Phỏng vấn phó trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Năm 2014, Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội phật giáo Việt Nam đã hoành thành chức năng, nhiệm vụ của mình, có nhiều ý tưởng, sáng kiến nhằm nâng cao giá trị văn hóa Phật giáo, đúng với tinh thần và Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề ra. Để phát huy hơn nữa vai trò của mình, năm 2015, Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam dự kiến triển khai nhiều nhiệm vụ, trong đó có 4 đề án lớn nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Phật giáo. Phóng viên Đài TNVN đã phỏng vấn Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Phó trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam về 4 đề án này:
PV: Thưa Thượng tọa, năm 2015 là năm mà Ban văn hóa đặt ra rất nhiều việc cụ thể. Đó là 4 dự án lớn ảnh hưởng sâu rộng đến Phật giáo của Việt Nam nói chung. Vậy 4 đề án này sẽ được thực hiện như thế nào?
Nhiệm kỳ 2015 của Ban Văn hóa Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề ra có rất nhiều nội dung quan trọng. Trong đó có 4 đề án quan trọng nhất đó là trong 2015 sẽ được thực hiện đó là : Trang phục đặc trưng của Phật giáo Việt Nam, kiến trúc đặc trung của Phật giáo Việt Nam, ngôn ngữ đặc trưng của Phật giáo Việt Nam và di sản Phật giáo Việt Nam. Đây là 4 đề tài hết sức quan trọng không chỉ là Phật giáo mà là của cả dân tộc. Với vai trò của Ban văn hóa Trung Ương giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng trị sự giao nhiệm vụ thì năm 2015 chúng tôi sẽ từng bước triển khai các mục tiêu mà mình đưa ra đối với 4 đề án này. Trước nhất, quý 1 chúng tôi hoàn thiện các kế hoạch, trình khảo và trình với Hội đồng Nghị sự để phê duyệt cái đề án này. Để khi mà có phê duyệt của đề án này rồi thì chúng tôi sẽ triển khai. Dự kiến là quý 2 chúng tôi sẽ làm việc trực tiếp. Tức là trong giai đoạn này chúng tôi sẽ hoàn tất những các thủ tục về mặt tìm ra đối tượng hợp tác, đi khảo sát thực địa và sau đó xây dựng một tiến độ, tiến trình và quy trình mình triển khai dự án này. Đến quý 2 là bắt tay vào làm việc cùng với các đối tác của mình.
PV: 4 đề án nhận được sự ủng hộ như thế nào từ các chuyên gia thưa Thượng tọa?
Trong hội nghị hôm nay thì rất là vui mừng được đón nhận sự chia sẻ cũng như là những hứa hẹn đồng hành phối hộ với Ban văn hóa Trung Ương hoàn thiện cái dự án này. Bên Hiệp hội dệt may hứa sẽ liên kết phối hợp với đề án về trang phục Phật giáo Việt Nam. Hội kiến trúc sư Vệt Nam và trường Đại học Kiến trúc Hà Nội hứa hẹn sẽ đồng hành cùng đề án của kiến trúc Phật giáo Việt Nam và Viện Hán Nôm cũng như là Viện Ngôn ngữ học hứa hẹn sẽ cùng bên phía ngôn ngữ Phật giáo để triển khai các bước tiếp theo. Bên Hội di sản cũng đã phối hợp liên kết với bên đề án di sản của Phật giáo. Chúng tôi sẽ có cái thông báo đến Hội đồng Trị sự đến các bộ ban ngành Trung Ương cùng các đối tác là chúng ta đã thống nhất 1 cái chủ chương, định hướng để thực hiện cái việc này để cho bước tiếp theo được triển khai tốt đẹp. Sau khi có thông báo đó chúng tôi sẽ đăng ký làm việc trực tiếp với các đối tác của mình để xây dựng đề án này và có thể triển khai trong quý 1.
PV: Vậy nguyên nhân từ đâu mà Ban văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam lại đặt ra 4 đề án này thưa Thượng tọa?
Có lẽ là mỗi một Quốc gia có 1 đặc trung riêng về trang phục cũng như về kiến trúc, về ngôn ngữ và về di sản. phật giáo Tây Tạng có đặc trưng riêng, Phật giáo Thái Lan, Phật giáo Nam truyền có đặc trưng riêng, Phật giáo Bắc truyền có đặc trưng riêng, Hàn Quốc có đặc trung riêng... nói cung là các nước khi mà có Phật giáo đến thì họ có trang phục cũng như kiến trúc và ngôn ngữ riêng của họ. Phật giáo Việt Nam cũng vậy, chúng ta cũng cần phải có đặc trung riêng của mình. Phật giáo là 1 nhưng khi Phật giáo truyền đến quốc gia nào thì nó cũng mang nét riêng nó hài hòa với văn hóa của dân tộc. Vì lý do đó, nên Ban văn hóa Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần phải triển khai cái này để tìm ra cái nét riêng cho Phật giáo Việt Nam. Để khi mình hội nhập với quốc tế mà khi mình mặc trang phục của mình đi ra các diễn đàn quốc tế thì Phật giáo cũng biết ngay là sư chùa Việt Nam. Và khi người ta đến Việt Nam, người ta nhìn thấy nét kiến trức văn hóa hoặc cái ngôn ngữ thì người ta biết ngay là ngôn ngữ của Việt Nam. Đây là 1 đề tài rất khó cho nền cần phải có những nhà chuyên môn, giúp cho về mặt kỹ thuật và đây không phải là vấn đề riêng cho Phật giáo mà còn là vấn đề chung cho dân tộc mình.
Xin trân trọng cảm ơn Thượng tọa về cuộc trao đổi!
Duy Quyền