Lễ khai mạc triển lãm, Hội thảo khoa học Phát huy tinh thần và biểu tượng Phật giáo qua sản phẩm Làng nghề truyền thống Việt Nam
Sáng hôm nay ngày 10/11/2020 tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội diễn ra Lễ khai mạc triển lãm, khai mạc Hôi thảo khoa học “ Phát huy tinh thần và biểu tượng Phật giáo qua sản phẩm Làng nghề truyền thống Việt Nam”.
Đến tham dự và chứng minh Lễ khai mạc, về phía Giáo hội, chúng con được hân hạnh cung đón sự quang lâm của HT.TS. Thích Thanh Nhiễu: PCT TT HĐTS; TT.TS. Thích Đức Thiện: Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký HĐTS, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Trung ương; TT.TS. Thích Thọ Lạc: Ủy viên Thư ký HĐTS; Trưởng ban Văn hóa Trung ương; TT.TS. Thích Thanh Huân: Ủy viên thư ký HĐTS, phó VP1; HT.TS. Thích Hải Ấn: Ủy viên TT HĐTS, Phó trưởng ban thường trực Ban Văn hóa Trung ương, viện trưởng học viện PGVN tại TP Huế ; HT Thích Quang Nhuận – Phó trưởng ban Văn hóa Trung ương; TT.TS. Thích Minh Nhẫn: Ủy viên Thường trực HĐTS, phó thường trực kiêm tổng thư ký tạp chí văn hóa Phật giáo; TT.TS. Thích Nhật Từ: Ủy viên HĐTS, phó viện trưởng thường trực Học viện PG VN tại TPHCM; TT.TS. Thích Nguyên Thành: Ủy viên HĐTS, phó viện trưởng học viện PGVN tại Huế; TT. Thích Phước Nghiêm: Ủy viên HĐTS, PTB thường trực – Ban Hướng dẫn Phật tử TW; TT. TS. Thích Phước Đạt: UVHĐTS Phó viện trưởng HVPG Việt Nam tại TP HCM; TT.Thích Minh Tiến: Ủy viên HĐTS, Phó trưởng ban văn hóa Trung ương.
Về phía các cơ quan chức năng, chúng tôi hân hạnh được chào đón sự hiện diện của các vị khách quý: Ông Ngô Sách Thực: Phó chủ tịch UBTW Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Ông Lê Doãn Hợp: nguyên Bộ trưởng bộ thông tin truyền thông; TS. Thang Văn Phúc- Nguyên Thứ trưởng bộ nội vụ; Ông Bùi Hữu Dược: nguyên Vụ trưởng Vụ Tôn giáo – Ban Tôn giáo Chính Phủ; Ông Nguyễn Phúc Nguyên - Vụ trưởng – vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ; Ông Mai Phan Dũng- Vụ trưởng Vụ ngoại giao văn hóa và UNESCO- Bộ Ngoại giao; Ông Vũ Ngọc Trừu – Phó phòng A02 – Bộ công an; Bà Phạm Bảo Khánh- Phó trưởng ban tôn giáo TP Hà Nội; PGS.TS Đặng Văn Bài: PCT Hội đồng di sản văn hóa quốc gia ; PGS.TS Chu Văn Tuấn: Viện trưởng viện nghiên cứu tôn giáo, thuộc viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam; TS Nguyễn Văn Đoàn: GĐ Bảo tàng lịch sử quốc gia; PGS.TS. Ông Lưu Duy Dần; chủ tịch hiệp hội làng nghề Việt Nam; BS TS Nguyễn Thu Giang- Phó viện trưởng viện trưởng viện sức khỏe cộng đồng, GĐ quỹ vòng tay nhân ái; Ông Đặng Huy Tuân- Phó viện trưởng thường trực, viện độc bản Việt Nam; ThS. Nông Quốc Thành: Phó cục trưởng Cục Di sản Văn hóa Bộ Văn hóa TT và Du lịch; Đại tá PGS.TS Trần Văn Luyện – PCT Hội đồng họ Trần Việt Nam; Ông Trần Trung Hiếu – PGD phụ trách Sở Du lịch HN; Ông Cấn Việt Anh – PCT Liên hiệp các tổ cức hữu nghị HN; Bà Trần Thị Thúy Lan – PTB quản lý phố cổ HN; Bà Trần Thị Nga – Chủ tịch UBND Phường Hàng Buồm cùng chư tôn đức Tăng, Ni, chư vị khách quý, quý vị đại biểu, các hội làng nghề, các nghệ nhân, thợ giỏi, các đơn vị đồng hành, các phóng viên báo chí và Phật tử gần xa cùng về tham dự sự kiện.
Trong diễn văn khai mạc, Hòa Thượng Thích Hải Ấn - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam có đoạn viết: “Trong suốt quá trình du nhập, tiếp nhận và phát triển ở Việt Nam, Phật giáo đã góp phần quan trọng cho công cuộc giữ nước và dựng nước, đồng thời, Phật giáo đã kiến tạo và khẳng định hệ giá trị đạo đức và bản sắc văn hoá của dân tộc. Từ những triết lý sử dụng trong đời sống, sự bảo tồn và xây mới các công trình Phật giáo, đến nhiều sản phẩm tiêu dùng hàng ngày đều thể hiện phần nào tinh thần và biểu tượng Phật giáo”.
Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều làng nghề truyền thống (gốm, sứ, tranh, tượng, điêu khắc, mây tre đan, thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là những làng nghề truyền thống sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo...). Đó là một trong những phương thức có thể phát huy mạnh mẽ tinh thần và các giá trị Phật giáo để từ đó góp phần lan toả giá trị, tinh thần, nét đẹp, biểu tượng Phật giáo trong đời sống xã hội, đồng thời tạo nền tảng, thúc đẩy hoạt động nhằm đổi mới hoạt động, đa dạng hoá và gia tăng giá trị sản phẩm cho các làng nghề truyền thống ở Việt Nam hiện nay.
Những sản phẩm làng nghề tham gia Triển lãm lần này không nhiều nhưng đều là những sản phẩm tiêu biểu, và mang những thông điệp rất ý nghĩa bởi đó đều là các sản phẩm chứa đựng tâm huyết của những nghệ nhân “tâm sáng - tài cao” từ các làng nghề bao đời “giữ lấy tinh hoa”. Các sản phẩm được giới thiệu trong Triển lãm là kết quả của sự góp công, góp sức của nhiều người - từ những Chư tôn đức, quý Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức, Tăng ni Phật tử tới nhà thư pháp cao niên, những trí thức trẻ…
Lễ khai mạc Triển lãm được tổ chức tại Trung tâm giao lưu văn hoá phố cổ Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước; là nơi tụ hội và lan toả, kết nối và giao lưu văn hoá trong và ngoài nước, cũng là thể hiện sự mong muốn những sản phẩm làng nghề mang tinh thần và biểu tượng Phật giáo, từ đây sẽ tiếp tục lan tỏa rộng khắp. Đặc biệt, được sự quan tâm, phối hợp tổ chức và ủng hộ bởi quý vị lãnh đạo, các Bộ, ban, ngành Trung ương, các cơ quan, Ban, ngành của Thành phố Hà Nội, quận Hoàn Kiếm, Phường Hàng Buồm, Ban quản lý Phố cổ, Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi, cùng chung tay góp sức để sự kiện khai mạc Triển lãm của Ban Văn hóa Trung ương ngày hôm nay được bước đầu thành công tốt đẹp.
Những cột pháo hoa tung bay rực rỡ trên bầu trời Hà Nội, lễ cắt băng khánh thành vô cùng trang nghiêm, long trọng đã kết thúc cho Lễ khai mạc triển lãm sáng hôm nay, trong niềm hân hoan của quý chư tôn thiền đức Tăng, Ni, trên những gương mặt sáng tươi của quý vị quan khách, quý vị Phật tử, Hà Nội vào thu đẹp đến say lòng người, và còn tuyệt vời hơn nữa khi tận mắt chúng con cảm nhận một điều thiêng liêng, cao quý rằng mạng mạch của Phật pháp mãi được trường tồn !
Văn hóa Phật giáo Việt nam
Đến tham dự và chứng minh Lễ khai mạc, về phía Giáo hội, chúng con được hân hạnh cung đón sự quang lâm của HT.TS. Thích Thanh Nhiễu: PCT TT HĐTS; TT.TS. Thích Đức Thiện: Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký HĐTS, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Trung ương; TT.TS. Thích Thọ Lạc: Ủy viên Thư ký HĐTS; Trưởng ban Văn hóa Trung ương; TT.TS. Thích Thanh Huân: Ủy viên thư ký HĐTS, phó VP1; HT.TS. Thích Hải Ấn: Ủy viên TT HĐTS, Phó trưởng ban thường trực Ban Văn hóa Trung ương, viện trưởng học viện PGVN tại TP Huế ; HT Thích Quang Nhuận – Phó trưởng ban Văn hóa Trung ương; TT.TS. Thích Minh Nhẫn: Ủy viên Thường trực HĐTS, phó thường trực kiêm tổng thư ký tạp chí văn hóa Phật giáo; TT.TS. Thích Nhật Từ: Ủy viên HĐTS, phó viện trưởng thường trực Học viện PG VN tại TPHCM; TT.TS. Thích Nguyên Thành: Ủy viên HĐTS, phó viện trưởng học viện PGVN tại Huế; TT. Thích Phước Nghiêm: Ủy viên HĐTS, PTB thường trực – Ban Hướng dẫn Phật tử TW; TT. TS. Thích Phước Đạt: UVHĐTS Phó viện trưởng HVPG Việt Nam tại TP HCM; TT.Thích Minh Tiến: Ủy viên HĐTS, Phó trưởng ban văn hóa Trung ương.
Về phía các cơ quan chức năng, chúng tôi hân hạnh được chào đón sự hiện diện của các vị khách quý: Ông Ngô Sách Thực: Phó chủ tịch UBTW Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Ông Lê Doãn Hợp: nguyên Bộ trưởng bộ thông tin truyền thông; TS. Thang Văn Phúc- Nguyên Thứ trưởng bộ nội vụ; Ông Bùi Hữu Dược: nguyên Vụ trưởng Vụ Tôn giáo – Ban Tôn giáo Chính Phủ; Ông Nguyễn Phúc Nguyên - Vụ trưởng – vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ; Ông Mai Phan Dũng- Vụ trưởng Vụ ngoại giao văn hóa và UNESCO- Bộ Ngoại giao; Ông Vũ Ngọc Trừu – Phó phòng A02 – Bộ công an; Bà Phạm Bảo Khánh- Phó trưởng ban tôn giáo TP Hà Nội; PGS.TS Đặng Văn Bài: PCT Hội đồng di sản văn hóa quốc gia ; PGS.TS Chu Văn Tuấn: Viện trưởng viện nghiên cứu tôn giáo, thuộc viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam; TS Nguyễn Văn Đoàn: GĐ Bảo tàng lịch sử quốc gia; PGS.TS. Ông Lưu Duy Dần; chủ tịch hiệp hội làng nghề Việt Nam; BS TS Nguyễn Thu Giang- Phó viện trưởng viện trưởng viện sức khỏe cộng đồng, GĐ quỹ vòng tay nhân ái; Ông Đặng Huy Tuân- Phó viện trưởng thường trực, viện độc bản Việt Nam; ThS. Nông Quốc Thành: Phó cục trưởng Cục Di sản Văn hóa Bộ Văn hóa TT và Du lịch; Đại tá PGS.TS Trần Văn Luyện – PCT Hội đồng họ Trần Việt Nam; Ông Trần Trung Hiếu – PGD phụ trách Sở Du lịch HN; Ông Cấn Việt Anh – PCT Liên hiệp các tổ cức hữu nghị HN; Bà Trần Thị Thúy Lan – PTB quản lý phố cổ HN; Bà Trần Thị Nga – Chủ tịch UBND Phường Hàng Buồm cùng chư tôn đức Tăng, Ni, chư vị khách quý, quý vị đại biểu, các hội làng nghề, các nghệ nhân, thợ giỏi, các đơn vị đồng hành, các phóng viên báo chí và Phật tử gần xa cùng về tham dự sự kiện.
Trong diễn văn khai mạc, Hòa Thượng Thích Hải Ấn - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam có đoạn viết: “Trong suốt quá trình du nhập, tiếp nhận và phát triển ở Việt Nam, Phật giáo đã góp phần quan trọng cho công cuộc giữ nước và dựng nước, đồng thời, Phật giáo đã kiến tạo và khẳng định hệ giá trị đạo đức và bản sắc văn hoá của dân tộc. Từ những triết lý sử dụng trong đời sống, sự bảo tồn và xây mới các công trình Phật giáo, đến nhiều sản phẩm tiêu dùng hàng ngày đều thể hiện phần nào tinh thần và biểu tượng Phật giáo”.
Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều làng nghề truyền thống (gốm, sứ, tranh, tượng, điêu khắc, mây tre đan, thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là những làng nghề truyền thống sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo...). Đó là một trong những phương thức có thể phát huy mạnh mẽ tinh thần và các giá trị Phật giáo để từ đó góp phần lan toả giá trị, tinh thần, nét đẹp, biểu tượng Phật giáo trong đời sống xã hội, đồng thời tạo nền tảng, thúc đẩy hoạt động nhằm đổi mới hoạt động, đa dạng hoá và gia tăng giá trị sản phẩm cho các làng nghề truyền thống ở Việt Nam hiện nay.
Những sản phẩm làng nghề tham gia Triển lãm lần này không nhiều nhưng đều là những sản phẩm tiêu biểu, và mang những thông điệp rất ý nghĩa bởi đó đều là các sản phẩm chứa đựng tâm huyết của những nghệ nhân “tâm sáng - tài cao” từ các làng nghề bao đời “giữ lấy tinh hoa”. Các sản phẩm được giới thiệu trong Triển lãm là kết quả của sự góp công, góp sức của nhiều người - từ những Chư tôn đức, quý Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức, Tăng ni Phật tử tới nhà thư pháp cao niên, những trí thức trẻ…
Lễ khai mạc Triển lãm được tổ chức tại Trung tâm giao lưu văn hoá phố cổ Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước; là nơi tụ hội và lan toả, kết nối và giao lưu văn hoá trong và ngoài nước, cũng là thể hiện sự mong muốn những sản phẩm làng nghề mang tinh thần và biểu tượng Phật giáo, từ đây sẽ tiếp tục lan tỏa rộng khắp. Đặc biệt, được sự quan tâm, phối hợp tổ chức và ủng hộ bởi quý vị lãnh đạo, các Bộ, ban, ngành Trung ương, các cơ quan, Ban, ngành của Thành phố Hà Nội, quận Hoàn Kiếm, Phường Hàng Buồm, Ban quản lý Phố cổ, Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi, cùng chung tay góp sức để sự kiện khai mạc Triển lãm của Ban Văn hóa Trung ương ngày hôm nay được bước đầu thành công tốt đẹp.
Những cột pháo hoa tung bay rực rỡ trên bầu trời Hà Nội, lễ cắt băng khánh thành vô cùng trang nghiêm, long trọng đã kết thúc cho Lễ khai mạc triển lãm sáng hôm nay, trong niềm hân hoan của quý chư tôn thiền đức Tăng, Ni, trên những gương mặt sáng tươi của quý vị quan khách, quý vị Phật tử, Hà Nội vào thu đẹp đến say lòng người, và còn tuyệt vời hơn nữa khi tận mắt chúng con cảm nhận một điều thiêng liêng, cao quý rằng mạng mạch của Phật pháp mãi được trường tồn !
Văn hóa Phật giáo Việt nam