HT.Thích Thiện Pháp nói về việc chọn nhân sự lãnh đạo Giáo hội
Trả lời về các điểm mới, tiêu chí, phân bổ nhân sự, số lượng suy tôn vào Hội đồng Chứng minh (HĐCM), suy cử Hội đồng Trị sự (HĐTS), HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS kiêm Trưởng ban Tăng sự T.Ư; Trưởng ban Nhân sự Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, cho biết:
Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2017-2022) sẽ suy tôn bổ sung chư vị giáo phẩm thành viên HĐCM GHPGVN. Việc suy tôn chư tôn đức giáo phẩm tham gia HĐCM tại Đại hội VIII được căn cứ theo Điều 12, Chương IV, Hiến chương GHPGVN (tu chỉnh lần thứ 5). Thành viên HĐCM tại Đại hội VIII gồm: Chư tôn đức giáo phẩm thành viên HĐCM đang tại vị và chư tôn đức do Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư và các hệ phái Phật giáo giới thiệu.
Ban Nhân sự Đại hội VIII sẽ chọn thành viên HĐTS GHPGVN theo các tiêu chuẩn để HĐTS khóa VIII phải thật sự là một tập thể đoàn kết, hòa hợp, vững mạnh trong điều hành Phật sự; Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, kiên định theo phương châm hoạt động của GHPGVN: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội. Do đó, công tác nhân sự cần đảm bảo tính kế thừa và phát triển liên tục. Vì thế, xây dựng khung nhân sự nhiệm kỳ VIII, Giáo hội luôn quan tâm đến các yếu tố:
1. Nâng cao hiệu quả điều hành, năng lực hoạch định kế hoạch và chuyên môn hóa hoạt động Phật sự của các ban, viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
2. Chú trọng tới sự ổn định của Giáo hội, mang tính kế thừa và dựa trên cơ sở ba thế hệ: chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức theo tỷ lệ hợp lý trong tổng số ủy viên;
3. Quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ nhân sự trẻ để đảm bảo nguồn nhân sự kế cận cho các nhiệm kỳ tiếp theo, ưu tiên cho những nhân sự trẻ có năng lực làm việc tốt, tâm huyết, trình độ và phạm hạnh.
Việc giới thiệu nhân sự, trước hết Ban Nhân sự dựa trên cơ sở kế thừa quy hoạch nhân sự HĐTS khóa VII, kế thừa các chức danh lãnh đạo chủ chốt của HĐTS khóa VII có tính tới các nhiệm kỳ tiếp theo; dựa trên cơ sở quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt và kết quả suy cử tân Ban Trị sự của Đại hội GHPGVN tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2017-2022.
Nhân sự nhiệm kỳ VIII được xây dựng trên cơ sở uy tín, phẩm chất, lối sống đạo hạnh, năng lực làm việc, trình độ chuyên môn; tính kỷ cương, kỷ luật và ý thức trách nhiệm, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, đề cao trách nhiệm cá nhân. Cơ cấu nhân sự nhiệm kỳ VIII được tiến hành đúng theo quy định của Hiến chương và đề án nhân sự đã được Ban Thường trực HĐTS thông qua.
Theo dự kiến sơ bộ của Ban Nhân sự và đề án nhân sự, số lượng ủy viên HĐTS khóa VIII sẽ được cân nhắc cẩn trọng, hài hòa giữa các khu vực trong cả nước, của các hệ phái thành viên. Số lượng nhân sự tham gia HĐTS nhiệm kỳ VIII sẽ được tiếp tục thảo luận trong phiên họp sắp tới. Một số tỉnh khu vực miền núi phía Bắc mới thành lập Ban Trị sự và nhất là các Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài cũng được Giáo hội quan tâm. Bên cạnh đó, số lượng Ni giới và Cư sĩ tham gia trong HĐTS nhiệm kỳ VIII cũng được tính toán để tạo sự cân đối và hài hòa của bộ máy Giáo hội.
Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2017-2022) sẽ suy tôn bổ sung chư vị giáo phẩm thành viên HĐCM GHPGVN. Việc suy tôn chư tôn đức giáo phẩm tham gia HĐCM tại Đại hội VIII được căn cứ theo Điều 12, Chương IV, Hiến chương GHPGVN (tu chỉnh lần thứ 5). Thành viên HĐCM tại Đại hội VIII gồm: Chư tôn đức giáo phẩm thành viên HĐCM đang tại vị và chư tôn đức do Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư và các hệ phái Phật giáo giới thiệu.
Ban Nhân sự Đại hội VIII sẽ chọn thành viên HĐTS GHPGVN theo các tiêu chuẩn để HĐTS khóa VIII phải thật sự là một tập thể đoàn kết, hòa hợp, vững mạnh trong điều hành Phật sự; Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, kiên định theo phương châm hoạt động của GHPGVN: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội. Do đó, công tác nhân sự cần đảm bảo tính kế thừa và phát triển liên tục. Vì thế, xây dựng khung nhân sự nhiệm kỳ VIII, Giáo hội luôn quan tâm đến các yếu tố:
1. Nâng cao hiệu quả điều hành, năng lực hoạch định kế hoạch và chuyên môn hóa hoạt động Phật sự của các ban, viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
2. Chú trọng tới sự ổn định của Giáo hội, mang tính kế thừa và dựa trên cơ sở ba thế hệ: chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức theo tỷ lệ hợp lý trong tổng số ủy viên;
3. Quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ nhân sự trẻ để đảm bảo nguồn nhân sự kế cận cho các nhiệm kỳ tiếp theo, ưu tiên cho những nhân sự trẻ có năng lực làm việc tốt, tâm huyết, trình độ và phạm hạnh.
Theo đề án nhân sự đã được Ban Thường trực HĐTS GHPGVN thông qua, dự kiến số lượng ủy viên HĐTS khóa VIII (nhiệm kỳ 2017-2022) là 270 ủy viên, trong đó có 225 ủy viên chính thức và 45 ủy viên dự khuyết. |
Nhân sự nhiệm kỳ VIII được xây dựng trên cơ sở uy tín, phẩm chất, lối sống đạo hạnh, năng lực làm việc, trình độ chuyên môn; tính kỷ cương, kỷ luật và ý thức trách nhiệm, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, đề cao trách nhiệm cá nhân. Cơ cấu nhân sự nhiệm kỳ VIII được tiến hành đúng theo quy định của Hiến chương và đề án nhân sự đã được Ban Thường trực HĐTS thông qua.
Theo dự kiến sơ bộ của Ban Nhân sự và đề án nhân sự, số lượng ủy viên HĐTS khóa VIII sẽ được cân nhắc cẩn trọng, hài hòa giữa các khu vực trong cả nước, của các hệ phái thành viên. Số lượng nhân sự tham gia HĐTS nhiệm kỳ VIII sẽ được tiếp tục thảo luận trong phiên họp sắp tới. Một số tỉnh khu vực miền núi phía Bắc mới thành lập Ban Trị sự và nhất là các Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài cũng được Giáo hội quan tâm. Bên cạnh đó, số lượng Ni giới và Cư sĩ tham gia trong HĐTS nhiệm kỳ VIII cũng được tính toán để tạo sự cân đối và hài hòa của bộ máy Giáo hội.