kiến trúc Phật giáo Việt nam - Thống nhất trong đa dạng.
7. Tổ chức phát động sáng tác nghệ thuật: “Nhận thức Phật giáo qua văn hóa nghệ thuật”, triển khai tổ chức trại sáng tác khu vực phía Bắc tại Non thiêng Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh; Tổ chức thành công vang dội chương trình biểu diễn nghệ thuật: “Âm nhạc Phật giáo Việt Nam”, diễn ra vào ngày 07/6/2024 tại Nhà Hát lớn Hà Nội, ngày 15/06/2024 tại Nhà Hát Trưng Vương – Đà Nẵng và ngày 12 tháng 7 năm 2025 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, đã đong đầy nhiều ý nghĩa và cảm xúc sâu sắc trong lòng công chúng.
8. Kết hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh tỉnh Bạc Liêu tọa đàm, trao đổi với các cấp chính quyền lãnh đạo ban ngành tỉnh, thành phố Bạc Liêu về việc xin cấp phép đất, quy hoạch sơ bộ mặt bằng tổng thể các hạng mục công trình nằm trong Đề án "Quy hoạch xây dựng Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam tại Tây Nam Bộ".
9.Nâng cấp công nghệ phần mềm; Xử lý thông tin chính xác và kịp thời, tác nghiệp chuyên môn tại các diễn đàn, sự kiện, Hội nghị,.. đưa tin tức đến công chúng nhanh nhất như trang vanhoaphatgiaovietnam.net, phatgiaodoisong.vn.
Ban Văn hoá Trung ương cũng đã triển khai dự thảo chương trình Vesak 2025 và các hoạt động Văn hoá hướng đến Đại lễ Vesak 2025:
1. Phối hợp cùng Ban Nghi lễ Phật giáo Trung ương đã có buổi làm việc, khảo sát địa điểm bố trí lễ đài chính, lễ đài phụ, không gian tổ chức triển lãm, hội chợ và các công trình chào mừng Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM.
2. Triển lãm mang tên 'Sáng đạo trong đời" lan toả giá trị văn hoá Phật giáo đưa công chúng tiếp cận gần hơn với tinh thần Phật giáo mà còn tạo điều kiện để các hoạ sĩ thể hiện tài năng và sự sáng tạo của mình. Không chỉ được chiêm ngưỡng nghệ thuật mà còn cảm nhận sâu sắc hơn về dòng lịch sử và tinh thần Phật giáo. Triển lãm quy tụ 51 tác phẩm độc đáo của 12 họa sĩ tài năng, đến từ khắp mọi miền đất nước. Đó là những cái tên nổi bật trong giới hội hoạ như: Trịnh Sinh Nha, Lê Bá Cầu...
3. Tổ chức vở diễn "Thiền sư Tông Diễn" nhằm ôn lại chân dung đạo hạnh của vị Thiền sư danh Tăng đã góp lớn phần cho sự hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam vào thế kỷ XVII-XVIII tại Sân khấu Nhà hát lớn Hà Nội và nhà hát Trần Hữu Trang, Tp Hồ Chí Minh.
4. Tham gia cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam, với hơn 40 tác phẩm gửi về tham dự, Ban Giám khảo đã bình chọn giải nhất cuộc thi thuộc về tác phẩm của KTS. Minh Quang – Phó Trưởng Ban Văn hóa Trung ương.
Về phương diện Từ thiện xã hội: Khảo sát, kêu gọi đầu tư tài trợ xây dựng trường mầm non Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Bàn giao điểm trường Phổ thông Dân tộc Bán trú tiểu học 2 xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, giúp đỡ các cháu học sinh ở vùng sâu, vùng xa còn đang gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao cũng như ủng hộ đồng bào khắc phục thiên tai bão lũ.
Thượng tọa Thích Minh Tiến, Phó ban Ban Văn hoá Trung ương trình bày phương hướng hoạt động năm 2025 của Ban Văn hóa Trung ương, trọng tâm:
- Tiếp tục phối hợp với các Ban, Viện Trung ương và Ban Trị sự các tỉnh thành và các tổ chức xã hội ký kết, lan toả kết quả nghiên cứu của các đề án Ngôn ngữ, Pháp phục, Trụ kinh Chuyển Pháp Luân, Biểu tượng kiến trúc chung đã được Hội đồng Trị sự đã phê chuẩn và triển khai xây dựng bộ quy chuẩn về Kiến trúc và Di sản trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng tại các tỉnh/thành, 4 Học viện Phật giáo, tự viện của các hệ phái và tiếp tục thúc đẩy xin phép xây dựng trụ kinh tại Vườn Nai - Ấn Độ.
- Phối hợp với Viện Trần Nhân Tông và Đài truyền hình VTV2 biên tập cuốn sách và thước phim song ngữ Việt – Anh về 80 bảo vật quốc gia của Phật giáo Việt Nam làm quà tặng dịp Đại lễ Vesak 2025; Đồng thời, phối hợp với các nghệ nhân chế tác 80 bảo vật này để triển lãm trong dịp đại lễ Vesak năm 2025.
- Tăng cường nâng cấp và ứng dụng công nghệ điện tử trong công tác thông tin và hội họp, nhằm phát huy hiệu quả công tác truyền thông về những giá trị văn hoá Phật giáo Việt đến với quảng đại quần chúng và công tác điều hành Phật sự, duy trì chế độ hội họp, thông tin liên lạc và công tác Phật sự chuyên đề.
- Tiếp tục phối hợp với các Ban, Viện Trung ương và Ban Trị sự các tỉnh thành và các tổ chức xã hội ký kết, lan toả kết quả nghiên cứu của các đề án Ngôn ngữ, Pháp phục, Trụ kinh Chuyển Pháp Luân, Biểu tượng kiến trúc chung đã được Hội đồng Trị sự đã phê chuẩn và triển khai xây dựng bộ quy chuẩn về Kiến trúc và Di sản trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng tại các tỉnh/thành, 4 Học viện Phật giáo, tự viện của các hệ phái và tiếp tục thúc đẩy xin phép xây dựng trụ kinh tại Vườn Nai - Ấn Độ.
- Phối hợp với Viện Trần Nhân Tông và Đài truyền hình VTV2 biên tập cuốn sách và thước phim song ngữ Việt – Anh về 80 bảo vật quốc gia của Phật giáo Việt Nam làm quà tặng dịp Đại lễ Vesak 2025; Đồng thời, phối hợp với các nghệ nhân chế tác 80 bảo vật này để triển lãm trong dịp đại lễ Vesak năm 2025.
- Tiếp tục phối hợp với Ban trị sự Phật giáo các tỉnh/thành và các tổ chức xã hội, các văn nghệ sĩ tổ chức sưu tầm và sáng tác các biểu tượng, ca khúc, thơ đối với chủ đề: “Nhận thức Phật giáo qua nghệ thuật” và chủ đề Vesak 2025: “Đoàn kết và Bao dung vì nhân phẩm con người và Tuệ giác Phật giáo vì hoà bình thế giới và phát triển bền vững”.
- Phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh/thành tổ chức khảo sát, nghiên cứu, sưu tầm những di sản có giá trị; Đồng thời, tham mưu xây dựng phương hướng để bảo tồn và phát huy những giá trị di sản của Phật giáo Việt Nam.
- Phối hợp với Trung tâm truyền hình Việt Nam khu vực Miền trung - Tây nguyên (VTV8) số hoá 3D - 100 ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam, nhằm bảo tồn, phát huy và giới thiệu giá trị đặc trưng về kiến trúc và di sản văn hoá Phật giáo Việt Nam đến cộng đồng trong và ngoài nước.- Phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh/thành tổ chức khảo sát, nghiên cứu, sưu tầm những di sản có giá trị; Đồng thời, tham mưu xây dựng phương hướng để bảo tồn và phát huy những giá trị di sản của Phật giáo Việt Nam.
- Tăng cường nâng cấp và ứng dụng công nghệ điện tử trong công tác thông tin và hội họp, nhằm phát huy hiệu quả công tác truyền thông về những giá trị văn hoá Phật giáo Việt đến với quảng đại quần chúng và công tác điều hành Phật sự, duy trì chế độ hội họp, thông tin liên lạc và công tác Phật sự chuyên đề.
Để tán dương những thành tựu mà Ban Văn hóa đã đạt được,Thượng tọa Thích Phước Nghiêm, thay mặt Trung ương Giáo hội, đã thông qua các quyết định và điều hành lễ trao bằng Tuyên dương công đức để ghi góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của GHPGVN, cũng như bảo tồn, giữ gìn và phát huy văn hoá Phật giáo Việt Nam.
Ban đạo từ tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu chúc mừng thành tựu của Ban Văn hóa Trung ương trong năm qua, đồng thời định hướng cho hoạt động của Ban trong năm 2025. Hòa thượng nhấn mạnh tinh thần đồng lòng, đoàn kết và sự đóng góp tích cực của toàn thể thành viên để tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, sự kiện trọng đại của Phật giáo Việt Nam và đất nước.
Hội nghị tổng kết công tác Phật sự năm 2025 của Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN kết thúc sau lời phát biểu của Hòa thượng Thích Hải Ấn, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó trưởng ban Ban Văn hóa Trung ương.
Kế hoạch tổ chức các chương trình văn hóa Phật giáo chào mừng Đại lễ Vesak 2025 bao gồm các mục tiêu chính và yêu cầu thực hiện các hoạt động văn hóa hướng đến việc tuyên truyền, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam. Các hoạt động được thiết kế để tăng cường giao lưu, học hỏi giữa các hệ phái Phật giáo trong và ngoài nước. Một nền tảng online triển lãm sẽ được xây dựng để quảng bá các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo.
Các hoạt động văn hóa trước Đại lễ Vesak 2025 bao gồm: Sáng tác và thi tuyển các chương trình nghệ thuật như âm nhạc, phim, nhạc kịch, thơ đối, với các buổi biểu diễn tại các địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM; Các chương trình nghệ thuật đặc sắc, biểu diễn vở nhạc kịch về cuộc đời Đức Phật và các sự kiện văn hóa Phật giáo.
Các đề án văn hóa Phật giáo Vesak 2025 gồm 7 đề án chính như Triển lãm văn hóa Phật giáo, Hội chợ văn hóa Phật giáo, tổ chức các hoạt động nghệ thuật, giao lưu quốc tế, và quà tặng Vesak. Đồng thời, có 5 tiểu ban phụ trợ giúp hỗ trợ các hoạt động, bao gồm tiểu ban tài chính, phiên dịch, bảo trợ nghệ thuật, hậu cần, và quay phim, chụp ảnh.
Kịch bản và lịch trình bao gồm các hoạt động từ ngày 3 đến ngày 8 tháng 5 năm 2025, như khai mạc triển lãm, các chương trình nghệ thuật quốc tế, và lễ hội hoa đăng. Cuối cùng, các tặng phẩm cho đại biểu gồm logo biểu tượng Vesak, sách và phim về di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam, cùng các sản phẩm khác để giới thiệu đến đại biểu quốc tế.
Sau đây là một số hình ảnh được ghi nhận:
Tịnh Minh
Ban Văn hóa Trung ương
Phân ban Truyền thông
Kế hoạch tổ chức các chương trình văn hóa Phật giáo chào mừng Đại lễ Vesak 2025 bao gồm các mục tiêu chính và yêu cầu thực hiện các hoạt động văn hóa hướng đến việc tuyên truyền, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam. Các hoạt động được thiết kế để tăng cường giao lưu, học hỏi giữa các hệ phái Phật giáo trong và ngoài nước. Một nền tảng online triển lãm sẽ được xây dựng để quảng bá các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo.
Các hoạt động văn hóa trước Đại lễ Vesak 2025 bao gồm: Sáng tác và thi tuyển các chương trình nghệ thuật như âm nhạc, phim, nhạc kịch, thơ đối, với các buổi biểu diễn tại các địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM; Các chương trình nghệ thuật đặc sắc, biểu diễn vở nhạc kịch về cuộc đời Đức Phật và các sự kiện văn hóa Phật giáo.
Các đề án văn hóa Phật giáo Vesak 2025 gồm 7 đề án chính như Triển lãm văn hóa Phật giáo, Hội chợ văn hóa Phật giáo, tổ chức các hoạt động nghệ thuật, giao lưu quốc tế, và quà tặng Vesak. Đồng thời, có 5 tiểu ban phụ trợ giúp hỗ trợ các hoạt động, bao gồm tiểu ban tài chính, phiên dịch, bảo trợ nghệ thuật, hậu cần, và quay phim, chụp ảnh.
Kịch bản và lịch trình bao gồm các hoạt động từ ngày 3 đến ngày 8 tháng 5 năm 2025, như khai mạc triển lãm, các chương trình nghệ thuật quốc tế, và lễ hội hoa đăng. Cuối cùng, các tặng phẩm cho đại biểu gồm logo biểu tượng Vesak, sách và phim về di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam, cùng các sản phẩm khác để giới thiệu đến đại biểu quốc tế.
Sau đây là một số hình ảnh được ghi nhận:
Tịnh Minh
Ban Văn hóa Trung ương
Phân ban Truyền thông