Bình Dương: Khai mạc khóa Bồi dưỡng trụ trì và Nghiệp vụ hành chính
Đến chứng minh buổi lễ có HT.Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT.Thích Thiện Pháp - Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS kiêm Trưởng ban Tăng sự T.Ư GHPGVN, HT.Thích Thiện Đức - Phó Trưởng ban Kiểm soát T.Ư GHPGVN; TT.Thích Thiện Thống - Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng 2 T.Ư GHPGVN cùng Chư tôn đức toàn BTS Phật giáo tỉnh, Chư tôn đức Trưởng ban 9 huyện thị thành và trên 700 tăng, ni trong đó 300 tăng, ni dự khóa học Bồi dưỡng trụ trì, gần 400 Chư tôn đức là hành giả an cư.
Về phía chính quyền có ông Trần Đức Thịnh - Trưởng ban Tôn giáo tỉnh; ông Đặng Nhơn Ái - Ủy viên Thường trực MTTQVN tỉnh Bình Dương.
Sau lời phát biểu khai mạc của TT.Thích Huệ Thông - Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương, Trưởng BTC là phần báo cáo công tác tổ chức khóa Bồi dưỡng trụ trì của Ban Thư ký, đồng thời thông qua thời khóa biểu và nội quy khóa học từ ngày 30/06/2015 - 06/07/2015.
Ông Trần Đức Thịnh - Trưởng BTG tỉnh có lời phát biểu chân tình, đánh giá cao hoạt động phật sự của Phật giáo tỉnh Bình Dương, ghi nhận những đóng góp qúy báu của BTS Phật giáo tỉnh-huyện-thị-thành, đặc biệt các vị trụ trì của 185 cơ sở thờ tự hợp pháp. Theo ông cho hay hiện nay toàn tỉnh Bình Dương có 293 cơ sở tôn giáo, trong đó Phật giáo chiếm 185 cơ sở và ông cũng cho hay sắp tới sẽ có thêm 3 cơ sở mới được thành lập, tăng tỉ số tự viện lên 188 cơ sở, ông cho rằng tăng ni Phật giáo Bình Dương sẽ góp phần rất lớn cho sự ổn định phát triển đặc biệt đối với công tác tôn giáo.
Chứng minh buổi lễ khai mạc Hòa thượng Chủ tịch HĐTS đã có đạo từ cao qúy đến toàn thể tăng ni tỉnh, hiện diện là 1000 tăng ni và phật tử. Hòa thượng đánh giá và ghi nhận công đức của Phật giáo Sông Bé từ ngày thành lập 1983 đến nay trải qua 8 lần Đại hội, xây dựng nền tảng ban đầu là Trưởng lão HT.Thích Trí Tấn, đến năm 1995 Hòa Thượng Trí Tấn viên tịch, HT.Thích Minh Thiện kế vị.
Giai đoạn HT.Thích Minh Thiện là giai đoạn Phật giáo tỉnh từng bước ổn định và phát triển, đến năm 2011 thuận thế vô thường HT.Thích Minh Thiện viên tịch, thừa kế trọng trách TT.Thích Huệ Thông tiếp tục điều hành phật sự của Phật giáo tỉnh Bình Dương. Có thể nói, đây là thời điểm Phật giáo tỉnh có sự phát triển vượt bậc, số tự viện lên đến gần 200 cơ sở với hơn 700 tăng ni, sinh hoạt phật sự tương đối ổn định cao, là một trong những tỉnh tiêu biểu đóng góp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển của GHPGVN.
Giai đoạn HT.Thích Minh Thiện là giai đoạn Phật giáo tỉnh từng bước ổn định và phát triển, đến năm 2011 thuận thế vô thường HT.Thích Minh Thiện viên tịch, thừa kế trọng trách TT.Thích Huệ Thông tiếp tục điều hành phật sự của Phật giáo tỉnh Bình Dương. Có thể nói, đây là thời điểm Phật giáo tỉnh có sự phát triển vượt bậc, số tự viện lên đến gần 200 cơ sở với hơn 700 tăng ni, sinh hoạt phật sự tương đối ổn định cao, là một trong những tỉnh tiêu biểu đóng góp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển của GHPGVN.
Với chủ đề: “Trụ trì và vấn đề trang nghiêm quyến thuộc”, Hòa thượng tin rằng với tinh thần đoàn kết, hòa hợp ổn định và phát triển Phật giáo Bình Dương sẽ tạo thành một quyến thuộc lớn, đầy đủ thiện duyên trong ngôi nhà Giáo hội. Từ sự trang nghiêm quyến thuộc trong tinh thần đoàn kết hòa hợp chung của ngôi nhà Phật giáo sẽ tạo thành mối liên hệ mật thiết hữu cơ trên 5 lĩnh vực:
1. Tự tính quyến thuộc (quan hệ về mặt bản thể),
2. Hành nghiệp quyến thuộc (quan hệ về mặt hành động),
3. Thệ nguyện quyến thuộc (quan hệ về mặt ước nguyện),
4. Tập hợp quyến thuộc (quan hệ về mặt ước nguyện),
5. Bồ đề quyến thuộc (quan hệ về mặt trí tuệ).
Tựu trung, chính các yếu tố duyên sinh và quan hệ tất yếu, hữu cơ ấy mà tất cả chúng ta mới hoàn thành Phật sự, hoàn thành sự nghiệp độ sanh, hoằng dương chính pháp, lợi lạc quần sinh, tốt đời đẹp đạo.
1. Tự tính quyến thuộc (quan hệ về mặt bản thể),
2. Hành nghiệp quyến thuộc (quan hệ về mặt hành động),
3. Thệ nguyện quyến thuộc (quan hệ về mặt ước nguyện),
4. Tập hợp quyến thuộc (quan hệ về mặt ước nguyện),
5. Bồ đề quyến thuộc (quan hệ về mặt trí tuệ).
Tựu trung, chính các yếu tố duyên sinh và quan hệ tất yếu, hữu cơ ấy mà tất cả chúng ta mới hoàn thành Phật sự, hoàn thành sự nghiệp độ sanh, hoằng dương chính pháp, lợi lạc quần sinh, tốt đời đẹp đạo.
Sau cùng, Hòa thượng mong muốn tất cả tăng ni chúng ta sẽ là trụ trì trong tinh thần quyến thuộc của Phật giáo, để từ đây chúng ta cùng nhau góp phần trang nghiêm Giáo hội, đưa cõi ta bà này trở thành quốc độ cực lạc an vui, để nhân loại luôn sống trong yêu thương, an lạc và hạnh phúc.
Lời cảm tạ của TT. Thích Huệ Thông đã kết thúc buổi khai mạc sáng hôm nay trong niềm hoan hỷ thành tựu.
Thừa ủy nhiệm của Hòa thượng Chủ tịch HĐTS, TT.Thích Thiện Thống chia sẻ bài giảng với chủ đề “Hóa giải xung đột trong quản lí”, Thượng tọa đã nêu rõ nhiều nguyên nhân dẫn đến xung đột, mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại, đặt biệt là mâu thuẫn xuất phát nội tâm, do không hóa giải được nội tâm nên đã dẫn đến mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng, và phương thức giải quyết xung đột đó là sự chuyển hóa xung đột từ nơi nội tâm, và thực hiện phương thức sống hòa hợp, ứng xử một cách ái ngữ để đẩy lùi sự xung đột một cách hữu hiệu nhất.
Buổi chiều cùng ngày, chia sẻ các thông tin về Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 về việc Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo và Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/03/2013 của Bộ Nội vụ ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tín ngưỡng, Tôn giáo, do ông Trần Đức Thịnh - Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng BTG tỉnh trình bày. Có thể nói, buổi chia sẽ này rất có ích đối với tăng, ni hiện đang là trụ trì và trong tương lai là trụ trì, thông qua buổi chia sẻ đã giúp cho tăng, ni hiểu thêm về một số vấn đề Pháp luật, hành chính cũng như các pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo để hoàn thành tốt sứ mạng trụ trì của mình và hướng dẫn đồng bào phật tử thực thi tốt vai trò của một phật tử thuần thành và là một công dân tốt cho xã hội.
Nhật Minh - Sương Mai
Nhật Minh - Sương Mai